Khám phá “Huyền thoại hoa Tam giác mạch” trong lòng Thủ đô
Tại “Ngôi nhà chung”, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam lại rực rỡ vào mùa hoa Tam giác mạch đặc sản riêng của vùng đất cực Bắc để tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa đặc trưng vùng núi non và lan tỏa những nét đặc sắc của văn hóa đồng bào các dân tộc tại Ngôi nhà chung.
Du khách đến “Làng” dù lần đâu hay hay nhiều lần, cảm xúc dành cho nơi đây vẫn dạt dào, nguyên vẹn như thuở ban đầu. Bởi mỗi lần đến đây vào dịp này, vẻ đẹp mê đắm của thung lũng hoa Tam Giác Mạch (TGM), đồng loạt ngả màu hồng phấn cứ cuốn lữ khách trôi miên man đi giữa cơn mộng đẹp. Nơi ấy, từng cơn gió mát lạnh mang theo hương hoa ngan ngát khiến những tâm hồn bay bổng được chắp cánh đến tận mây xanh.
Loài hoa TGM mang trong mình một sự tích huyền thoại, tô điểm một sắc hồng ấm áp, như mời gọi những kẻ lữ hành tới chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp đến say đắm lòng người. TGM là loài hoa có cái tên kỳ lạ gắn với một sự tích cũng lạ kỳ không kém. Ngày xửa ngày xưa có nàng tiên vén mây nhìn xuống hạ giới thấy cảnh tượng vô cùng xinh đẹp: Núi chồng núi, đá chống đá, mây len vào ven núi, đá đội mây lên trời, màu xanh của lá, màu trắng của mây quyện hòa vào nhau.
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người lấy hạt về ăn. Khi hạt ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ấm bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn.
Nhiều ngày trôi qua, nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì để có thể làm no cái bụng. Một hôm thoảng bay trong gió mùi hương là lạ từ trước đến giờ chưa ai, chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi và ai nấy đều ngỡ ngàng một rừng hoa li ti trải dài từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy có những lá hình tam giác ẩn nấp khá kín đáo ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã yên không lóc cóc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô nên gọi là mạch, lá có hình tam giác và thế là nó có tên TGM.
Với sự phối hợp giữa Ban Quản lý Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc các dân tộc tại cụm Thung lũng hoa TGM cùng tới với loài hoa tam giác mạch – loài “hoa của đá” trong chương trình “Huyền thoại hoa TGM”. Các tiết mục được nối liền theo các phần được kết nối theo lời dẫn của câu chuyện Khau Vai và TGM từ đó tái hiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao và sắc hoa TGM.
Chị Trần Tuyết Mai (Quận Tây Hồ) chia sẻ: “Biết đến thông tin về chương trình qua báo chí, tôi đã rủ những người bạn của mình cùng lên Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tôi rất thích loài hoa Tam giác mạch, nhưng chưa có điều kiện lên Hà Giang. Thật không ngờ, giữa Thủ đô lại có cả một không gian đẹp mê hồn về loại hoa này, từ sáng đến giờ, tôi và các bạn đã lưu lại không biết bao nhiêu bức ảnh. Nhất định, tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè cùng nhiều người biết…”.
Em Trần Đức Anh đến từ Thái Nguyên hào hứng chia sẽ: “Em đã nghe rất nhiều về loài hoa Tam giác mạch nhưng chỉ nghĩ là đến Hà Giang mới được ngắm nó, không ngờ ở Hà Nội cũng có một không gian về loại hoa này. Không những thế, đến với không gian văn hóa các dân tộc Việt Nam, em còn có thể mượn những bộ trang phục dân tộc truyền thống để check – in và lưu giữ lại những bức ảnh rất là đẹp”.
Đên vơi “Ngôi nha chung” cua công đông 54 dân tôc Viêt Nam trong dip nay, du khach không chi đươc thương thưc cac tiêt muc văn nghê với các bài hát, điệu múa ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên, con người Tây Bắc; giới thiệu sản vật vùng Tây Bắc, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc… ma du khach con đươc hoa minh vao không gian tràn ngập sắc màu tím hồng của hoa TGM được trồng trải dài thành thung lũng thấp thoáng sau những nếp nhà sàn, e ấp uốn mình sau những khúc đường vòng cung, tao nên bưc tranh thiên nhiên vô cung ân tương, hấp dẫn về loài “hoa của đá”.
Một số hình ảnh về chương trình:
Video đang HOT
Hoa Tam Giác Mạch luôn mê đắm lòng người.
Lan Anh
Theo toquoc.vn
Về Huế đi chợ Đông Ba: Mê mệt trong 'thiên đường' mua sắm, ăn uống, sống ảo!
Sức hút của chợ Đông Ba không chỉ tới từ vị trí, mà phần lớn do những sản vật, món ăn, thức uống nơi này đủ đánh gục không chỉ người xa xứ mà còn cả dân xứ xa ghé một lần cho biết.
Đủ loại rau bày ở chợ
Với người xa xứ, nỗi nhớ quê bao giờ cũng hiển hiện hình ảnh cái chợ. Chợ với những hàng quán, món ăn. Chợ với hình ảnh các bà mẹ te tái xách giỏ đi tới đi lui như một ký ức khó phai. Thành ra, mỗi khi có dịp về Huế, vừa cất va li là tôi ngoắc ngay chiếc xích lô để ra chợ Đông Ba.
Lật giở mấy trang sách xưa cũ, mới nhớ ra cách đây đúng 120 năm. Lối chừng năm 1899, Đức vua Thành Thái ban lệnh cho chợ Đông Ba họp trước cửa Đông Ba. Dịch nôm lịnh vua là "đem chợ ra ngoài giại".
Cũng trong năm 1899, cầu Trường Tiền, ngay bên chợ Đông Ba, đã nên hình nên dạng. Phố Trường Tiền, chạy ngang qua Phú Văn Lâu đến chợ Đông Ba, được thành lập để đợi ngày khánh thành cây cầu dự kiến sẽ hết sức kỳ vĩ và diễm lệ của thời bấy giờ.
Món tôm chua sắp xếp đâu đó có lớp có lang
Và 120 năm qua, trải qua bao dâu bể, cho dù phố Trường Tiền đã đổi tên thành đường Trần Hưng Đạo, người dân cố cựu ở đây vẫn quen nói là "đi phố" mỗi khi có việc ra đây và ghé chợ Đông Ba.
Khi được lịnh vua ban "đem ra ngoài giại", tại một vị trí trên bến dưới thuyền, có hai cây cầu ở ngay hai đầu chợ, đã đem đến sự phồn thịnh ngoài sức tưởng tượng cho khu chợ này. Chẳng vậy, mà từ 120 năm trước, sau khi chợ Đông Ba ra đời, thì chợ Được, bên kia cầu Gia Hội, nhóm từ đời Đức vua Gia Long lần hồi đã bị dẹp bỏ vì quá đìu hiu.
Xa xứ hay xứ xa đều mê mệt
Sức hút của chợ Đông Ba không chỉ tới từ vị trí, mà phần lớn do những sản vật, món ăn, thức uống nơi này đủ đánh gục không chỉ người xa xứ mà còn cả dân xứ xa ghé một lần cho biết.
Đã đi chợ Đông Ba mà không ghé các gian hàng bán ruốc, bán tôm chua thì coi như chưa đi tới chợ. Tùy theo ruốc nêm canh hay ruốc ăn sống mà sắc tím của các thau bày hàng có độ đậm lợt khác nhau. Tôm chua cũng vậy. Có người thích ăn tôm lớn, có người thích ăn tôm nhỏ. Nhưng cho dù có lớn nhỏ cỡ nào thì các tiểu thương - vốn là dân nữ công gia chánh từ máu mà ra - cũng sắp xếp đâu đó có lớp có lang. Dạ Thư, một gái Huế xa xứ khi thấy thau tôm chua đã phải thốt lên: "Bữa ni có trò xếp vòng tròn ri nữa à. Em chưa chộ (thấy - PV) nghe". Nghi Giang, một gái Huế khác nói: "Tôm chua thời quảng bá du lịch đọ. Mấy mệ mấy o tiểu thương chợ Đông Ba chừ cũng chú ý giữ hình ảnh du lịch lắm, tuy nhiên thi thoảng độ... chua loét vẫn đâu đây. Nhưng vì mấy o, mấy mệ đất thần kinh nên có sắc sảo chút cũng đành". Nói là nói cho vui vậy thôi, chứ đi chợ Đông Ba cứ giữ đúng phong cách: đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên thì mấy o, mấy mệ ít có nói thách, luôn xởi lởi cười nói với mình.
Trong chợ Đông Ba, có một khu dân xứ xa ít quan tâm, nhưng dân xa xứ thì luôn phải ghé. Đó là khu bán... thịt heo luộc. Thịt ba chỉ, thịt đầu, lỗ tai hay dồi trường đều để nguyên khổ dài. Con dao xắt thịt bén ngót của mấy mệ cũng dài không kém. Ăn miếng gì, mấy người ăn, cứ nói, mấy mệ thái từng miếng sắc lẹm.
Sắc màu sặc sỡ nhất chợ Đông Ba phải kể tới hàng rau sau chợ, dọc theo bến sông. Mùa nào thức nấy. Mấy mẹt cá hanh, bống thệ, dìa, diếc, nâu, tôm, mực nhảy soi sói kế bên. Là người xa xứ, nên mỗi khi ra Huế là tôi lại đóng một thùng... rau dưa đem vô. Mọi người có thể nói mình cầu kỳ, làm ra vẻ. Nhưng thiệt tình là, không có rau thơm nào thơm bằng rau thơm Huế, không có kiệu nào thơm bằng kiệu Huế. Rồi thau măng, bầu, dưa hường, kiệu muối chua. Rồi bó môn ngọt cột bằng dây lạt, ốp thêm mớ lá lốt về. Rồi mấy thau vả sống, vả luộc, vả muối chua. Rồi mấy thau mít non tươi, mít non luộc...
Thiên đường mua sắm, ăn uống và sống ảo!
Thi thoảng, có người nói, chợ Đông Ba lúc này xập xệ quá. Lại có ý kiến rằng phải trùng tu xây mới lên. Trộm nghĩ, chợ thì phải... xập xệ. Cái "xập xệ" theo tiêu chí sang trọng, chói lòa của các siêu thị nó khác xa với cái "xập xệ" của chợ nói chung. Nếu đi chợ mà thỏa mãn chuyện nhìn - nhìn đâu cũng muốn mua, chuyện mua - mua gì cũng có, chuyện giao tiếp - nói chuyện chi cũng không sợ mấy bà bạn hàng... chửi, thì đối với tôi chợ Đông Ba là thiên đường! Đối với người xứ xa, mà có tâm hồn... ăn uống, mê nấu nướng, thích chụp hình sống ảo, khoái... nhiều chuyện thì chợ Đông Ba là lựa chọn số một.
Thiệt tình, muốn biết sự hưng thịnh của một vùng, muốn tìm hiểu văn hóa của một xứ, muốn hiểu tâm tính người dân địa phương, không gì bằng đi chợ. Không tin, hãy đi chợ Đông Ba một lần khi tới Huế!
Theo Thanhnien
Tiền Giang: Làng cổ Đông Hòa Hiệp nơi giao thoa văn hóa kiến trúc phương Đông và phương Tây Làng cổ Đông Hòa Hiệp nay thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, điều đặc biệt nơi đây đang lưu giữa 36 ngôi nhà cổ có kiến trúc đặc trưng khu vực Nam Bộ kết hợp với kiến trúc phương Tây, những ngôi nhà này nằm thấp thoáng dưới những vườn cây bốn mùa xanh tươi hoa trái. Làng...