Khám phá hồn đá Sa Pa
Bãi đá cổ ở Sa Pa đang mở ra cho huyện vùng cao này một lợi thế về du lịch, bởi lẽ nó luôn hấp dẫn khách tham quan đến tìm hiểu…Tôi nhớ mãi lời Hầu A Lềnh – người Mông, vị Chủ tịch huyện Sa Pa trẻ mới ngoài ba mươi tuổi, là Ủy viên dự khuyết T.Ư ảng khóa X, bộc bạch: – Thật là may mắn và hạnh phúc cho nhân dân nhiều dân tộc huyện Sa Pa vì được thừa hưởng một kho tàng vô giá về văn hóa của cha ông từ ngàn xưa để lại.
Nhưng, dù sao đi nữa, bãi đá cổ này đã và đang mở ra cho huyện Sa Pa một lợi thế về du lịch, bởi lẽ nó luôn hấp dẫn khách tham quan đến tìm hiểu…
Tiếp câu chuyện một cách sôi nổi, Bí thư Huyện ủy Sa Pa Ma Quang Tuynói giọng chắc nịch:
- Lâu nay chúng ta thường nói về bốn nghìn năm văn hiến… ó là cái mốc thời gian ghi nhận sự tồn tại những giá trị văn hóa Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Song, để hình thành nên những giá trị văn hóa của mình, nhân dân Việt Nam đã phải trải qua một quãng thời gian dài đến với văn minh, và nền văn minh ấy đã nảy sinh tại chỗ. iều này được chứng minh ngay tại mảnh đất Sa Pa, trên nhiều tảng đá, những ghi chép kia là một chứng cứ về nền văn minh bản địa, do chính bàn tay và khối óc của những người Việt cổ sáng tạo và khắc họa nên.
-Có lẽ không có nơi nào ở đất nước ta lại có nhiều đá có hồn như bãi đá cổ Mường Hoa – Sa Pa.
-Bãi đá cổ Mường Hoa chạy dài từ xã Lao Chải qua Tả Van, bản Pho đến Hầu Thào. Bãi có khoảng hơn 200 hòn, to nhất hơn 10 m, nhỏ nhất chừng 1 m. Mỗi hòn đều được chạm khắc với những nét hết sức kỳ bí, lạ thường. Do vậy mà những tảng đá này đã làm người ta cảm như đâu đó vẫn còn phập phồng hơi thở của người xưa. Và rằng, những tảng đá ấy đã ẩn chứa cả một quá khứ huy hoàng của những con người của nước Việt cổ đại. Và thế, mãi mãi nó nguyên vẹn là bãi đá cổ có hồn.
-Những hình chạm khắc ở bãi đá cổ Mường Hoa, với hàng trăm bức thư đá đó quả thực là bí ẩn gợi mở tư duy với người xem. Có bức vẽ lại cảnh ruộng nước, với những thửa ruộng bậc thang để trồng lúa, rồi những nương ngô hay nương trồng hoa màu; có bức thì khắc họa điểm cư trú của cư dân với những chiếc nhà sàn mái cong… Nhiều hơn cả vẫn là những khắc họa về hình tượng con người và những đường nét tuy đơn giản, cụ thể nhưng đã thể hiện quan niệm về sự duy trì nòi giống của người xưa. Trong sự miêu tả về con người còn có rất nhiều hình chạm khắc khác thể hiện về các trận chiến về sở chỉ huy, có người đứng đầu và các chiến binh…
-Tại bãi đá cổ Mường Hoa, điều làm nhiều nhà nghiên cứu dành rất nhiều thời gian để cố gắng tìm câu trả lời là những ký hiệu mang hình dạng văn tự (chữ viết)? Sự xuất hiện những mẫu văn tự lạ trên những tảng đá gần rừng cấm ở Hầu Thào là chưa từng thấy. Ngay từ thập niên của đầu thế kỷ 20 (năm 1925), khi phát hiện ra bãi đá cổ này, Vích-to Gô-lơ-bơ – nhà khảo cổ học thuộc Viện Viễn ông Bác cổ nhận xét: – Những “sơ đồ” này thuộc cả lĩnh vực tranh ảnh học và văn khắc học.
-Gần một thế kỷ sau (10-2005), nhà nghiên cứu Phi-lip Lơ-phai-lơ thuộc tổ chức EFEO đã cùng với Sở Văn hóa tỉnh Lào Cai phối hợp nghiên cứu và đưa ra nhận xét: Những tảng đá khắc này là loại đá quaczit, có thể rộng hơn 10 m… cho thấy rõ ràng những dấu vết khắc chữ… với một loạt những chữ giống như chữ Hán, nhưng không phải chữ Hán, cỡ chừng 10 cm.
-Nhận xét của Phi-lip Lơ-phai-lơ khiến ta nhớ chuyện Vua Nghiêu (2353 trước Công nguyên) khi có người Việt Thường từ phương Nam đến chầu rồi dâng một con Rùa lớn sống ngàn năm, vuông non 3 thước, trên mai khắc chữ khoa đầu ghi chuyện thời mở đất. Vua Nghiêu qua hai lần thông dịch đã vô cùng ngạc nhiên và bảo: Chữ này trông khác hẳn chữ Hán mà sao nét chữ lại như “con nòng nọc” vậy? Vua sai chép lại và cho phiên dịch ra tiếng phương Bắc để ghi lại những chuyện của nước Việt Thường từ thời mở đất…
-Lời nhận xét của Vua Nghiêu bên nước Trung Quốc xưa về kiểu chữ giống như con nòng nọc, đến nay đã cả mấy nghìn năm. Lúc đó những người Việt Thường không biết cách bộc lộ về sự xuất xứ của chữ giống như con nòng nọc ấy của mình. Còn ngày nay, bằng nghiên cứu khoa học đã hiểu kiểu chữ này có nguồn từ những tảng đá ở thung lũng Mường Hoa. Ông Vích-to Gô-lơ-bơ từng nhận định: ây là văn khắc học, nghĩa là, nó là chữ chứ không phải bất cứ ký hiệu gì khác, những ký tự này thật thiêng liêng mang hồn phách của dân tộc và thấm sâu vào từng tảng đá kia ở Sa Pa. Dù vài nghìn năm hay vài chục nghìn năm nó vẫn mãi là ánh hào quang lung linh tỏa sáng. Về mặt lịch sử, đó là dấu ấn về một nền văn minh của người Việt cổ.
Muốn có ảnh đẹp lung linh và ngắm cảnh đã mắt, hãy đến 9 địa điểm này ở Sa Pa nhé
Vừa gần với thiên nhiên hoang sơ lại vừa có những không gian sang xịn mịn, Sa Pa luôn đầy ắp những góc sống ảo, khiến ta đi lần đầu đã mê mệt, đi hoài cũng không chán.
Video đang HOT
Nhắc đến Sa Pa là nhắc đến thị trấn bảng lảng trong sương, ban ngày nắng mát mẻ, ban đêm sương lành lạnh với rừng núi nên thơ, hữu tình. Nhưng còn có những điều mới mẻ ở nơi đây mà nhiều người vẫn chưa khám phá hết, dù đã đi Sa Pa đến cả dăm lần.
Đi tàu Mường Hoa lên "nóc nhà Đông Dương"
Ngồi bên trong toa tàu nhìn ra, ta thu vào cả tầm mắt thị trấn Sa Pa sương khói mờ ảo, một bên là nhà cửa san sát, một bên là núi đồi trập trùng, phía dưới còn có những thung lũng, những cánh đồng ruộng bậc thang.
Chỉ ngồi trong toa tàu chụp góc rộng cũng có đủ những tấm ảnh check in thật đẹp rồi. Xung quanh ga Mường Hoa cũng có rất nhiều góc đẹp để sống ảo nữa.
Đắm chìm trong mây trời trên đỉnh Fansipan
Mất công đi tàu rồi thì đừng quên check in ở mái nhà Đông Dương nhé. Vào những ngày mùa đông tạnh ráo, ta có thể ngắm được biển mây trắng xốp bay lưng chừng quanh núi khi đứng ở đây, sau đó thì tha hồ chụp ảnh.
Tọa độ sống ảo mới toanh Swing Sa Pa
Swing có các góc "sống ảo" thần thánh như hồ vô cực, bàn tay khổng lồ, nấc thang thiên đường,... đảm bảo chụp là bạn sẽ có ngay bức hình lung linh giữa núi rừng Tây Bắc.
Chill ở homestay nằm ngay cạnh ruộng bậc thang lúa chín
Giống như Mù Căng Chải hay Y Tý, Sa Pa mùa này cũng có những thuở ruộng bậc thang chín vàng rất thơ mộng. Có nhiều homestay ở đây được dựng ngay bên cạnh ruộng bậc thang nên chỉ cần đến check in là bạn đã có những bức hình lung linh giữa biển vàng.
Check in tại khu vườn tượng mới toanh ngay Tà Phìn
Địa điểm này mới mở chưa bán vé nhưng vẫn có thể vào chụp hình. Cứ chụp là sẽ có hình lên rất ưng cái bụng nhé vì cảnh quan, kiến trúc được sắp xếp rất đẹp mắt.
Ghé thăm Tả Phìn, Cát Cát vừa hoang sơ vừa mộc mạc
Đến đây thì bạn có thể thuê đồ phong cách Boho của các cửa hàng địa phương để có được những bức ảnh đúng chất vào bản nhé. Đi quanh bản, qua những con suối, những vòng quay nước, xích đu hay chụp trên tầng thượng của quán Art House cũng rất là mê này.
Tu viện cổ hoang sơ nhưng lên hình ma mị mê hồn
Tu viện cổ, nhìn ngoài khá ma mị, bước chân vào sẽ thấy hơi cũ kĩ một chút, cây cối xung quanh cũng mọc um tùm nhưng nhờ vậy mà lên hình mới hay ho, độc đáo đó các bạn. Địa điểm này ở ngay trong Tà Phìn nên các bạn cứ thuê xe máy và nhờ người dân chỉ đường cho là đến nhé.
Homestay Lá đỏ với view núi rừng tít tắp
Homestay với view thật đẹp và nhiều góc décor xinh xắn để chụp hình là quá mĩ mãn ch những tấm ảnh vừa sang chảnh vừa thanh lịch rồi. Trải nghiệm cái cảm giác ngồi ở một nơi thật cao, trước mặt là mây và núi thì cũng mê lắm chứ đùa.
Con dốc xinh gợi nhớ Đà Lạt ngay cạnh Cộng cà phê
Thì ra Sa Pa cũng có một con dốc xinh xắn như dốc Nhà Bò Đà lạt thế này. Con dốc này không đứng và ngắn mà bù lại khá thoải và nhiều bậc thang. Vì vậy chỉ cần khéo léo một chút là chúng mình sẽ có được những tấm hình vừa nghệ vừa chất rồi.
9 địa điểm thôi cũng đủ để bạn thấy Sa Pa còn vô vàn chỗ sống ảo để hội bạn thân cùng nhau du hí đúng không nào. Vẫn còn vô vàn địa điểm khác ở Sa Pa như đồi chè Ô Long, vườn hoa hồng, khách sạn kiểu Pháp giữa trung tâm,... và rất nhiều địa điểm đẹp ở Sa Pa chờ bạn đến khám phá nha. Sa Pa vừa vào mùa đẹp nhất năm rồi đó!
Theo chân Travel blogger nghiệp dư khám phá Sa Pa Đến Sa Pa rơi vào thời điểm chưa đúng mùa đẹp nhất, nam Travel blogger nghiệp dư thấy đẹp nhất ở đoạn tàu hỏa Mường Hoa đi lên núi. Khám phá 3 ngày 2 đêm ở đây, anh chàng hứa sẽ quay lại Sa Pa vào mùa đẹp hơn. Du lịch Sa Pa để hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp...