Khám phá “hoa quả sơn” độc đáo ở Quảng Nam
Lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt hướng ra đầu nguồn sông Thu Bồn, ngoài phong cảnh thơ mộng, làng Đại Bình ở Quảng Nam còn nổi tiếng với những vườn trái cây trĩu quả.
Mỗi nhà ở làng Đại Bình (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) đều trồng cây ăn quả, từ những loại đặc trưng địa phương như bưởi trụ, bòn bon, mít… đến các loại trái cây chuyên trồng ở miền Nam như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm…
Làng Đại Bình tựa lưng vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra đầu nguồn sông Thu Bồn.
Đại Bình còn có tên nôm Đại Bường, một ngôi làng trù phú và có vị trí đắc địa, cách TP Hội An 60km, cách khu đền tháp Mỹ Sơn 25km. Nơi đây còn liên kết với một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác như danh thắng Hòn Kẽm Đá Dừng, Đèo Le…
Du khách có 2 con đường để vào làng, thứ nhất là đường bộ men theo ven chân núi bằng phương tiện xe máy hoặc ô tô đều được, thứ hai là đường thủy.
Theo lời kể của các cụ cao niên, trong chiến tranh, nhiều ngôi làng xung quanh bị tàn phá nhưng Đại Bình là một ngoại lệ, không hề bị ảnh hưởng bởi bom đạn. Con em Đại Bình tham gia kháng chiến khắp các chiến trường đều trở về lành lặn. Vì vậy, ngôi làng mới có tên Đại Bình, có nghĩa là bình an vô sự.
Cuộc sống ở đây cũng an yên như chính tên gọi của làng, những nét văn hóa truyền thống của người Việt vẫn còn lưu giữ đậm nét.
Đại Bình hướng đến phát triển du lịch làng quê.
Ngoài phong cảnh thơ mộng, yên ả của một làng quê Trung bộ, điều thu hút du khách đến với Đại Bình chính là những vườn trái cây trĩu quả. Từ đầu làng đến cuối làng, nhà nào cũng có vườn với đầy đủ các loại trái cây. Vừa dạo chơi quanh làng, ngắm những bờ rào bằng chè tàu cắt tỉa đẹp mắt, vừa thưởng thức các loại quả ngon, rất thú vị.
Video đang HOT
Ở đây, hầu như nhà nào cũng có khu vườn với đủ loại cây trái.
Nhiều loại trái cây hấp dẫn, thu hút du khách.
Nhắc đến Đại Bình, người ta còn biết đến nơi đây là ngôi làng trường thọ, vì hiện tại trong làng có khoảng hơn 200 người trên 70 tuổi, trong đó 15 người trên 90 tuổi. Nhiều cụ ở tuổi xưa nay hiếm vẫn minh mẫn, hàng ngày vẫn cuốc đất, chăm sóc vườn cây trái.
Cảnh làng quê yên bình với những hàng chè tàu cắt tỉa đẹp mắt.
Dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, hạ tầng du lịch còn rất khiêm tốn, thế nhưng xác định thế mạnh riêng của địa phương, Đại Bình chọn du lịch làng quê làm định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Ông Nguyễn Văn Lanh – Chủ tịch xã Quế Trung – cho hay: “Thời gian qua, dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn của các cơ quan, ban ngành và xã Quế Trung, nhân dân thôn Đại Bình đã từng bước bắt tay vào phát triển du lịch, nhờ đó mà thu nhập của các hộ dân nơi đây tăng lên đáng kể”.
Khám phá tháp Chăm cổ 1.000 năm tuổi "độc nhất vô nhị" ở Quảng Nam
Bằng An là ngôi tháp cổ hơn 1.000 năm tuổi và là tháp Chăm có kiến trúc hình bát giác duy nhất còn lại cho đến ngày nay tại Việt Nam.
Tháp tọa lạc tại làng Bằng An (phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), cách quốc lộ 1A hơn 1km, cách TP Hội An khoảng 14km và cách TP Đà Nẵng khoảng 27km.
Tháp Bằng An là tháp Chăm có hình bát giác duy nhất còn nguyên vẹn cho tới ngày nay tại Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 9 đến đầu thế kỷ 10 với mục đích thờ cúng và tế lễ. Bên trong tháp thờ thần Shiva, vị thần tối cao của người Chăm.
So với các tháp Chăm còn lại, tháp Bằng An có kiến trúc độc đáo. Đây là ngôi tháp hình bát giác duy nhất còn lại cho đến ngày nay tại Việt Nam.
Cấu trúc tháp gồm 2 phần tiền sảnh và điện thờ. Phần tiền sảnh khá dài, cửa chính quay về hướng đông, hai bên hông có cửa phụ (năm 1940, người Pháp trùng tu thành hai cửa sổ), đế cao 3m, thân gồm các mảng tường thẳng đứng, mái là một khối chóp gồm bốn mặt cong, thu nhỏ dần về phía đỉnh.
Phần điện thờ cao gần 21m, gồm ba phần rõ rệt là đế, thân và mái. Đế và thân tháp hình bát giác, mỗi cạnh dài 4m. Tường tháp phẳng, không có cửa giả, trụ áp tường và hoa văn trang trí. Mái tháp hình chóp, tương tự mái của phần tiền sảnh nhưng lớn hơn.
Phần tiền sảnh khá dài, gồm một cửa chính ở hướng đông và hai cửa phụ hai bên (năm 1940, người Pháp cho trùng tu thành hai cửa sổ).
Nhìn từ xa, phần điện thờ của tháp Bằng An trông như một khối Linga (vật dương) khổng lồ, còn mặt bằng của toàn bộ khu tháp lại giống hình ảnh của Yoni (vật âm).
Trước cổng chính của tháp, còn hai tượng Gajasimha (tượng voi sư tử) bằng sa thạch đeo lục lạc, là hai vị thần hộ pháp bảo vệ tháp.
Mái tháp hình chóp, tháp Bằng An được tô điểm bằng các đường kỷ hà ở phần tiếp giáp giữa đế và thân tháp, cũng như giữa thân và đỉnh tháp.
Tháp Bằng An được xem là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất còn lại của nền văn hóa Chămpa một thời rực rỡ. Mặc dù kiến trúc khá đơn giản, họa tiết trang trí không cầu kì nhưng đây luôn được xem là một trong những ngôi tháp Chăm đẹp và kỳ lạ nhất.
Tường tháp phẳng, không có cửa giả, trụ áp tường và hoa văn trang trí.
Hơn nữa, tháp Bằng An còn mang nhiều giá trị về lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa; được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1989.
Trải qua hơn nghìn năm lịch sử, tháp Bằng An vẫn đứng đó sừng sững dù qua bao thăng trầm của thời cuộc, dù nắng mưa, bão lũ và chiến tranh đã làm hư hại một số chi tiết.
Cùng với thánh địa Mỹ Sơn và các tháp Chăm khác, tháp Bằng An là công trình kiến trúc tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật tuyệt đẹp, quý giá mà người Chăm để lại.
Ở vị trí gần Đà Nẵng và Hội An, tháp Bằng An là một địa điểm du khách không nên bỏ qua trên hành trình khám phá các điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh, nghệ thuật đặc sắc tại Quảng Nam.
Phần điện thờ của tháp Bằng An có mặt bằng bát giác, nhìn từ xa như một tượng Linga khổng lồ.
Bên trong tháp có tượng Linga bằng đá thạch, đây chính là biểu tượng đặc trưng của thần Shiva, nhưng hiện nay chỉ còn lại bệ thờ.
Phần đỉnh chóp nhìn từ bên trong điện thờ.
Bãi biển khách phải ngồi cáp treo ra thăm Là một trong những biểu tượng của đảo Wight (Anh), bãi biển dưới chân dãy núi The Needles là nơi du khách phải ngồi cáp treo để tham quan. Nằm trên cực tây hòn đảo lớn nhất của Anh - Wight, dãy núi The Needles vươn ra biển khoảng 30 mét ngoài khơi ngay gần vịnh Alum và vịnh Scratchell. Từ đỉnh dãy...