Khám phá hồ nước sôi sùng sục, nước nóng bỏng nhất thế giới
Công viên quốc gia Morne Trois Pitons ở đảo quốc Dominica thuộc vùng biển Caribbean là khu vực có hoạt động núi lửa.
Nằm trong công viên rộng lớn này là 5 ngọn núi lửa, hàng chục suối nước nóng và đặc biệt là một hồ nước sôi rất nổi tiếng.
Hồ nước sôi này thực chất là miệng núi lửa ngập nước, là một lỗ trên lớp vỏ Trái đất. Hồ chứa đầy nước màu xanh xám sủi bọt ở nhiệt độ khoảng 90C. Nước được đun sôi sung sục do khí gas thoát ra từ dung nham nóng chảy bên dưới.
Bề mặt của hồ thường được bao phủ trong một đám mây hơi nước khá dày. Hồ có chiều ngang khoảng 76m khiến nó trở thành hồ nước nóng lớn thứ 2 trên thế giới sau Hồ Frying Pan ở Thung lũng Waimangu gần Rotorua, New Zealand.
Hồ được nhìn thấy lần đầu tiên vào năm 1875 bởi 2 người Anh đang làm việc tại Dominica vào thời điểm đó. Cuối năm 1875, một nhà thực vật học đồng thời là một trong những người phát hiện ban đầu được giao nhiệm vụ điều tra hiện tượng tự nhiên này.
Họ đã đo nhiệt độ nước và thấy nó dao động trong khoảng 82 – 92C ở mép hồ, nhưng không thể đo được nhiệt độ ở trung tâm nơi hồ đang sôi. Họ ước tính hồ sâu khoảng trên 60m.
Hồ nước sôi Dominica được tiếp nước bởi lượng mưa và hai dòng suối nhỏ chảy vào. Nước sau đó thấm xuống dung nham và được làm nóng đến điểm sôi. Mực nước hồ dao động liên tục và hoạt động của nó cũng giảm dần theo thời gian.
Hồ sôi gần như đã biến mất sau khi một vụ phun trào xảy ra gần đó vào năm 1880 và thay vào đó nó hình thành một vòi nước nóng và hơi nước. Hồ có một biến động mạnh mẽ khác trong năm 2004-2005 khi mực nước của nó hạ xuống 10m và sau đó phục hồi trở lại ngay sau một ngày.
Các nhà địa chất tin rằng hồ nước sôi này nằm phía trên một mạch nước ngầm khác, điều này giải thích việc hồ thoát nước và được làm đầy nhanh chóng.
Top 4 hồ nước 'tử thần' đẹp nhất thế giới có thể gây chết người
Nằm trong danh sách những tuyệt tác thiên nhiên đẹp nhất thế giới nhưng hồ Noys, hồ nước sôi Boiling, hồ móng ngựa (Horseshoe) hay hồ Natron còn được biết đến với danh hiệu những hồ nước 'tử thần' có vẻ đẹp chết người.
Hồ Nyos: Là một hồ miệng núi lửa nằm ở phía Tây Bắc Cameroon, cách thủ đô Yaoundé khoảng 315 km (196 dặm), bên cạnh phong cảnh vô cùng nên thơ, trữ tình, hồ Nyos còn được biết đến với hồ nước có lượng khí độc nhiều nhất thế giới
Do được hình thành trên miệng núi lửa nên hồ Nyos có chứa một lượng lớn khí CO2 được tích tụ qua nhiều năm tháng
Dù lượng khí CO2 khổng lồ này đang nằm sâu dưới đáy hồ do phải chịu áp lực của nước nhưng không thể đảm bảo rằng chúng sẽ không bao giờ gây hại
Trong điều kiện bình thường sẽ ít khi xảy ra các trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, khi có một thảm họa tự nhiên nào đó có khả năng gây ra địa chấn như động đất hoặc núi lửa phun trào thì hồ Nyos sẽ nổ tung và gây nguy hiểm cho môi trường xung quanh
Năm 1986, do một vụ sạt lở, hồ Nyos phát nổ. Vụ nổ mạnh tới mức nó tạo ra một vụ sóng thần cao 25 mét làm ngập lụt hết các vùng xung quanh, gây thiệt hại rất lớn cho những người ở gần nó
Tuy nhiên, điều tệ nhất là trận sương mù bí ẩn bất ngờ bao phủ một khu vực dân cư gần hồ Nyos, nó đã cướp đi mạng sống của gần 2.000 người và 8.000 gia súc chỉ trong một đêm
Sau đó, các giải pháp công nghệ như lắp ống khử khí được chính quyền địa phương đặt vào lòng hồ để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai. Dù vậy, cũng không giúp Nyos tránh khỏi danh sách những địa điểm rùng mình bậc nhất thế giới
Hồ nước sôi Boiling là một hồ nước nóng ở vườn quốc gia Morne Trois Pitons thuộc quốc đảo Dominica có độ cao 762m so với mực nước biển, sâu chừng 95m, rộng 60m
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1875 do hai nhà khoa học người Anh đang làm việc tại đây, khi tiến hành đo, nền nhiệt ở hồ nước sôi Dominica rơi vào khoảng từ 82-92 độ C
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nhiệt độ trên chỉ là mức nhiệt đo xung quanh hồ. Càng tiến vào giữa, nhiệt độ càng nóng lên. Với mức nhiệt như vậy, hồ nước sôi có thể "luộc chín" bất cứ sinh vật nào
Tuy ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàng nhưng do có màu sắc hài hòa và có tính kỳ lạ nên hồ Boiling vẫn là điểm du lịch nhiều người muốn tới khám phá
Hiện tại, chưa có đường thẳng dẫn tới hồ nước sôi. Muốn tới đây, du khách phải vượt qua chặng đường chừng 13 km hiểm trở, băng qua con suối lưu huỳnh, những thung lũng và bơi lội
Nằm tại thị trấn Mammoth Lakes, hồ móng ngựa Horseshoe có vẻ đẹp tưởng như bình lặng nhưng thực chất là một trong những hồ tử thần rùng rợn nhất thế giới
Phía trên bề mặt hồ, nước trong xanh yên ả và phẳng lặng như mọi hồ bình thường khác. Tuy nhiên, tại khu phía bắc, lại có rất ít cây, thậm chí gần như không có dấu hiệu sự sống
Nguyên nhân là do lượng carbon dioxide tại đây cao đến 95 lần so với bình thường khiến sinh vật khó lòng tồn tại
Theo ghi nhận của chính quyền địa phương, năm 2006 đã có 3 người thiệt mạng vì khí CO2 khi trú tại hang động gần hồ
Nằm ở phía bắc Tanzania, gần với biên giới Kenya, hồ Natron là một trong những hồ nước nổi tiếng có vẻ đẹp vô cùng huyền bí và kỳ ảo với màu đỏ tươi
Dù có màu sắc kỳ lạ nhưng người bản địa không bao giờ tới gần hồ Natron, họ cho rằng nó không khác gì một chiếc hồ tử thần bởi khi các sinh vật đặt chân đến đây đều bị hóa đá một cách vô cùng bí ẩn
Theo các nhà khoa học, có 2 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hiếm thấy này là do sự kết hợp hóa học của các hóa chất và do nồng độ kiềm trong hồ quá cao
Với lượng pH vào khoảng 9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C), người ta tin rằng, bất kỳ loài động vật nào cũng có thể bị phân hủy và vôi hóa một cách nhanh chóng nếu chẳng may sa chân xuống mặt nước
Mặt khác, do nồng độ muối ở hồ quá cao nên xác của những con vật bị rơi xuống hồ được bảo quản rất tốt, hình dáng của chúng được bọc trong những lớp xi măng bằng muối dày đặc trở thành những "bức tượng đá vôi"
Chính vì những đặc điểm lý thú đó mà ngày càng có nhiều nhiếp ảnh gia đến tham quan hồ Natron với mục đích dựng lại xác ướp các con vật xấu số và ghi lại những bức ảnh sống động tựa như khi chúng còn sống
Hồ nước 82 độ C kỳ lạ liên tục phát triển trên miệng núi lửa Với nhiệt độ nước ở ngưỡng từ 71 đến 82 độ C, đến nay, hồ nước trên miệng núi lửa vẫn tiếp tục phát triển cả về chiều sâu và độ dài. Cận cảnh miệng phun Halema'uma'u trên núi lửa Klauea. (Nguồn: Pinterest) Một hồ nước kỳ lạ hình thành trên miệng phun Halema'uma'u của núi lửa Klauea, Hawaii (Mỹ). Hồ được phát...