Khám phá hang động núi lửa đẹp nhất Đông Nam Á “ẩn mình” ở Đắk Nông
“Hang C7 là một hang núi lửa thuộc dạng rất hiếm trên thế giới với dòng thạch nhũ cực đẹp. Hang C3 đứng thứ hai về độ dài ở khu vực Đông Nam Á. Trong hang tìm thấy dấu vết của thạch nhũ và những đoạn hang hình ống. Việt Nam đang sở hữu top 5 hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á”.
Đó là đánh giá của ông Honda Tsutomu – Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản – về hệ thống hang động ở xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, Đắk Nông.
Hệ thống hang động núi lửa tại Krông Nô (Đắk Nông) với hơn 100 hang động lớn nhỏ, chiều rộng khoảng 5km, chiều dài khoảng 25km, được các nhà khoa học Việt Nam và Hiệp hội Hang động Nhật Bản phát hiện và khám phá được 3 hang động có ký hiệu C7, C3, A1. Các hang động này được hình thành và rúc đặc trưng do quá trình phun trào núi lửa cách đây 3.700 năm tạo thành như các ngấn dung nham, dòng chảy dung nham…
Từ ngày 27/12/2014 – 2/1/2015, các chuyên gia Hiệp hội Hang động Nhật Bản tiếp tục sang Việt Nam nghiên cứu các hang động quý hiếm khác trong hệ thống hang động còn nhiều điều bí ẩn tại đây.
Trong chuyến khám phá hang động lần này của đoàn chuyên gia Nhật Bản có 8 thành viên, trong đó trưởng đoàn là ông Tachihara Hiroshi 76 tuổi. Các thành viên trong đoàn đều cho biết hang động tại Đắk Nông có “sức hút” lạ lùng, khiến họ đã đến là muốn trở lại để tiếp tục khám phá.
Video đang HOT
Chia sẻ về hang động độc đáo này, ông Tachihara cho biết, vào năm 2007, trong 1 chuyến công tác tại Việt Nam, ông tình cờ biết được thông tin về hang động núi lửa tại Đắk Nông và đã liên hệ với các cơ quan để được khảo sát. Sau đó ông đã đưa các hình ảnh về cho Hiệp hội Hang động Nhật Bản tiếp tục nghiên cứu.
Dọc đường vào hang là những viên đá sần sùi. Các chuyên gia cho biết đây chính là nham thạch từ miệng núi lửa phun ra nằm rải rác khắp nơi, ngay cả con đường mòn trong hang cũng là dòng chảy nham thạch. Do địa hình địa chất Việt Nam nhiều núi có các rãnh vòng vèo, nên khi núi lửa phun trào, dung nham chảy theo các rãnh đó, tạo nên kiến trúc độc đáo của các hang.
Hang C8 là một trong những hang động được các chuyên gia Nhật Bản khám phá trong chuyến nghiên cứu hang động lần này. Từ miệng hang nhìn vào bên trong là một hình vòng cung với khối đá tuyệt đẹp, từ trên miệng hang đi xuống khoảng 18 – 20 mét có các tảng đá lớn chồng chéo lên nhau tạo thanh một lối đi xuống. Miệng hang hình bậc thang, nền hang là nhữngkhối đá lởm chởm. Trong hang rất ẩm ướt, khá tối và có nhiều sinh vật lạ sinh sống.
Nằm cách hang C8 chừng 300m là hang C9. Hang này có rất nhiều dơi sinh sống, chúng bám vào thành vách hang động tạo khung cảnh kỳ bí. Trong hang còn có khá nhiều sinh vật khác như kiến, nhện, rắn… sống rải rác.
Các sinh vật sống trong hang.
Bên cạnh đó, đoàn còn khám phá thêm 1 số hang động khác chưa đặt tên, mỗi hang động có một vẻ đẹp tiềm ẩn riêng. “Đoàn sẽ tiếp tục cuộc hành trình khảo sát hang động núi lửa và tổng hợp tài liệu để công bố kết quả chuyến khảo sát”, ông Tachihara cho biết thêm.
Trong các hang động được khám phá, hang C7 là hang động núi lửa dạng ống với chiều dài 1.066,5m. Đây được xem là hang động núi lửa có dài nhất Đông Nam Á.
Chia sẻ về việc bảo tồn hệ thống hang động núi lửa cũng như các cảnh quan xung quanh di sản này, ông Tachihara cho biết, rừng ở khu vực xung quanh hang động đã bị chặt phá khá nhiều, trơ đất trống. Đất ven hang động cũng bị người dân cày xới làm hoa màu nên rất cần phương pháp bảo tồn. “Đây là hệ thống hang động hình thành trong quá trình hoạt động núi lửa, rất có giá trị về mặt khoa học địa chất, giáo dục thiên nhiên, tiềm năng du lịch… Nếu biết bảo vệ và gìn giữ sẽ rất ý nghĩa và tuyệt đẹp cho đất nước Việt Nam”, ông Tachihara khẳng định.
Một cành cây trong hốc đá
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Khắc Ghi – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Đắk Nông – cho biết, từ năm 2013, UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Sở phối hợp cùng Bảo tàng Địa chất Quốc gia tiến hành khảo sát sơ bộ hệ thống hang động núi lửa dọc sông Sêrêpôk và hiện đang lập đề án để xây dựng Công viên địa chất Quốc gia tại nơi phát hiện hang động ở Đắk Nông.
Cũng theo ông Ghi, sau buổi công bố việc phát hiện quần thể hang động núi lửa tại Hà Nội, tại Đắk Nông cũng sẽ tổ chức 1 buổi công bố để người dân trong và ngoài nước biết đến hang động kỳ vỹ này.
“Việc phát hiện hang động núi lửa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những tiềm năng du lịch, xã hội của Đắk Nông”, ông Ghi cho hay.
Trương Nguyễn
Theo dantri
Hang động núi lửa ĐắK Nông hấp dẫn hơn nhiều hang động trên thế giới
Hệ thống hang động núi lửa mới phát hiện đã hội tụ đủ điều kiện để xây dựng công viên địa chất (CVĐC) quốc gia, tiến tới lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu.
Sáng nay (26/12), Tổng cục Địa chất (Bộ TNMT) chính thức công bố những phát hiện độc đáo về hệ thống hang động trong đá basalt tại tỉnh Đắk Nông.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản cho biết, hệ thống hang động núi lửa này được phát hiện chủ yếu ở huyện Krông Nô có chiều dài khoảng 25km, kéo dài từ miệng núi lửa tại buôn Choar dọc theo chiều dài sông Sêrêpốc đến khu vực thác Dray Sáp với hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau.
Trong đó, hang động lớn nhất có chiều dài 1.066m, bên trong rộng hàng nghìn mét, có cấu trúc rất độc đáo và đặc trưng của hang động núi lửa với dòng dung nham phun ngược, tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ. Hang động này nằm trong rừng sâu, chưa ghi nhận dấu vết của con người nhưng có nhiều loài vật sinh sống...
"Quá trình khảo sát được thực hiện bằng nhiều chuyến thực địa ngắn ngày. Kết quả bước đầu cho thấy, liên quan tới núi lửa Chư B'Luck, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có hàng chục hang động trong đá bazan rất độc đáo. Hiện tại, đã khảo sát chi tiết được 3 hang động (ký hiệu: C7, C3, A1). Trong đó, hang động C7 là hang núi lửa dạng ống có chiều dài lớn nhất Đông Nam Á (1.066m). Trong hang đã phát hiện được nhiều cấu trúc đặc trưng cho quá trình phun trào như các ngấn dung nham, dòng chảy dung nham, hố sụt, các di tích thực vật được hình thành cách đây hàng triệu năm" - ông Thuấn cho biết.
Hệ thống hang động núi lửa lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam
Bên cạnh các hang động, các nhà nghiên cứu của Tổng cục Địa chất-Khoáng sản và Hội hang động Nhật Bản còn phát hiện nhiều miệng núi lửa rất đẹp. Hiện, các nhà khoa học đã đo chi tiết được ba hang động. Ngoài ra còn hàng chục hang động khác chưa được nghiên cứu kỹ.
Theo các nhà khoa học, so với một số hang động đá vôi và hang động núi lửa nổi tiếng ở một số nước trên thế giới thì hệ thống hang động núi lửa ở khu vực Tây Nguyên còn rộng lớn và hấp dẫn hơn nhiều. Hang động này cũng đã được Hội hang động Nhật Bản đánh giá cao giá trị về mặt khoa học, du lịch...
Theo các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản, cấu trúc hệ thống hang động này là kết quả hoạt động của các hệ thống đứt gãy kiến tạo, hình thành kênh dẫn cho dung nham magma từ dưới sâu đưa lên, hình thành các thể magma xâm nhập và phun trào basalt. Các yếu tố này ảnh hưởng tới hình thái, địa hình của khu vực, tạo nên những cảnh quan, thác nước ngoạn mục.
Hệ thống hang động mới phát hiện đã hội tụ đủ điều kiện để xây dựng công viên địa chất (CVĐC) quốc gia, tiến tới lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu. Việc xác lập danh hiệu CVĐC toàn cầu là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn lâu dài các giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa cho các thế hệ tương lai.
Tại Việt Nam, cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã được UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu vào ngày 3/1/10/2010, tái công nhận ngày 23/9/2014.
Tuy nhiên, các hang động phát hiện trong thời gian qua là hang động đá vôi. Riêng hang động núi lửa trong đá bazan vừa được phát hiện ở Tây Nguyên là một hệ thống hang động hiếm gặp, gồm hàng chục hang động và miệng núi lửa hình thành từ quá trình phun trào dung nham cách đây hàng triệu năm.
Từ đề tài "Nghiên cứu di sản địa chất để xây dựng công viên địa chất và bảo vệ môi trường khu vực thác Trinh Nữ, huyện CưJut, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam" Bảo tàng Địa chất, cơ quan trực thuộc Tổng cục thực hiện, đã phát hiện, khảo sát và nghiên cứu hang động núi lửa trong đá bazan ở xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Theo kết quả trên, các nhà khoa học Nhật Bản do Tiến sỹ Hiroshi Tachihara Chủ tịch danh dự Hiệp hội hang động núi lửa Nhật Bản và người kế nhiệm, Tiến sỹ Tsutomu Honda dẫn đầu đã đến Việt Nam cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Cụ ông 101 tuổi hết hạn tìm kiếm "kho báu" ở núi Tàu Đến nay dù đã cho phép sử dụng phương pháp nổ mìn phá đá, nhưng việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả. Ngày 31/12/2014 là thời hạn cuối cùng UBND tỉnh Bình Thuận cho phép ông Trần Văn Tiệp tìm kiếm "kho báu" tại núi Tàu. Chiều 30/12, ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du...