Khám phá hang băng khổng lồ dưới lòng sông
Dài và quanh co, hang băng Vatnajokull ẩn dưới sông băng lớn nhất Iceland được mệnh danh là ‘Hang băng trăn Anaconda’ – một trong những kỳ quan thiên nhiên đáng kinh ngạc.
Nằm trong Công viên Quốc gia Vatnajokull, Hang băng trăn Anaconda có vẻ đẹp ấn tượng với lớp băng xanh và trơn nhẵn
Các hang động sông băng có màu xanh lam độc đáo do áp lực nén băng. Quá trình này đẩy tất cả không khí ra khỏi băng, yếu tố thường khiến băng có màu trắng thay vì xanh lam
Băng xanh không bong bóng đôi khi cũng trộn lẫn với trầm tích tro núi lửa màu xám, trắng và đen, tạo ra những tổ hợp màu rực rỡ, phức tạp, uốn lượn dọc theo vách hang
Hang băng trăn Anaconda là hang động sông băng khá đặc biệt
Chúng hình thành khi băng của sông băng tan chảy và dòng nước tạo ra những đường hầm trơn nhẵn
Video đang HOT
Đây là lý do khiến các hang động sông băng như Anaconda có vách nhẵn độc đáo như vậy
Khách tham quan có thể đi dạo ngay trong “bụng trăn” với sự hướng dẫn của các công ty thám hiểm địa phương
Theo truyền thống, mùa tham quan diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 vì thời tiết đủ lạnh để đảm bảo hang động sông băng ổn định
Vào mùa hè, thời tiết ấm hơn có thể khiến hang động trở nên nguy hiểm vì băng tiếp tục tan, dù một số hang vẫn đóng băng quanh năm
Bản chất không ổn định đồng nghĩa các hang động sông băng ở Iceland liên tục thay đổi về hình dạng và cấu trúc, khiến mỗi chuyến ghé thăm đều trở nên độc đáo
Điều này cũng mang lại sự thú vị cho các hướng dẫn viên khi họ quay lại vào cuối hè và tìm kiếm những hang động hay đường hầm mới hình thành.
Miệng núi lửa Patomskiy: Kỳ quan thiên nhiên hay tàn tích của UFO cổ đại?
Nằm sâu trong những khu rừng ở phía đông nam Siberia, miệng núi lửa Patomisky là một gò đá vôi vỡ vụn bí ẩn nhô ra từ thảm thực vật trên sườn đồi. Cho đến nay, người ta vẫn không thể xác định được nguồn gốc rõ ràng của nó.
Khi một nhà địa chất trẻ tham gia chuyến thám hiểm lập bản đồ địa chất ở phía bắc vùng Irkutsk ở Siberia, anh ấy đã gặp phải một điều gì đó đặc biệt và bí ẩn đến nỗi, thậm chí hơn 6 thập kỷ sau, các nhà khoa học vẫn bối rối về nó - Miệng núi lửa Patomskiy.
Ảnh minh họa.
Đó là tháng 8 năm 1949. Nhà địa chất học Vadim Kolpkov vừa nghe một câu chuyện từ người dân địa phương về một địa điểm kỳ lạ trong rừng được gọi là "Tổ đại bàng lửa". Truyền thuyết cảnh báo về bệnh tật, sự mất tích và thậm chí là cái chết đối với những người mạo hiểm đến gần (trên thực tế, vào năm 2005, người đứng đầu sứ mệnh tới miệng núi lửa thực sự đã đột ngột qua đời gần đó). Không hề bối rối trước những lời cảnh báo, Kolpkov leo lên đồi và bị sốc trước những gì anh nhìn thấy từ xa. Sau đó ông lưu ý:
"Lần đầu tiên nhìn thấy miệng núi lửa, tôi đã nghĩ mình phát điên vì nóng. Và thực sự, một vật thể có hình vô cùng kỳ lạ, có kích thước bằng một tòa nhà 25 tầng với phần đỉnh bị chặt nằm giữa rừng là một khám phá khá bất ngờ".
"Nhìn từ xa nó giống như một đống xỉ trong hầm mỏ, chỉ có màu trắng. Tôi thậm chí còn nghĩ: Sẽ có nhưng người công nhân ở đó, nhưng trên thực tế lại không có trại lao động nào trong khu vực".
"Suy nghĩ thứ hai của tôi là một hiện vật khảo cổ. Nhưng người Evenks và Yakuts địa phương, với sự tôn trọng của tôi dành cho họ thì họ cũng không thể xây dựng các kim tự tháp bằng đá, vì họ không có nguồn nhân lực cũng như kiến thức khoa học cần thiết".
"Tôi đến gần hơn và nhận ra ngọn đồi bí ẩn không phải do con người tạo ra. Nó trông giống như một miệng núi lửa tròn hoàn hảo với chiều cao 70 mét. Nhưng núi lửa đã không xuất hiện ở biên giới vùng Yakutia và Irkutsk trong vài triệu năm. Và miệng núi lửa còn khá mới. Nó nằm trên sườn một ngọn đồi mọc đầy cây thông".
"Cây cối vẫn chưa mọc trên sườn núi và trong miệng núi lửa, gió chưa đưa đất vào. Và một bí ẩn khác - một khoang hình vòm hình bán nguyệt có đường kính 15 mét ở trung tâm miệng núi lửa. Ở những ngọn núi lửa, thậm chí đã tắt, những mái vòm như vậy cũng không thể tồn tại".
Ảnh minh họa.
Nguồn gốc của sự hình thành đá đặc biệt mọc lên từ khu rừng taiga (một khu sinh thái với đặc trưng nổi bật là các rừng cây lá kim) rậm rạp trên sườn Cao nguyên Patom vẫn chưa được biết đến 70 năm sau, mặc dù đã có nhiều cuộc thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Nó có đường kính cơ sở khoảng 160 mét và chiều cao khoảng 40 mét. Ở trung tâm của khối đá vôi hình vòng tròn có một gò đất nhỏ hơn với chiều cao khoảng 12 mét.
Một số người cho rằng nguyên nhân là do va chạm thiên thạch, một vụ phun trào núi lửa hoặc thậm chí là UFO. Tuy nhiên, không có giả thuyết nào trong số này được chứng minh một cách thuyết phục. Miệng núi lửa được ước tính khoảng 300 năm tuổi, dựa trên tuổi của những cây mọc gần đó.
Nói về cây cối... Một số trong số chúng thực sự to lớn và phát triển nhanh bất thường so với thảm thực vật xung quanh. Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự bất thường trong quá trình hình thành vòng tròn hàng năm của những cây có tuổi đời trên 200 năm. Một số cây bị đổ hoặc gãy vào năm 1841-1842, đồng thời cho thấy các vòng hàng năm bị thu hẹp dẫn đến tàn lụi.
Sự phức tạp càng sâu sắc hơn khi phân tích các vòng cây gần miệng núi lửa. Cùng năm đó, 1842, các vòng thân cây tăng lên đáng kể, duy trì ở mức cao đáng ngạc nhiên trong khoảng 40 năm trước khi thu hẹp đáng kể.
Viktor Voronin, giáo sư khoa học sinh học và người đứng đầu phòng thí nghiệm của Viện Sinh lý học và Hóa sinh Thực vật Siberia, người cũng đã đến thăm miệng núi lửa Patomskiy và đưa ra những phát hiện trên cho biết: "Tôi chỉ biết một trường hợp tương tự". "Sau thảm họa Chernobyl do phóng xạ, sự phát triển của cây cối đã tăng lên đáng kể. Có lẽ chúng ta đang giải quyết một cái gì đó tương tự ở đây? Đúng vậy, hiện tại bức xạ nền trong miệng núi lửa đang ở mức thấp. Nhưng có lẽ đã có một lúc nào đó, các đồng vị phóng xạ tồn tại trong thời gian ngắn đột nhiên xuất hiện ở đây, chúng tập hợp, phân rã và sau đó độ phóng xạ giảm xuống mức tự nhiên?".
Ảnh minh họa.
Kể từ khi phát hiện ra điểm bất thường của cây, Voronin và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành nhiều thí nghiệm và phân tích trong miệng núi lửa, chỉ ra rằng rất có thể đó là một ngọn núi lửa độc nhất, loại duy nhất thuộc loại này trên lãnh thổ này.
"Tất nhiên, vẫn còn nhiều điều kỳ lạ về miệng núi lửa. Vẫn chưa có sự đồng thuận thống nhất và dứt khoát về vấn đề này. Cùng với các nhà địa mạo, chúng tôi đã quyết định rằng đây là phiên bản có khả năng xảy ra nhất", ông nói với Siberian Times.
Trước đó, Voronin cho rằng có thể có một UFO rơi xuống đó với động cơ hạt nhân vẫn bật - một giả thuyết mà ông đã bị chỉ trích rộng rãi.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên một phân tích về những cái cây mà Voronin gửi đến Viện nghiên cứu hạt nhân Budker ở Novosibirsk cho thấy sự gia tăng đột ngột về mức độ strontium và uranium trong các vòng sinh trưởng. Mức này cao gấp 3 đến 4 lần so với mức bình thường và tồn tại khoảng 20 năm trước khi trở lại bình thường. Nếu đó là một 'núi lửa khí', thì nguồn phóng xạ này ở đâu ra?
Vậy rốt cuộc bí mật đằng sau những cái cây khổng lồ này là gì? Chúng là kết quả của một hiện tượng tự nhiên nào đó hay điều gì đó bí ẩn hơn? Chúng có thể liên quan đến nguồn gốc của miệng núi lửa? Đây là một số câu hỏi vẫn chưa được trả lời và điều đó khiến miệng núi lửa Patomskiy trở thành một trong những kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn nhất thế giới.
Những loài thủy quái nguy hiểm ở sông Amazon Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ được biết đến là môi trường sống của nhiều loài động vật khổng lồ và nguy hiểm. Cá mập bò có chiều dài khoảng 3,3m, nặng 312kg. Giống như các loài cá mập khác, chúng có vô số răng nhọn hình tam giác và bộ hàm rất khỏe với lực cắn lên tới 589kg....