Khám phá hầm vang đỏ chuẩn Châu Âu ở Đà Lạt
Nếu như trước đây, khách du lịch muốn tiếp cận và trải nghiệm một hầm rưụ vang đúng nghĩa chỉ có thể tới Pháp hoặc một số nước Châu Âu, thì nay, chỉ cần đến hầm vang Đà Lạt, du khách đã có thể cảm nhận một cách đầy đủ và trọn vẹn về văn hóa rưụ vang.
Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) đã khai trương dự án du lịch với hầm vang chuẩn Châu Âu đầu tiên tại thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Hầm vang sẽ trở điểm du lịch mới ở Đà Lạt
Nằm trong khuôn viên hơn 5ha của công ty Ladofoods, hầm vang tại Lâu đài Vang Đà Lạt là Hầm Vang đúng chuẩn châu Âu duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam. Lấy cảm hứng từ triết lý trồng nho và hoài bão ghi dấu ấn Vang Việt trên bản đồ vang thế giới, Hầm Vang Đà Lạt được thiết kế theo phong cách cổ điển Châu Âu, sang trọng và tinh tế.
Dựa trên địa hình cảnh quan đồi núi Phát Chi, dưới đôi bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư châu Âu, Hầm Vang Đà Lạt hiện ra như mô phỏng chiếc lá hình Elip – đại diện cho triết lý trồng nho và làm rưụ vang của Ladofoods, thể hiện rõ nét thông điệp chú trọng trong việc làm ra những chai vang tuyệt hảo, tốt cho sức khỏe,và thân thiện với môi trường của Ladofoods, đồng thời chứa đựng sự tinh tế, lãng mạn của văn hóa cao nguyên Đà Lạt.
Toàn cảnh Lâu đài Vang Đà Lạt nhìn từ trên cao
Được xây dưng tư năm 2018, Lâu đài Vang Đa Lat được được thiết kế và thi công bởi đội ngũ chuyên gia, kiến trúc sư dạn dày kinh nghiệm từ Châu Âu. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm trọn vẹn không gian văn hóa rưụ vang như ở các quốc gia có truyền thống sản xuất vang lâu đời.
Video đang HOT
Hầm vang có 4 tầng, trong đó tâng hâm co hầm ủ vang nằm sâu dưới lòng đất – lưu trữ hàng trăm thùng gỗ sồi và hàng chuc ngàn chai vang cao câp. Tâng 1 là phòng trưng bày đê du khach ngắm nhìn những kiệt tác rưụ vang Việt đã ghi dấu trên bản đồ vang thế giới.
Tâng 2 la phòng thưởng thức rưụ vang – nơi du khách có thể trải nghiệm những xúc cảm tinh tế từ những chai rưụ vang đặc sắc nhất. Tâng thương là nơi thưởng ngoạn toàn cảnh không gian nhà máy vang từ trên cao va ngăm nhin vườn thượng uyển thơ mộng.
Hầm vang do các kiến trúc sư châu Âu thiết kế và thi công
Lâu đài Vang Đà Lạt va Hâm Vang Đa Lat chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ và khác biệt chưa từng có ở thành phố của những cánh rừng thông.
Theo ông Ing. Martin Bukolsky, thiết kế chính của hầm vang, một trong những tiêu chuẩn quan trọng của một hầm vang tại Châu Âu phải đạt được yếu tố giữ nhiệt độ và độ ẩm đều quanh năm mà không cần hệ thống điều hòa.
“Chúng tôi tính toán rất kỹ khi khảo sát cũng như thiết kế, từ vị trí, địa thế, độ sâu và cửa hầm cũng như phương án xây dựng…. Để đạt được mục tiêu hầm chuẩn Châu Âu. Với công trình này, chúng tôi muốn mang đến cho khách ghé thăm hầm rưụ có thể trải nghiệm một hầm rưụ Châu Âu thực sự ngay tại Việt Nam”, ông cho biết.
Chủ tịch Ladofoods Nguyễn Thành Trung khui vang từ thùng gỗ sồi trong hầm ủ mời Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải
Với danh mục sản phẩm đa dạng như Vang Đà Lạt, Chateau Dalat, Nouvo Sangria, Vivazz, hiện Ladofoods đang cung cấp ra thị trường hơn 4 triệu chai vang/năm.
Ông Milan Novosad, thành viên HĐQT của Ladofoods, kiêm Phó chủ tịch Tập đoàn Elmich Châu Âu cho biết, sản phẩm của công ty không những bán tại Việt Nam mà còn xuất khẩu đi nhiều nước, đặc biệt như Hàn Quốc và Nhật Bản là những thị trường khó tính.
Theo theleader.vn
Đà Nẵng sẽ xây cầu tạm để ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ
Trước tình trạng nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn, khiến nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân TP Đà Nẵng bị thiếu hụt nghiêm trọng, chính quyền TP Đà Nẵng đang xem xét phương án xây dựng đập tạm ngăn sông nhằm ngăn chặn xâm nhập mặn.
Mực nước tại cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ xuống thấp và bị nhiễm mặn từ trung tuần tháng 8 (Ảnh: Đình Tăng)
Theo ông Lê Tùng Lâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, trong thời điểm khoảng trung tuần tháng 8 và đặc biệt những ngày cao điểm từ 18 đến 23/8, tình trạng xâm nhập mặn trên sông Cầu Đỏ rất lớn. Cụ thể, trong thời gian các ngày cao điểm này, độ mặn tại sông Cẩm Lệ và tại cửa thu Nhà máy nước sông Cầu Đỏ luôn trên ngưỡng 1000mg/lít. Do đó, việc khai thác nước mặt ở cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ không thể tiến hành được. Chính vì vậy, việc khai thác nước mặt của Đà Nẵng tập trung tại trạm bơm An Trạch với công suất khoảng 250.000m3/ngày đêm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn TP Đà Nẵng khoảng 300.000 m3/ngày đêm. "Với công suất của trạm bơm An Trạch và độ nhiễm mặn đã quá ngưỡng cho phép tại Cầu Đỏ nên dẫn đến thiếu nước trong thời gian qua. Đây là lý do chính quyền TP xác định phải xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ"- ông Lê Tùng Lâm cho biết.
Nói về vị trí và giải pháp xây đập tạm ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng chia sẻ: Trước thực trạng xâm mặn và thiếu nước sinh hoạt cho TP vừa qua, Công ty cấp nước Đà Nẵng đã tham mưu với TP phương án đập tạm trên sông Cầu Đỏ. Trên cơ sở xem xét, lấy ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan chuyên môn, UBND TP thống nhất vị trí của đập tạm này tại khu vực cận về phía thượng lưu cầu Nguyễn Tri Phương với chiều dài khoảng 200m. Phương án kỹ thuật thi công đập là đóng cừ Lassen xuống lòng sông, đồng thời gia cố bằng bao cát phía đầu 2 bờ và hệ khung đỡ 2 bên. Trong quá trình thi công đóng cừ Lassen, sẽ không cho đóng kín ngay cửa xả mà vẫn cho nước từ thượng lưu tràn về.
Hiện vấn đề tập kết vật tư, thiết bị đang được tiến hành và sẵn sàng triển khai thi công ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố - ông Lâm cho biết và thông tin thêm, tiến độ thi công công trình này dự kiến hoàn thành trong 4 ngày kể từ lúc khởi công; đồng thời TP cũng đã chuẩn bị phương án để tháo dỡ ngay đập tạm này khi có thông tin cảnh báo lũ trên sông.
Ngoài phương án xây dựng đập tạm ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ như ở trên vừa đề cập, đại diện sở Xây dựng TP Đà Nẵng cũng cho biết, trước việc thiếu nước sinh hoạt của người dân TP như thời gian qua, các ngành chức năng của TP đã tham mưu UBND TP xây dựng kế hoạch cấp nước cho toàn TP, tiếp tục đầu tư nhà máy nước Hòa Liên giai đoạn 2 thêm 120.000m3/ngày đảm bảo an ninh nguồn nước về lâu dài cho TP Đà Nẵng.
Để hỗ trợ người dân Đà Nẵng có nước phục vụ sinh hoạt, chính quyền TP đã đưa xe bồn chở nước tới các điểm dân cư thiếu nước (Ảnh: Đình Tăng)
Đồng thời, UBND TP Đà Nẵng cũng đã có kế hoạch xây dựng một số vị trí khai thác nước ngầm tại khu vực cuối nguồn, có nguy cơ thiếu nước cao như khu vực quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Nguồn nước ngầm khai thác này chỉ để sử dụng cho sinh hoạt, tắm giặt ở các khu vực khu dân cư thiếu nước. Riêng đối với các hoạt động khác như ăn uống sẽ vẫn dùng xe bồn cung cấp nếu khan thiếu. Ngoài ra, một phương án hỗ trợ để đảm bảo nguồn nước tại các địa bàn thiếu nước này cũng được đưa ra là tận dụng nguồn nước xử lý tại các trạm xử lý nước thải trên địa bàn để tưới cây, qua đó góp phần tiết giảm lưu lượng nước sinh hoạt đang được dùng để tưới cây xanh của TP như trong thời gian qua.
Đặc biệt, để đảm bảo an ninh nguồn nước cho TP Đà Nẵng, về lâu dài chính quyền và các ngành chức năng của TP đang xem xét, tính đến việc xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên nhằm sử dụng nguồn nước thô ở sông Cu Đê nằm về phía Tây Bắc TP. Công trình giai đoạn 1 của Nhà máy nước này sẽ khởi công xây dựng vào cuối tháng 9/2019 tới đây.
Với những phương án kể trên, chính quyền TP Đà Nẵng tin tưởng rằng sẽ chấm dứt được tình trạng thiếu nước sinh hoạt của TP khi mùa khô tới./.
Đình Tăng
Theo ĐCSVN
Cổ phiếu DAH giảm mạnh 26% trong vòng 1 tuần, 1 lãnh đạo Đông Á Hotel tranh thủ đăng ký mua 2 triệu cp Dự kiến giao dịch thành công bà Giang sẽ chính thức trở thành cổ đông lớn của Đông Á Hotel với 2 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 5,85%. Bà Nguyễn Thu Giang - Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á (Đông Á Hotel - DAH) vừa thông báo đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu...