Khám phá hầm trú ẩn xa hoa dưới lòng đất của giới siêu giàu thế giới
Bạn có tò mò liệu những tỷ phú thế giới xây hầm trú ẩn trông sẽ như thế nào không?
Hầm trú ẩn dưới lòng đất hay còn gọi là boongke được xây dựng với mục đích bảo vệ người ở khỏi những mối đe dọa trên mặt đất như biến đổi khí hậu, bất ổn xã hội, chiến tranh hạt nhân, siêu bão đột biến hay vi rút tấn công máy tính không thể ngăn chặn…
Hầm trú ẩn không khác gì cung điện, khách sạn 5 sao của giới xa hoa. Ảnh: Vivos.
Nhiều tỷ phú, người siêu giàu trên thế giới đang có xu hướng xây dựng hầm trú ẩn cho riêng mình như cách nỗ lực tự bảo vệ khỏi những thiên tai, trắc trở. Những người thuộc tầng lớp thượng lưu này đã kết nối với các công ty sinh tồn chuyên xây dựng boongke hàng đầu để sở hữu căn hầm thoát nạn sang trọng bậc nhất.
Bên trong ăn phòng ngủ với nội thất đắt tiền của hầm trú ẩn. Ảnh: Oppidum.
Không chỉ sở hữu nội thất hiện đại, các căn hộ ngầm này có thể có diện tích lên đến hàng trăm mét vuông với đầy đủ các tiện nghi, cung cấp cho người ở một không gian sống không thua gì so với trên mặt đất. Nhiều hầm trú ẩn sang trọng còn sở hữu cả gara để xe, rạp chiếu phim, hồ bơi, sân bóng, vườn cây…
Video đang HOT
Bể bơi hạng sang bên trong một hầm trú ẩn. Ảnh: Vivos.
Ngoài ra, các nhà sản xuất còn cung cấp các cơ sở, dịch vụ về an ninh, y tế, đảm bảo rằng khách hàng sẽ có cuộc sống bình thường và an toàn nhất có thể. Công ty Rising S đến từ Mỹ còn cho biết khách hàng có thể ở dưới hầm này đến một năm và không cần ra ngoài.
Căn phòng chăm sóc với các thiết bị y tế siêu xịn, hiện đại. Ảnh: Rising S.
Giá của các boongke này có thể từ hàng chục nghìn USD đến hàng triệu USD. Theo công ty Rising S, căn rẻ nhất có giá khởi điểm là 40.000 USD, căn sang trọng nhất là 9,6 triệu USD.
Ngoài ra, nếu thêm các nhu cầu khác đặc biệt của khách như cửa chống đạn, mô phỏng ánh sáng mặt trời tự nhiên hay phòng trưng bày nghệ thuật thì có thể lên đến con số 14 triệu USD.
Nhà để xe khổng lồ dành cho chủ nhân của những chiếc xe đắt tiền. Ảnh: Oppidum.
The Oppidum, một công ty sản xuất lớn ở Cộng hòa Séc tuyên bố rằng, họ có thể làm boongke lớn nhất thế giới và xây dựng tất cả loại cơ sở vật chất mà khách hàng yêu cầu. Công ty từng xây dựng chuồng ngựa, trường bắn, sân chơi bowling… để phục vụ cho “những khách hàng quyền lực nhất trên thế giới”.
Hầm trú ẩn nhìn từ trên cao của Oppidum. Ảnh: Oppidum.
Tuy nhiên trên thực tế, chưa có một cơ sở chắc chắn nào có thể khẳng định những chiếc boongke này có thể bảo vệ tuyệt đối sự an toàn cho người ở. Những chiếc hầm trú ẩn này sinh ra theo niềm tin của những người có mong muốn sở hữu nó nhiều hơn.
Theo Douglas Rushkoff – giáo sư Đại học New York (Mỹ), dù ở dưới đất liền, trên biển hay thậm chí là hành tinh khác, các boongke này cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không thể bảo vệ những người cư trú khỏi các mối nguy hiểm một cách thực sự.
Hãng hàng không chỉ phục vụ giới siêu giàu
Được ra mắt vào năm 1987, MGM Grand Air là hãng hàng không chỉ phục vụ ghế hạng nhất và cung cấp dịch vụ siêu sang trọng tại Mỹ.
Hãng hàng không MGM Grand Air do tỷ phú Kirk Kerkorian sáng lập với mục đích ban đầu là phục vụ những người giàu có trên tuyến từ sân bay Los Angeles (LAX) tới sân bay John F. Kennedy (JFK) tại New York, đặc biệt là đưa những hành khách có nhu cầu tới sòng bài tại Las Vegas của ông.
Là một hãng hàng không nhỏ nhưng sang trọng, MGM Grand Air vận hành 3 chiếc máy bay Boeing 727 và 3 chiếc Douglas DC-8 với thiết kế xa hoa. Quy định của hãng là không phục vụ quá 33 hành khách/chuyến dù hai mẫu máy bay trên có thể chở 100 hành khách hoặc hơn theo công suất hoạt động tiêu chuẩn.
Máy bay của hãng hàng không MGM Grand Air.
Hãng hàng không này hứa hẹn rằng hành khách sẽ không phải xếp hàng, không cần làm thủ tục lên máy bay và không cần chờ đợi lấy hành lý. Nhân viên khuân vác của hãng sẽ đưa hành lý lên máy bay và trả tại điểm đến. Hãng còn cung cấp dịch vụ xe limousine đưa đón tận nơi tùy chọn. Các phòng chờ đặc biệt của MGM Grand Air ở cả hai sân bay LAX và JFK đều cung cấp các tiện nghi sang trọng và dịch vụ trợ giúp đặc biệt.
Trên máy bay luôn có 5 tiếp viên hàng không, có quầy bar cũng như các khoang riêng phục vụ họp hành. Họ cũng cung cấp dịch vụ ăn uống đầy đủ với rượu vang và sâm panh hảo hạng. Phòng vệ sinh trên máy bay của hãng có vòi nước bằng vàng và xà phòng được khắc chữ tạo dấu ấn riêng.
Tất cả những dịch vụ này sẽ được cung cấp với giá vé chỉ cao hơn giá vé hạng nhất của các hãng hàng không khác một chút. Cụ thể, một chuyếnbay từ Los Angeles đến New York có giá 1.400 USD; từ Los Vegas và New York là 1.000 USD, và 180 USD để bay giữa Los Angeles và Las Vegas.
Ban đầu MGM Grand Air được những người nổi tiếng và giới siêu giàu rất ưa chuộng và sau đó họ mở thêm được các đường bay khác. Tuy nhiên, hãng ngày càng khó khăn để tìm đủ 33 khách cho một chuyến bay, MGM Grand Air cuối cùng đã mở thêm nhiều đường bay hơn, nhưng ngày càng khó khăn để tìm đủ 33 khách/chuyến.
Lợi nhuận của hãng dần ít đi trong những năm 1990 khi máy bay phản lực tư nhân trở nên phổ biến hơn. Vào năm 1995, hãng hàng không này được bán và đổi tên thành Champion Air, chuyên cung cấp các chuyến bay thuê cho các đội thể thao và các cơ quan chính phủ.
Nhưng hãng này cũng đã phải đóng cửa hoàn toàn vào năm 2008 khi dịch vụ này không còn được ưa chuộng, cùng với giá năng lượng tăng cao và đội bay Boeing 727 đã quá lạc hậu.
Khám phá thị trấn độc đáo nhất thế giới, nơi cư dân hầu hết sống dưới lòng đất Thị trấn Coober Pedy là một trong những nơi khác thường, độc đáo nhất ở Úc và có lẽ là cả trên thế giới. Coober Pedy là một thị trấn nhỏ (với khoảng 2000 cư dân) ở vùng hẻo lánh của bang Nam Úc, cách thủ đô Uluru khoảng 9 giờ về phía tây nam. Nơi đây được mệnh danh là thủ phủ...