Khám phá Hạ Long từ đỉnh núi Bài Thơ
Đây là một địa điểm dành cho những người ưa thích chút mạo hiểm, muốn khám phá thành phố bên bờ vịnh từ một góc nhìn thật khác biệt.
Nhắc đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), người ta thường nghĩ đến vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên thế giới, những bãi tắm cát trắng trải dài hoặc những nhà hàng hải sản khoái khẩu, nhưng ít người biết đến một thắng cảnh cũng hấp dẫn không kém, điểm đến dành cho những ai ưa một chút mạo hiểm, muốn khám phá thành phố bên bờ vịnh từ một góc nhìn thật khác biệt, để rồi có thể cảm nhận một cách trọn vẹn nhất vẻ đẹp hùng vĩ mênh mang của cả vùng trời và vùng biển vùng Đông Bắc. Đó chính là núi Bài Thơ.
Núi Bài Thơ là một ngọn núi đá vôi đẹp cao hơn 200m, nằm sừng sững giữa lòng thành phố. Núi có kiến tạo địa chất đặc biệt: một nửa chân núi gắn với đất liền, nửa kia ngâm trong nước biển.
Không chỉ là một thắng cảnh, núi Bài Thơ còn là di tích lịch sử và văn hóa độc đáo. Chùa Long Tiên nằm dựa vách núi là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của thành phố Hạ Long. Khách du lịch nên tới đây thắp hương và tận hưởng không khí tĩnh lặng trước khi bắt đầu hành trình lên núi.
Đường mòn lên đỉnh núi tương đối trắc trở, có đoạn có bậc thang, nhưng có đoạn phải bám lấy vách đá mà đi. Ngay cả lối vào chân núi cũng khá khó tìm, chỉ là con ngõ nhỏ nằm lọt thỏm giữa những dãy nhà dân san sát.
Video đang HOT
Càng lên cao, thành phố càng khuất dần sau những vách đá vôi và dây leo chằng chịt.
Theo chân người lên núi còn có tiếng bước chân lộc cộc của những đàn dê được chăn thả tự do. Nếu may mắn, bạn có thể sẽ gặp được cả những chú khỉ đang gọi nhau chí chóe trên một vách đá nào đó.
Đỉnh núi đã hiện ra sau cả giờ đồng hồ mải miết leo bộ. Lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên đỉnh cao nhất từ những năm kháng chiến chống Pháp, khi một người thợ mỏ đã dũng cảm vạch đường lên núi cắm cờ, kêu gọi tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân mỏ lúc bấy giờ.
Đứng hiên ngang là tấm bia đá khắc lịch sử của ngọn núi: “ Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến, khi có giặc thì đốt lửa báo tin về kinh đô. Dân gian gọi là núi Dọi Đèn (Truyền Đăng)”…
Một góc biển trời vịnh Hạ Long nhìn từ đỉnh núi. Năm 1468, vua Lê Thánh Tông đề thơ khắc trên vách đá, từ đó núi có tên Bài Thơ. Hiện nay ta vẫn có thể thấy những bài thơ khác của nhiều tao nhân mặc khách khi du ngoạn qua đây, trong đó có chúa Trịnh Cương.
Đứng từ đỉnh núi, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh của thành phố, từ những con thuyền nhỏ bé trên mặt biển bên bờ khu du lịch Bãi Cháy… .. cho đến những ngôi nhà bám vào chân đảo đá đặc trưng của Hạ Long.
Từng cánh chim chao lượn trên mặt vịnh khi chiều về, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng không kém phần yên bình.
Hoàng hôn nhuộm vàng một góc trời.
Thành phố Hạ Long lung linh trong ánh đèn đêm.
Mẹo du lịch:
Núi Bài Thơ nằm giữa trung tâm thành phố nên bất cứ khách du lịch nào đến Hạ Long cũng có thể thêm vào lịch trình của mình chuyến hành trình lên núi.
Trang bị: Tuy là một ngọn núi tương đối thấp nhưng đường lên khá khó, các bạn hãy chuẩn bị giày, quần áo dài, nước uống và đồ ăn nhẹ.
Hỏi đường: Không một người Hạ Long nào không biết đến núi Bài Thơ, nhưng không phải ai cũng biết đường lên núi. Bạn hãy hỏi kĩ người dân xung quanh khu vực chợ Hạ Long I để có thể tìm được đường chính xác nhất.
Các điểm tham quan khác quanh chân núi: Vách núi có dấu tích các bài thơ cổ, di tích tổ đường dây điện đàm của Bưu điện Quảng Ninh trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Long Tiên, chợ Hạ Long
Theo VNN
Tập thơ giấy dó tập hợp nhiều nhà thơ nhất
Tập thơ có tên "Thơ - Thủ Bút & Tự Chọn", tập hợp 152 nhà thơ, đều là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam và Hội Nhà Văn TP. HCM. Mỗi nhà thơ chọn một bài thơ ưng ý do mình sáng tác và tự viết tay, ký tên trên giấy dó. Những tờ giấy dó này có kích thước 26x36cm sau đó được đính trên nền giấy màu xanh, khổ rộng 31x43cm. Cả tập thơ đặt trong một hộp gỗ sơn mài màu nâu, bên trên lộng kiếng. Tất cả có trọng lượng khoảng 18kg.
Tập thơ sắp xếp theo thứ tự ABC. Ở đây, có thể thấy sự góp mặt rất đáng trân trọng của các nhà thơ - nhà giáo lão thành như Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Trần Thanh Đạm... Các nhà văn làm thơ như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng... Nhà giáo - nhà thơ viết thơ bằng chân Nguyễn Ngọc Ký, nhà thơ Inrasara viết cả chữ Việt và chữ Chăm, nhà thơ Vũ Xuân Hương viết cả chữ Việt và chữ Hán, nhà thơ Đặng Thị Quế Phượng viết chữ Việt và chữ Nôm... Và nhiều nhà thơ tên tuổi như Hưởng Triều - Trần Bạch Đằng, Nguyễn Nhật Ánh,Nguyễn Chí Hiếu, Trương Nam Hương, Lê Thị Kim, Tôn Nữ Hỉ Khương, Nguyễn Thái Dương, Lê Minh Quốc, Nguyễn Vũ Tiềm, Hoài Vũ,... Ai cũng trân trọng, nâng niu, người thì cẩn thận nắn nót từng nét bút, người thì viết theo lối thư pháp mới.
Nhà thơ Lê Minh Quốc (bìa phải) - người góp mặt trong tập thơ
Tập thơ độc bản này được trưng bày trong "Ngày Thơ Việt Nam" tổ chức tại Đền Hùng vào Tết Nguyên Tiêu - rằm tháng giêng Đinh Hợi (3/3/2007). Trước đó, lúc 15g ngày 6/2/2007, tập thơ được mang ra đấu giá và số tiền thu được gởi đến cho các trẻ em đang là nạn nhân chất độc màu da cam đón Tết cổ truyền. Ý tưởng và tổ chức thực hiện tập thơ viết tay này là của Ban thơ Đương Đại - Hội Nhà văn TP. HCM.
Theo dân trí
Ra đi để quay về Họ từng bên nhau với tình cảm của những đứa trẻ mới lớn, rụt rè, mong manh. Lớn lên, đã mang trong mình những thay đổi, nhưng tình yêu dại khờ ấy thì vẫn thế. Song, anh là một chàng trai khó hiểu và có thể làm cho người con gái bên cạnh mình phát điên vì thái độ khi dửng dưng, lúc...