Khám phá đường cống 150 năm tuổi, cổ nhất Sài Gòn
Tại TP.HCM và Hà Nội có khoảng 200 km cống vòm dưới lòng đất có độ tuổi hơn 100 năm, được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong đó, hệ thống cống vòm tại TP.HCM được xem là cổ nhất, gần 150 năm tuổi, có chiều dài khoảng 100 km, được người Pháp xây vào năm 1870.
10 giờ sáng ngày 10.6, chúng tôi khám phá hệ thống cống vòm cổ nhất Sài Gòn, nằm dưới lòng đường Đồng Khởi và Nguyễn Du (Q.1).
Khi vừa đặt chân xuống miệng cống vòm tại góc ngã tư Nguyễn Du – Đồng Khởi, khí metan nồng nặc sộc vào mũi. Theo lời của các công nhân thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, người có sức khỏe yếu nếu hít phải loại khí này có thể ngất xỉu, thậm chí là tử vong.
Tại TP.HCM có khoảng 932 km cống cũ, trong đó có gần 100 km cống vòm, tập trung nhiều nhất tại Q.1, 3, 5 và Q.6. Đường cống vòm đoạn lớn nhất có đường kính gần 2 mét rưỡi, cao gần 2 m; nhỏ nhất có đường kính và chiều cao vào khoảng 0,5 m.
Video đang HOT
Riêng đường cống vòm dưới lòng đường Đồng Khởi, Nguyễn Du… có đường kính khoảng 1 m, cao khoảng 1,5 m. Mực nước dưới cống khoảng từ 5-10 cm, nơi sâu nhất khoảng 20cm.
Đường cống từ nhà thờ Đức Bà, dọc đường Đồng Khởi đến ngã tư Lê Thánh Tôn – Đồng Khởi có chiều dài khoảng 100m. Sát 2 mép đáy cống loang lổ, có chỗ bị nước khoét sâu vào hai bên. Bề mặt phía trong đường cống được gia cố bằng một lớp xi- măng.
Có những chỗ gạch đã bị bong tróc. Đặc biệt, có nhiều thanh sắt đã gỉ sét, nhọn bén lú ra, nhấp nhô xung quanh đường cống này.
Bên trong hệ thống cống vòm này có 2 loại sinh vật phổ biến, là: dán và cá. Nếu dán bám trụ ở bề mặt đường cống, các hóc thì dưới nước có khá nhiều cá trê.
Hệ thống cống vòm này cách mặt đường khoảng 3m, nếu áp tai vào thành cống có thể nghe tiếng động của xe cộ đang lưu thông. Hệ thống cống này đang là con đường thoát nước chính của khu vực.
Minh Luân – Thanh Bình
Theo Thanhnien
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trùng tu sau gần 140 năm
Nhiều hạng mục của nhà thờ Đức Bà đã xuống cấp nghiêm trọng nên công trình kiến trúc cổ này dự kiến được trùng tu, sửa chữa trong thời gian tới.
Trao đổi với VnExpress chiều 10/6, Linh mục Vương Sĩ Tuấn - phụ tá tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn - cho biết nhìn bề ngoài công trình vẫn rất chắc chắn và vững chãi. Tuy nhiên, nhiều hạng mục của nhà thờ đã xuống cấp nặng, cần được sửa chữa.
"Do nhà thờ là một công trình kiến trúc đặc biệt nên chúng tôi vẫn đang làm việc với các sở, ngành chức năng của TP HCM để thẩm định mức độ xuống cấp như thế nào, hư hỏng ra sao. Phương án là sẽ thuê một công ty độc lập để họ thẩm định và sửa chữa", Linh mục Tuấn nói.
Nhà thờ Đức Bà gần 140 tuổi là một công trình kiến trúc đặc biệt của TP HCM. Ảnh:Hữu Công
Theo ông Tuấn, khối lượng công việc khá nhiều nên quá trình trùng tu có thể kéo dài hơn 6 tháng, song chưa biết chính xác khi nào sẽ khởi công. Trong quá trình sửa chữa nhà thờ vẫn mở cửa để du khách và người dân đến dự thánh lễ.
Các hạng mục của công trình dự kiến sẽ được sửa chữa gồm mái ngói, 2 ngọn tháp, cột, kèo, rui mè, kính... Ngoài ra, các bức tường phía ngoài bị bôi bẩn cũng được làm sạch. "Riêng các viên gạch do vẫn còn tốt nên sẽ không phải sửa chữa thay thế gì", linh mục Tuấn cho biết thêm.
Nhà thờ Đức Bà được xây năm 1877, hoàn thành sau 3 năm và được Tòa thánh Vatican phong lên hàng tiểu Vương cung Thánh đường từ năm 1959 (tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội). Công trình có chiều dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m nằm ngay trung tâm quận 1, TP HCM.
Đây là công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít được cho là mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi. Không như những nhà thờ khác tại TP HCM, nhà thờ Đức Bà không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh.
Các bức tường của công trình kiến trúc cổ đang bị bôi bẩn. Ảnh: Hữu Công
Do nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel. Ngày thường, khu vực quanh nhà thờ Đức Bà là địa điểm quen thuộc của nhiều bạn trẻ và cũng là nơi nhiều cô dâu, chú rể đến chụp ảnh cưới.
Không chỉ người dân thành phố, nhà thờ Đức Bà còn là điểm tham quan của rất nhiều khách du lịch quốc tế. Mỗi ngày có hàng trăm đoàn khách nước ngoài đến tham quan, dự lễ tại thánh đường này.
Hữu Công
Theo VNE
Trưng bày những bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển đảo ở Trường Sa Những tấm bản đồ cổ, những văn bản Hán - Nôm, Châu bản thời Nguyễn; văn bản hành chính, hình ảnh thời kỳ Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa... đều khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Hàng loạt bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng...