Khám phá động Tiên Công
Với những ai thích khám phá thì động Tiên Công (H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) là một điểm đến thú vị nhờ nơi này sở hữu vẻ đẹp đậm chất hoang sơ của núi rừng Trường Sơn.
Lối vào động Tiên Công
Động nằm ở độ cao 1.091m, còn có tên gọi khác là Cớp Va, thuộc địa phận xã Hồng Kim, cách trung tâm thị trấn A Lưới 5km về phía tây bắc, cách trung tâm TP.Huế 77km về hướng đông nam.
Động Tiên Công ở lưng chừng của dãy núi A Túc, dưới chân là con sông Tà Rình và phía trước mặt có đường Hồ Chí Minh đi qua. Đường lên động khá khó khăn bởi phải vượt qua gần 1km đường rừng và dốc.
Đứng trên động, ta có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới. Chính điều đó mà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội đã sử dụng động như một trạm quan sát.
Sau chiến dịch Xuân 68, đế quốc Mỹ đã mở nhiều đợt tấn công chiếm các điểm cao bằng những vũ khí tối tân và thả bom khiến động Tiên Công sập cửa hang. Động Tiên Công đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Vì thế, động Tiên Công đã không còn nguyên vẹn như cũ mà cửa hang chính đã đóng. Thay vào đó, động sinh ra những hang nhỏ đan xen giữa những tảng đá lớn, nằm cheo leo giữa núi.
Không dễ để vào những hang nhỏ này. Bởi lối đi khá dốc với những tảng đá trơn trượt đầy rêu. Tuy nhiên, cảnh vật thì rất thú vị bởi hai bên lối đi là những tảng đá đầy rêu xanh rất đẹp. Nhìn lên cao là ánh mặt trời le lói qua vách núi.
Chinh phục động Tiên Công và đứng trên động nhìn xuống toàn cảnh thung lũng A Lưới là một khám phá thú vị và đáng nhớ.
Động Tiên Công ở lưng chừng của dãy núi A Túc, dưới chân là con sông Tà Rình
Động Tiên Công đã không còn nguyên vẹn như cũ mà cửa hang chính đã đóng
Động chỉ còn những hang nhỏ đan xen giữa những tảng đá lớn
Video đang HOT
Động nằm cheo leo giữa núi
Đường lên động khá khó khăn bởi phải vượt qua vài trăm mét đường rừng và dốc
Không dễ để vào những hang nhỏ
Cảnh vật khá thú vị bởi hai bên lối đi là những tảng đá đầy rêu xanh rất đẹp
Nhìn lên cao là ánh mặt trời le lói qua vách núi
Không dễ để vào những hang nhỏ này, bởi lối đi khá nhỏ, dốc với những tảng đá trơn trượt đầy rêu
Động Tiên Công khá hoang sơ
Động Tiên Công là điểm đến thú vị với những ai thích khám phá
Đứng trên động ta có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới
Theo iHay
Về Đồng Hới thăm di tích lịch sử
Nằm ngay cửa sông Nhật Lệ, Đồng Hới (Quảng Bình) từng được chúa Nguyễn xây thành lũy để phòng thủ trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh, kéo dài gần nửa thế kỷ. Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên.
Thành Đồng Hới
Ở thế kỷ 20, Đồng Hới cũng là nơi hứng chịu nhiều bom đạn tàn phá mà dấu tích ghi lại qua rất nhiều tượng đài và vết tích còn sót lại.
Bắt đầu từ Quảng Bình quan, một trong ba cửa ải của hệ thống lũy Thầy hay lũy Đào Duy Từ (mang tính chất phòng thủ), do nhà chiến lược quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây đắp năm 1631.
Theo ghi chép của di sản này, năm 1826, cổng thành được xây lại bằng gạch đá và đến năm 1961 lại được tu sửa. Tuy nhiên, bom đạn trong chiến tranh giai đoạn 1965-1968 đã san bằng cổng, chỉ còn lại phần móng. Đến năm 1994, di tích được phục hồi và được chọn là biểu tượng lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình quan, trung tâm thành phố
Đối diện Quảng Bình quan, con đường mang tên Mẹ Suốt dẫn thẳng ra bờ sông Nhật Lệ, nơi dòng nước hiền hòa chảy xuyên dưới chân cầu Nhật Lệ nối bán đảo cát trắng Bảo Ninh với trung tâm thành phố. Dọc hai bên bờ sông, những vết thương chiến tranh vẫn còn đậm dấu. Tượng đài Mẹ Suốt chèo đò được dựng ngay nơi ngày xưa là bến đò, nhưng nay đã được xây thành một bến thuyền dẫn lên chợ Đồng Hới.
Tượng đài Mẹ Suốt
Đi ngược lên hướng bắc theo con đường Nguyễn Du ven sông Nhật Lệ, bạn sẽ đến nhà thờ Tam Tòa. Mặt tiền và tháp chuông cùng một cột đỡ là những gì còn sót lại của ngôi nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 19 này.
Nhà thờ Tam Tòa
Di tích này nằm ngay công viên cảng Nhật Lệ, nơi từng là khu vực trung chuyển, tiếp viện chiến lược nối với hệ thống đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Hiện khu vực này trở thành không gian công cộng dành cho người dân đến thư giãn ven sông.
Cảng Nhật Lệ
Cũng trên con đường dọc bờ biển kéo dài ra khu vực phía sau của sân bay, bạn sẽ gặp vết tích của Phòng tuyến Nhật Lệ được xây dựng vào năm 1631 còn sót lại. Phòng tuyến này dài 12 km, cao 6 m, rộng 6 m, một phần của hệ thống lũy Đào Duy Từ. Nơi đây từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt của hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn. Tượng Đào Duy Từ cũng được đặt thờ ngay chân ngọn hải đăng nằm trên hệ thống phòng tuyến.
Phòng tuyến Nhật Lệ
Chạy dọc theo bờ biển, với một bên là bãi biển và một bên là cồn cát được những hàng dương phủ xanh rì đến gần khu vực sân bay, một vài pháo đài trong khu vực trận địa pháo Quang Phú vẫn còn sót lại.
Bệ pháo đài
Từ trung tâm thành phố lang thang về phía nam, con đường Lê Lợi nối với Lý Thái Tổ sẽ dẫn đến xã Đức Ninh, nơi có trận địa pháo Lão dân quân và khu giao tế. Khu giao tế được xây dựng dành đón các phái đoàn nước ngoài, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, đến thăm, họp báo và nghỉ tại Quảng Bình.
Khu giao tế
Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên, song song đó còn được tận hưởng và chiêm ngưỡng khung cảnh còn nhiều hoang sơ quanh thành phố.
Theo iHay
Thánh địa Mỹ Sơn nhìn từ bầu trời Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999. Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam), cách Đà Nẵng khoảng 70 km. Khu đền tháp nằm trong một...