Khám phá dòng sông biểu tượng của thành phố Nha Trang
Từ hơn một thiên niên kỷ trước, người Chăm đã tạo nên một cộng đồng dân cư trù phú ở hai bên bờ sông Cái Nha Trang…
Có chiều dài 84 km, sông Cái còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, là dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Nha Trang.
Theo một giả thuyết lịch sử, người Chăm xưa gọi sông Cái là Ya Trang, có nghĩa là dòng sông mọc nhiều lau sậy. Từ đó cái tên “Nha Trang” được hình thành do cách phiên âm của người Việt.
Từ hơn một thiên niên kỷ trước, người Chăm đã tạo nên một cộng đồng dân cư trù phú ở hai bên bờ sông Cái. Di tích Chăm nổi tiếng của thành phố Nha Trang là tháp Bà Po Nagar, nằm trên đồi Cù Lao bên bờ Bắc của dòng sông. Khu thờ tự này có lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ 7.
Một di tích Chăm khác là Hòn Đá Chữ nằm ở cửa sông, gồm hai cụm đá nằm gần nhau nhô lên giữa mặt nước. Trên Đá Chữ có khắc nhiều ký tự cổ của người Chăm, do bị bào mòn theo thời gian nên không còn đọc được.
Từ thế kỷ 17, người Việt đến định cư ở Nha Trang và bồi đắp thêm cho đời sống văn hóa tâm linh trên dòng sông Cái. Không chỉ Việt hóa việc thờ phụng ở các di tích Chăm cổ, cư dân Việt còn xây thêm miếu Cậu ở mỏm đá gần Hòn Đá Chữ.
Vào cuối thế kỷ 18, dòng sông Cái đã chứng kiến nhiều trận thủy chiến quyết liệt giữa quân khởi nghĩa Tây Sơn và lực lượng của chúa Nguyễn.
Video đang HOT
Theo thời gian, các khu dân cư của người Việt hình thành ngày một đông đúc ở bờ Nam sông Cái. Đây là cơ sở để người Pháp tiến hành quy hoạch đô thị Nha Trang những thập niên cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta đã chiếm giữ nhiều làng mạc ở phía Bắc sông Cái. Quân Pháp hàng ngày cho máy bay ném bom, hạm tàu nã pháo vào phòng tuyến ta. Cuộc chiến của bộ đội, tự vệ Nha Trang chống trả quân Pháp diễn ra ác liệt.
Trong kháng chiến chống Mỹ, vùng ngoại vi ở bờ Nam sông Cái là nơi lực lượng giải phóng xây dựng căn cứ để lãnh đạo phong trào cách mạng Nha Trang. Giai đoạn này, dòng sông luôn dậy sóng do hoạt động tuần tiễu của tàu Mỹ. Giữa ta và địch đã có nhiều trận đánh quyết liệt…
Sau khi đất nước hòa bình và thống nhất, sông Cái trở về với dáng vẻ thanh bình đã đi vào thơ ca. Dòng sông này là nguồn sống của hàng nghìn gia đình trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.
Từ những năm 2000, sông Cái góp phần định hình một diện mạo cảnh quan đô thị mới cho thành phố Nha Trang. Dòng sông cũng đóng góp những sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, như “tour” khám phá sông Cái bằng thuyền, các khu nghỉ dưỡng bên sông…
Với nhiều thế hệ người dân Nha Trang, sông Cái gắn với những kỷ niệm trải dài từ thuở thiếu thời cho đến khi đầu bạc răng long. Biết bao mối tình đã đơm hoa kết trái từ những buổi hẹn hò lãng mạn bên bờ sông hiền hòa.
Với du khách phương xa, khung cảnh cửa sông Cái và cầu Xóm Bóng nhìn từ tháp Po Nagar đã trở thành một hình ảnh ghi dấu trong tâm trí mỗi khi có dịp ghé thăm thành phố biển tuyệt đẹp ở dải đất miền Trung này…
Chùa Ốc - Ngôi chùa làm từ vỏ ốc độc nhất vô nhị ở Nha Trang
Được xem là ngôi chùa làm từ vỏ ốc độc nhất vô nhị, chùa Ốc ở Nha Trang mang kiến trúc xây dựng độc đáo khiến ai ai cũng ngỡ ngàng.
Từ dáng vẻ, vật liệu xây dựng, kết cấu của ngôi chùa đều lạ lùng, tạo nên một chốn thanh tịnh đầy bí ẩn.
Chùa Ốc ở Nha Trang còn được gọi với cái tên là chùa Từ Vân, được xây dựng từ các vật liệu là đặc trưng của vùng biển nơi đây, đó là vỏ sò, đá san hô hay vỏ ốc,...có thể nói đây là ngôi chùa có một không hai ở Việt Nam chính nhờ những vật liệu thủ công cấu tạo nên chùa Ốc.
Ghé thăm ngôi chùa Ốc ở Nha Trang
Chùa Ốc được xây dựng từ năm 1986, nằm ở trung tâm thị xã Cam Ranh, cách trung tâm thành phố Nha Trang chừng 60km về hướng Nam. Trải qua vô vàn biến cố lịch sử, chứng tích của giai thoại chiến tranh, ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành tịnh tâm của các nhà sư mà còn là danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách trong và ngoài vùng.
Tham quan ngôi chùa độc nhất được làm từ vỏ ốc
Từ xa nhìn qua cổng chùa du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh con thuyền Bát Nhã cao 3 tầng dài 10 met được kết gắn bằng ốc. Hướng bên phải là tượng Phật linh thiêng còn hướng bên trái chính là điện Quan âm uy nghi.
Tòa tháp Bảo Tích tại chùa Ốc ở Nha Trang
Ấn tượng nhất của công trình chùa Ốc Từ Vân chính là tháp Bảo Tích, với độ cao gần 40m - cũng là tòa tháp cao nhất Việt Nam theo ghi nhận. Tháp cũng là tổ hợp của 49 tháp nhỏ cấu thành và trên mỗi tháp nhỏ lại có một tượng Phật nghìn tay nghìn mắt, hàng trăm pho tượng Phật đủ kích thước từ nhỏ đến lớn được sắp đặt kì công, tỉ mỉ trên tháp.
Phía bên trong tòa tháp Bảo Tích tại chùa Ốc ở Nha Trang
Tòa tháp có 8 cửa biểu thị cho triết ký bát chánh đạo của Phật giáo. Nhiều du khách choáng ngợp bởi những trang trí họa tiết hoa văn gắn kết từ vỏ sò, vỏ ốc vô cùng tỉ mỉ và kì công của tòa tháp này. Điều làm người ta ngỡ ngàng hơn cả đó chính là tòa tháp sáng tạo đầy khéo léo Bảo Tích được thiết kế và xây dựng chính bởi các vị sư trong chùa.
Các hoa văn trang trí được kết từ vỏ sò vỏ ốc
Ghé thăm ngôi chùa độc đáo này, bạn cũng nên trải nghiệm hành trình xuống 18 tầng địa ngục cực kỳ thú vị, với đường hầm dài 599 met lối đi khúc khuỷu quanh co vừa tối vừa nhỏ hép đi xuyên xuống lòng đất, xây dựng từ các loại đá san hô, từ vỏ ốc và được bọc hình rồng bên ngoài vô cùng bắt mắt.
Du khách ngỡ ngàng trước công trình kiến trúc này
Khi tiến sâu vào con đường địa ngục, bạn sẽ tò mò bởi những hình ảnh khắc họa hình phạt đôi với các tội ác trên trần gian, cũng là cách răn dạy con người ta khi còn sống phải biết đức độ, hướng thiện là tránh cạm bẫy tham sân si.
Cách đi tới chùa Ốc ở Nha Trang
Bạn có thể ghé thăm chùa Từ Vân với lộ trình dễ dàng nếu đi bằng xe máy hay ô tô riêng. Men theo quốc lộ 1A từ thành phố Nha Trang, bạn đi tới Ba Tháng Tư tại Cam Linh là nhìn thấy hướng chỉ về chùa Ốc. Trên trục đường tới chùa, bạn còn được thưởng ngoạn và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh.
Cột, tường trong chùa Ốc ở Nha Trang cũng được kết vỏ ốc, sò cực kỳ tỉ mỉ
Chùa Từ Vân nức tiếng gần xa là ngôi chùa với vẻ ngoài kđộc đáo, khác lạ. Người dân trong vùng còn gìn giữ chốn linh thiêng cầu được ước thấy này như báu vật. Chính vì vậy, theo kinh nghiệm du lịch Khánh Hòa, khi đến chùa bạn cần lưu tâm một số điều sau, để tránh vi phạm quy tắc của nhà chùa và một địa điểm tâm linh:
Đầu tiên, trước khi bước qua cánh cửa chùa, hãy đọc những quy tắc, nội quy mà chùa đề ra và tất nhiên cùng mọi người tuân thủ những quy định này.
Để tránh những đối tượng xấu trà trộn gây mất cắp, hãy bảo quản, gìn giữ tư trang cá nhân cẩn thân bởi vào dịp chùa rất đông đúc du khách vãn cảnh.
Không nói chuyện ồn ào, tránh nói lời không hay trong chốn tâm linh.
Được biết những mảng trang trí đều được tự tay các sư trong chùa kết thành
Du lịch Nha Trang Khánh Hòa, chẳng những vãn cảnh biển xanh cát vàng mênh mông, bạn hãy ghé thăm những ngôi chùa thanh tịnh, những điểm du lịch tâm linh cổ kính tại đây. Và chùa ốc ở Nha Trang là một trong những điểm đến như thế, vừa linh thiêng, an yên, vừa mang nét kiến trúc độc lạ đầy ấn tượng.
Hết dịch ta lại đến sống ảo cháy máy ở những điểm du lịch ở Việt Nam Mặc dù hiện tại cả nước đang gồng mình chống dịch nhưng hãy lưu lại những điểm du lịch ở Việt Nam dưới đây để khi hết dịch ta lại xách ba lô lên và đi nhé! Đất nước Việt Nam cong cong hình chữ S có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, cùng nền văn hoá đặc sắc là điều tạo...