Khám phá dinh thự “Vua Mèo” vùng cao nguyên đá Hà Giang
Dinh thự nhà Vương thuộc xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn), một khu di tích phản ánh rõ nét cuộc sống của “Vua Mèo” – Vương Chính Đức cách đây gần một thế kỷ.
Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, dinh thự nhà họ Vương được xây dựng từ năm 1919, là nơi ở của ông Vương Chính Đức, một thổ ty giàu có trên vùng cao nguyên đá được người Mông tôn sùng làm vua, cai quản cả một vùng rộng lớn gồm 4 huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.
Khu dinh thự nhìn từ trên cao |
Vương Chính Đức (1865 – 1947)được biết đến như “thủ lĩnh” của người Mông ở Đồng Văn dưới thời Pháp thuộc. Vì vậy mà người dân vẫn hay gọi khu nhà của ông là Dinh thự “Vua Mèo”. Đây là một công trình có kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang, đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nhiều năm nay, khu di tích này trở thành điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hà Giang.
Khu dinh thự được xây dựng ở vị trí vô cùng đắc địa, là một gò đất có hình mai rùa, xung quanh đều được bao bọc bởi những dãy núi cao, đảm bảo các yếu tố về phong thủy, phòng thủ, kiên cố. Bước vào khu dinh thự, ấn tượng đầu tiên của tôi là những hàng cây sa mộc cao vút, thẳng tắp hàng trăm năm tuổi trước cổng. Cổng vào dinh bằng đá hiện lên bề thế được chạm trổ khá tinh tế. Cổng nhà cong, uốn lượn với những cánh dơi, biểu tượng cho chữ “Phúc”. Mái cổng bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo, với nhiều kiểu hoa văn.Trải qua những thăm trầm của lịch sử, dinh thự họ Vương vẫn còn lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc và đẹp mỹ lệ giữa núi rừng Tây Bắc.
|
Kiến trúc mái âm dương |
Theo tài liệu ghi lại tại khu di tích này thì toà dinh thự họVương là sự kết hợp giữa 3 nền văn hoá Trung Quốc – Mông – Pháp. Kiến trúc toà dinh mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh của Trung Quốc, kết hợp với hoa văn của người Mông và nghệ thuật của Pháp. Dinh là sự hoà quyện giữa các nguyên liệu đá xanh, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm dương. Trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng khu dinh thự họ Vương vẫn giữ được hình dáng xưa cũ, vẫn mang vẻ đẹp của sự bề thế và uy nghi.
Nhìn từ trên cao, toà dinh mang hình dáng của chiếc mai rùa nằm giữa thung lũng núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Khu toà dinh rộng lớn còn được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá, đặc điểm đặc trưng của người Mông.Bên trong là một khối kiến trúc đồ sộ tiêu biểu cho một dòng họ vương giả vùng cao với những dãy nhà 2 tầng ngang, dọc nối tiếp nhau như những dãy núi trùng trùng điệp điệp trên cao nguyên đá.
Video đang HOT
Toàn dinh thự có 3 dãy tiền, trung, hậu với 64 phòng. Cả ba dãy nhà từ cột, kèo, sàn, vách đến mái đều được làm bằng gỗ quý. Khu chính diện là nơi ở của “vua” họ Vương. Đây là một công trình kiến trúc đẹp hiếm có và hội tụ những tinh hoa kiến trúc của vùng cao thể hiện uy quyền và sự vương giả giữa cao nguyên đá. Đoạn đường dẫn vào dinh được lát bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, bao quanh khu nhà là vườn cây với nhiều loai cây như sa mộc, lê, đào… Hiện tại, bên trong dinh thự còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc như cối đá, bếp sưởi, bàn ghế gỗ tiếp khách, chậu tắm làm bằng đá…; tất cả vẫn còn giữ nguyên được nét xưa cũ. Hiện nay, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lich tỉnh Hà Giang và dòng họ Vương vẫn không ngừng quan tâm trùng tu, tôn tạo, quản lý và quảng bá di tích này trở thành một trong những điểm thăm quan, nghiên cứu hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Di tích này hiện không chỉ là niềm tự hào của gia tộc họ Vương mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử và tinh thần đại đoàn kết trên mảnh đất địa đầu cực Bắc Việt Nam, bởi là một trong nhưng nơi lưu giữ được những giá trị cả về lịch sử và văn hóa một giai đoạn phát triển của người Mông trên Cao nguyên đá.
Theo chân nam porter khám phá "Nóc nhà Đông Bắc" mùa đỗ quyên
Nhờ nghề porter, chàng trai 9X Hà Giang đã có mức thu nhập ổn định, vừa cải thiện cuộc sống vừa quảng bá cảnh đẹp quê hương để nhiều người biết đến.
Nhắc tới Hà Giang, người ta thường nghĩ tới Cao nguyên đá Đồng Văn với những dãy núi đá tai mèo xám nâu. Những cánh đồng hoa tam giác mạch trải dài mỗi độ thu về hay thảo nguyên Suôi Thầu với phong cảnh đẹp như Thụy Sĩ mà quên mất đỉnh Tây Côn Lĩnh. Nơi đây được ví như "nóc nhà Đông Bắc" với thảm thực vật phong phú, đặc trưng là loài hoa đỗ quyên nở rộ khi tháng 3 về hay những cây phong ngả màu cam đỏ đẹp đến nao lòng.
Tây Côn Lĩnh mùa nào cũng đẹp nao lòng (Ảnh: NVCC) |
Tháng 3 - mùa của đỗ quyên khoe sắc (Ảnh: NVCC) |
Sinh sống ở thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên ngay dưới chân đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, Đặng Văn Hỵ ấp ủ phát triển du lịch địa phương, vừa để quảng bá cảnh đẹp quê hương lại có thêm thu nhập mà không cần phải đi làm ở tỉnh xa.
Được biết, Hỵ đã gắn bó với công việc porter nhiều năm, hiểu nôm na là làm hướng dẫn viên du lịch leo núi trải nghiệm. Tháng 3 là thời điểm đẹp nhất để chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh vì thế mà Hỵ cũng bận bịu hơn.
|
Tháng 3 mùa hoa đỗ quyên là thời điểm Hỵ đón nhiều đoàn khách tới đỉnh Tây Côn Lĩnh chinh phục, trải nghiệm (Ảnh: NVCC) |
Chia sẻ cùng phóng viên, 9X tâm sự: "Tháng 3 - 4 hàng năm là mùa đẹp nhất vì có hoa đỗ quyên nở rộ. Với độ cao hơn 2.431m so với mực nước biển, hoa đỗ quyên ở đây nở rất đẹp. Mỗi năm mình dẫn dắt rất nhiều du khách leo núi, ngắm hoa".
Cảnh sắc trên đỉnh Tây Côn Lĩnh đẹp như truyện cổ tích (Ảnh: NVCC) |
Vào mùa đỗ quyên, Tây Côn Lĩnh như khoác lên mình một chiếc áo mới, rực rỡ, nhiều màu sắc hơn (Ảnh: NVCC) |
|
Những cây đỗ quyên cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm khoe sắc hồng rực rỡ (Ảnh: NVCC) |
Vì đỉnh Tây Côn Lĩnh có độ cao "khủng", địa hình cũng phức tạp, muốn đi tới điểm ngắm đỗ quyên du khách buộc phải đi xe ôm từ bản vào đến chân núi. Nhiều đoạn đường cua dốc, trơn trượt nên việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không phải là dân địa phương đã thuộc đường. Nhất là vào những ngày thời tiết xấu, mưa, sương mù thì con đường leo núi còn vất vả và nguy hiểm hơn gấp bội.
Ngoài hỗ trợ du khách mang đồ, di chuyển, chuẩn bị đồ ăn, Hỵ còn là "nhiếp ảnh gia bất đắc dĩ" giúp du khách lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời trên hành trình chinh phục "Nóc nhà Đông Bắc" (Ảnh: NVCC) |
Trên đỉnh Tây Côn Lĩnh có rất nhiều loài cây, hoa đặc biệt (Ảnh: NVCC) |
|
Đỗ quyên là loài hoa đẹp nhưng cánh mỏng và nhanh tàn, vì thế muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này du khách phải tranh thủ đi đúng mùa (Ảnh: NVCC) |
Mặc dù công việc của porter vất vả nhưng với Hỵ, niềm vui mỗi ngày là được dẫn khách ngắm cảnh đẹp, núi rừng quê hương. 9X cũng nói thêm, ngoài đỗ quyên, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh còn có nhiều cảnh sắc đẹp cho du khách yêu thích thiên nhiên khám phá. Dọc đường lên đỉnh hai bên đường là những thảm thực vậy đa dạng, đặc biệt có vô vàn những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.
|
Lá phong chuyển sắc cam đẹp đến nao lòng (Ảnh: NVCC) |
Chiêm ngưỡng biển mây từ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Ảnh: NVCC) |
Để hỗ trợ du khách tối đa, Hỵ còn chuẩn bị thêm nhiều đồ dùng hỗ trợ, tránh mọi người phải mang vác quá nhiều đồ. "Du khách đến ngắm hoa chỉ cần chuẩn bị đồ đạc cá nhân và một tâm hồn đẹp (cười), còn lại đồ ăn thức uống và những vật dụng cồng kềnh khác đã có đội ngũ porter chúng mình lo hết", Hỵ nói.
Đoàn khách do Hỵ và những người bạn hướng dẫn leo núi chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh (Ảnh: NVCC) |
|
Check mốc Tây Côn Lĩnh (Ảnh: NVCC) |
Thường chi phí cho một chuyến leo núi chinh phục Tây Côn Lĩnh sẽ dao động từ 2 - 3 triệu đồng/người. Tháng 3 - 4 lượng khách mà Hỵ nhận dẫn đi rất đông. 9X cho biết, khách tham gia trải nghiệm chủ yếu từ độ tuổi 30 - 50. Công việc porter mệt, khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng đổi lại thu nhập của Hỵ cũng khá ổn định. Quan trọng hơn khám phá thiên nhiên là niềm đam mê của chàng trai này.
Công việc vất vả nhưng với Hỵ là niềm vui và hạnh phúc (Ảnh: NVCC) |
Được biết, vào mùa cao điểm, Hỵ có thể thu về 20 triệu đồng mỗi tháng. Mùa thấp điểm sẽ dao động trên dưới 10 triệu đồng. Hỵ nói: "Dẫn đoàn đi ngoài việc có thu nhập, mỗi một chuyến leo núi với mình là một lần trải nghiệm, một lần để kết giao thêm với bạn mới, học hỏi từ họ nhiều điều thú vị, hay ho".
Vẻ đẹp kinh điển của 'Hố sụt tử thần' ở Mèo Vạc, Hà Giang Sở hữu cao nguyên đá và những cung đèo hiểm trở nhưng thơ mộng, Hà Giang lại gây chú ý trong cộng đồng yêu du lịch, đặc biệt là các phượt thủ, với 'hố sụt tử thần' được phát hiện vài ba năm nay. Khoảng trời lộ ra từ miệng hố đẹp như những thước phim điện ảnh. Vẻ hùng vĩ, ấn tượng...