Khám phá “địa ngục trần gian” khủng khiếp ở Sơn La
Thực dân Pháp đã biến nhà tù Sơn La thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của người tù chính trị.
Nằm trên đồi Khau Cả ở trung tâm TP Sơn La, nhà tù Sơn La là một trong những nhà tù khét tiếng nhất Việt Nam trong giai đoạn thuộc địa. Ảnh: Cổng vào nhà tù Sơn La. Nhà tù này do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2, ban đầu chỉ là nhà tù hàng tỉnh mang tên “Prison de Vạn Bú” với chức năng là giam giữ từ thường phạm. Ảnh: Khu trại giam chính trong nhà tù. Do phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940 và đổi tên nhà tù thành “Penitencier de Son La”. Ảnh: Tàn tích các trại giam đã bị phá hủy do chiến tranh. Nhà tù cũng thay đổi hẳn tính chất, trở thành nơi giam giữ tù chính trị thuộc các đảng phái khác nhau, trong đó chủ yếu là tù Cộng Sản. Vào giai đoạn này, nhà tù Sơn La đã trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước ở miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Lối xuống hầm ngầm của nhà tù Sơn La. Song song với miệc mở rộng quy mô nhà tù, thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người tù chính trị. Ảnh: Bên trong một phòng giam. Chúng đã thực hiện một âm mưu hết sức thâm độc là lợi dụng khí hậu khắc nghiệt, kết hợp với chế độ ăn uống kham khổ, chế độ lao tù hà khắc, lao động khổ sai cực nhọc… để giết dần, giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần của tù nhân. Ảnh: Bộ cùm chân trong một phòng giam. Điều đó đã thể hiện đầy đủ trong các các báo cáo của Công Sứ Sơn La Xanh – Pu – Lốp gửi Thống sứ Bắc kỳ: “Chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu diệt chúng một cách êm thấm …”. Ảnh: Dấu tích của một ổ cùm chân. Nhưng cũng chính tại nhà tù Sơn La, khí tiết của những người chiến sĩ yêu nước đã toả sáng, biến nhà tù khét tiếng này trở thành một trường học cách mạng vĩ đại. Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của những người tù Cộng sản đã diễn ra ở Nhà tù Sơn La, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh “Chống tên toàn quyền Đông Dương PátSkiê”. Trải qua các cuộc đấu trah, nhà tù Sơn La đã rèn luyện và bổ sung cho cách mạng Việt Nam những chiến sỹ Cộng sản kiên trung như các đồng chí Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân… Trong đó, tên tuổi nhà cách mạng Tô Hiệu (1912 – 1944) gắn bó mật thiết với nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, tham gia công tác tuyên truyền cách mạng và đấu tranh cải thiện chế độ nhà tù. Ông mất tại nhà tù Sơn La sau một thời gian bị lao phổi. Ảnh: Phòng giam nhà cách mạng Tô Hiệu. Ông đã để lại nhà tù Sơn La một di sản lịch sử, đó là cây đào mang tên Tô Hiệu. Cây đào này do chính tay ông trồng và chăm bón, trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản tại nhà tù Sơn La. Ảnh: Cây đào Tô Hiệu trong khuôn viên nhà tù. Năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hủy nhà tù nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng. Đền năm 1965, đế quốc Mỹ đã đánh phá thị xã Sơn La tiếp tục phá hủy một phần của nhà tù. Ảnh: Tường bao của nhà tù. Vào các năm 1980 và 1994, tỉnh Sơn La tiến hành phục chế lại nhiều hạng mục của nhà tù như xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, khôi phục 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ… Ảnh: Một tháp canh. Ngày nay, nhà tù Sơn La nay đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau… Ảnh: Toàn cảnh nhà tù nhìn từ tháp canh.
Nằm trên đồi Khau Cả ở trung tâm TP Sơn La, nhà tù Sơn La là một trong những nhà tù khét tiếng nhất Việt Nam trong giai đoạn thuộc địa. Ảnh: Cổng vào nhà tù Sơn La.
Nhà tù này do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2, ban đầu chỉ là nhà tù hàng tỉnh mang tên “Prison de Vạn Bú” với chức năng là giam giữ từ thường phạm. Ảnh: Khu trại giam chính trong nhà tù.
Do phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940 và đổi tên nhà tù thành “Penitencier de Son La”. Ảnh: Tàn tích các trại giam đã bị phá hủy do chiến tranh.
Nhà tù cũng thay đổi hẳn tính chất, trở thành nơi giam giữ tù chính trị thuộc các đảng phái khác nhau, trong đó chủ yếu là tù Cộng Sản. Vào giai đoạn này, nhà tù Sơn Lađã trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước ở miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Lối xuống hầm ngầm của nhà tù Sơn La.
Song song với miệc mở rộng quy mô nhà tù, thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người tù chính trị. Ảnh: Bên trong một phòng giam.
Chúng đã thực hiện một âm mưu hết sức thâm độc là lợi dụng khí hậu khắc nghiệt, kết hợp với chế độ ăn uống kham khổ, chế độ lao tù hà khắc, lao động khổ sai cực nhọc… để giết dần, giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần của tù nhân. Ảnh: Bộ cùm chân trong một phòng giam.
Điều đó đã thể hiện đầy đủ trong các các báo cáo của Công Sứ Sơn La Xanh – Pu – Lốp gửi Thống sứ Bắc kỳ: “Chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu diệt chúng một cách êm thấm …”. Ảnh: Dấu tích của một ổ cùm chân.
Video đang HOT
Nhưng cũng chính tại nhà tù Sơn La, khí tiết của những người chiến sĩ yêu nước đã toả sáng, biến nhà tù khét tiếng này trở thành một trường học cách mạng vĩ đại.
Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của những người tù Cộng sản đã diễn ra ở Nhà tù Sơn La, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh “Chống tên toàn quyền Đông Dương PátSkiê”.
Trải qua các cuộc đấu trah, nhà tù Sơn La đã rèn luyện và bổ sung cho cách mạng Việt Nam những chiến sỹ Cộng sản kiên trung như các đồng chí Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân…
Trong đó, tên tuổi nhà cách mạng Tô Hiệu (1912 – 1944) gắn bó mật thiết với nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, tham gia công tác tuyên truyền cách mạng và đấu tranh cải thiện chế độ nhà tù. Ông mất tại nhà tù Sơn La sau một thời gian bị lao phổi. Ảnh: Phòng giam nhà cách mạng Tô Hiệu.
Ông đã để lại nhà tù Sơn La một di sản lịch sử, đó là cây đào mang tên Tô Hiệu. Cây đào này do chính tay ông trồng và chăm bón, trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản tại nhà tù Sơn La. Ảnh: Cây đào Tô Hiệu trong khuôn viên nhà tù.
Năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hủy nhà tù nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng. Đền năm 1965, đế quốc Mỹ đã đánh phá thị xã Sơn La tiếp tục phá hủy một phần của nhà tù. Ảnh: Tường bao của nhà tù.
Vào các năm 1980 và 1994, tỉnh Sơn La tiến hành phục chế lại nhiều hạng mục của nhà tù như xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, khôi phục 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ… Ảnh: Một tháp canh.
Ngày nay, nhà tù Sơn La nay đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau… Ảnh: Toàn cảnh nhà tù nhìn từ tháp canh.
Theo_Kiến Thức
Những bí mật về "địa ngục trần gian" ở Sơn La
Nhà tù Sơn La, nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian ở Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908, chủ yếu để giam tù thường phạm.
Nhà tù Sơn La, nơi được mệnh danh là "địa ngục trần gian" ở Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908, chủ yếu để giam tù thường phạm.
Nhà tù Sơn La nơi được mệnh danh là "địa ngục trần gian" ở Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500m2 và chủ yếu để giam tù thường phạm. Sau này, thực dân Pháp đã 2 lần mở rộng diện tích, biến nơi đây thành "địa ngục trần gian". Thế nhưng, những bí mật từ khi thiết kế, khởi công cho tới lúc đưa vào sử dụng cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Nhà tù hàng tỉnh
Năm 1895, tỉnh Vạn Bú được thành lập, tỉnh lỵ đặt tại Pá Giang bên bờ sông Đà. Sơn La khi đó chỉ là một địa phận thuộc về Vạn Bú. Năm 1904, thực dân Pháp chuyển tỉnh lỵ về Sơn La và vĩnh viễn xóa tên Vạn Bú. Chúng bắt đầu xây dựng một nhà tù hàng tỉnh giam tù thường phạm.
Bà Vũ Thị Linh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La dẫn chúng tôi lên nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, một khu đất cao nhất ở trung tâm thành phố Sơn La, nơi án ngữ các ngả đường đi Hà Nội - Lai Châu - Tạ Bú.
Từ đỉnh đồi Khau Cả có thể nhìn bao quát toàn cảnh TP Sơn La và đặc biệt khu đồi này nằm độc lập và gần như tách biệt với dân cư bên ngoài. Vì thế nó rất thuận lợi cho âm mưu của thực dân Pháp khi xây dựng trung tâm giam cầm những người yêu nước.
Lính khố xanh ở nhà tù Sơn La năm 1932..
Ai xây nhà tù?
Từng có một đận, các nhà sử học trong và ngoài nước tranh cãi xem ai mới thực sự là người cho xây dựng nhà tù Sơn La. Bởi thời gian đó, có ý kiến cho rằng, những tài liệu Pháp để lại lẫn những tài liệu hiện thời không đáng tin cậy và có những lệch lạc so với thực tế.
Tuy nhiên, sau khi đối chiếu các tài liệu của mật thám Đông Dương lưu trữ tại Cục Lưu trữ tài liệu T.Ư Đảng và những nhân chứng địa phương, thì người đốc thúc xây dựng chính là Công sứ Jeanmont Perat. Đây là công sứ đầu tiên của Sơn La, người địa phương quen gọi với cái tên Gioăng Mông Pê Ra.
Chính Gioăng Mông Pê Ra là người duyệt bản thiết kế của Sở Kiến trúc thuộc Nha công chính Bắc Kỳ vào tháng 10/1907. Sang đầu năm 1908, Gioăng Mông Pê Ra đốc thúc gấp rút xây dựng và hoàn thành vào cuối năm.
Sau khi tham vấn các lãnh binh Sơn La, Gioăng Mông Pê Ra đã chọn địa điểm đồi Khau Cả để xây dựng nhà tù. Đó là vị trí có thế đất cao hơn hẳn so với mặt bằng trong vùng. Từ quả đồi này, chúng có thể dễ dàng bao quát được mọi hoạt động xung quanh. Đồng thời có thể cách ly được những tù nhân với dân tộc bản địa.
Toàn cảnh các bức tường cũ của nhà tù Sơn La.
Hai lần mở rộng
Khởi thủy của nhà tù Sơn La chỉ là nhà tù hàng tỉnh mang tên "Prison de Vạn Bú" với chức năng là giam giữ những tù nhân thường phạm. Tuy nhiên, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống đế quốc phong kiến thì nhà tù Sơn La thay đổi hẳn tính chất, nên được đổi tên là "peni tencier de Son La".
Lúc này, đối tượng giam giữ không chỉ là tù thường phạm ở địa phương nữa mà cả tù chính trị thuộc các đảng phái, trong đó chủ yếu là tù cộng sản. "Từ đây, nhà tù Sơn La không còn tính chất của nhà tù như trước nữa mà trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước và đúng như cái tên của nó được đổi lại là Ngục Sơn La", bà Vũ Thị Linh cho hay.
Năm 1930, Công sứ mới của Sơn La là Xanh Pu Lốp cho mở rộng nhà tù thêm 1.500m2. Tường bao quanh nhà tù cũng được xây mới. Ngục Sơn La lúc này gồm 5 nhà giam chính, 3 chòi canh ở 3 góc và 1 chòi canh trung tâm giáp nhà giám binh.
Năm 1933, Xanh Pu Lốp bị đầu độc. Công sứ Cousseau lên thay, năm 1940 ông này tiếp tục cho mở rộng ngục Sơn La thêm 170m2 nữa. Lúc này, hệ thống nhà ngục giam cầm của Sơn La đã tới đỉnh điểm của tội ác.
Nếu như năm 1930 chỉ có 24 người tù cộng sản từ nhà giam Hỏa Lò bị "phát vãng" lên Sơn La thì tháng 12/1944 con số đó đã lên tới 1.007 tù nhân. Để giết dần, giết mòn thể xác lẫn tinh thần của người tù chính trị, báo cáo của Công sứ Sơn La gửi Thống sứ Bắc kỳ có đoạn như sau: "Chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm".
Nhà tù Sơn La vốn chỉ là nhà tù hàng tỉnh để giam giữ tù nhân thường phạm.
Vật liệu xây nhà tù
Để xây dựng được nhà tù Sơn La không phải là đơn giản. Thực dân Pháp đã tính toán rất kỹ lưỡng từ địa điểm, thiết kế, chọn và vận chuyển vật liệu, nhân công... Trong đó, khâu đau đầu nhất là chuyển vật liệu gồm sắt thép và xi măng từ Hà Nội lên Sơn La là khó khăn hơn cả.
Để xây nhà tù, thực dân Pháp tận dụng nguồn đá địa phương. Các tài liệu ghi chú của Sở Mật thám Đông Dương còn ghi rõ, sắt thép, xi măng theo con đường 41 (đường 6 bây giờ - PV) có ô tô chở đến Chợ Bờ (Hòa Bình). Từ Chợ Bờ, phải dùng xe ngựa kéo 220 cây số tới Sơn La.
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng nghìn tấn sắt thép và xi măng được thực dân Pháp chuyển lên Sơn La. Chúng tận dụng nhân công là các tù thường phạm, các nô dịch địa phương gấp rút xây nhà tù trong năm 1908.
Trong lần mở rộng nhà tù năm 1930, lúc này Công sứ Xanh Pu Lốp chưa có tù chính trị nên vẫn dùng tù thường phạm và nô dịch địa phương xây dựng nhà tù. Năm 1940, chúng bắt ép các tù chính trị tham gia xây dựng. Chi bộ Đảng nhà tù Sơn La đã lãnh đạo anh em phá âm mưu ấy bằng việc lãn công làm ẩu.
"... Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La, bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị, thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng 6 tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở nên hiền hòa".
(Trích thư công sứ Sơn La Xanh Pu Lốp gửi Thống sứ Bắc Kỳ năm 1932)
Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích 2.170m2. Tháng 7/1941, Thống sứ Bắc Kỳ lệnh cho Nha Công chính lập kế hoạch xây dựng 1 nhà giam lớn với diện tích 3.900m2 với mục đích giam cầm thêm 500 - 800 tù chính trị. Mùa mưa năm 1942, do thi công không đảm bảo, toàn bộ công trình sụp đổ.
Thái Hòa
Theo_Kiến Thức
Myanmar tăng cường thêm lữ đoàn 6.000 quân tới biên giới Ấn Độ Ngày 26-7, tờ Thời báo kinh tế Ấn Độ đưa tin, Myanmar đã triển khai thêm một lữ đoàn gồm khoảng 6.000 sỹ quan và binh lính tới biên giới với Ấn Độ, dường như là nhằm ngăn chặn thêm bất kỳ cuộc tấn công nào của quân đội Ấn Độ sang biên giới của họ. Một quan chức cao cấp chính phủ...