Khám phá “địa điểm ngoài trái đất” có thật ở Iceland
Iceland vốn đã nổi tiếng với những cảnh quan hùng vĩ của dòng sông băng cũng như hệ thống núi lửa vẫn đang hoạt động, thì ngày nay lại trở thành “ phim trường” yêu thích của nhiều bộ phim Hollywood, đặc biệt là với dòng phim hành động và khoa học viễn tưởng.
Khán giả có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ tại Iceland qua nhiều bộ phim bom tấn như Thần sấm: Thế giới hắc ám (Thor: The Dark World), Bí ẩn hành tinh chết (Prometheus), Trò chơi vương quyền (The Game of Thrones), và bộ phim khoa học viễn tưởng Hố đen tử thần (Interstellar). Theo như Hố đen tử thần, sông băng Svinafellsjokull trở thành phim trường duy nhất xuyên suốt toàn bộ phim bởi nơi đây hoàn giống như một hành tinh xa lạ mà không đâu có thể tìm thấy được.
Svinafellsjokull nổi tiếng bởi nó là một trong những địa điểm gần Vatnajkull – sông băng lớn nhất ở Iceland có diện tích khoảng 8% đất nước này và có chỏm băng lớn nhất châu Âu tính theo thể tích thuộc phía đông của Skaftafetl, thích hợp cho những người ưa khám phá và đi bộ đường dài.
Video đang HOT
Theo 24h
Rợn tóc gáy với 10 địa điểm nhảy mạo hiểm nhất thế giới
Nhảy mạo hiểm (có thể nhảy dù hoặc các bộ đồng phục chuyên dụng)- BASE jumping được coi là một môn thể thao "chui" trong một thời gian khá dài và hiện tại vẫn chưa được công nhận tại nhiều quốc gia. Các nước chấp nhận môn thể thao này bắt đầu tổ chức các cuộc thi đấu nhưng số lượng vẫn còn giới hạn.
BASE Jumping được biết là bộ môn thể thao nhảy dù mạo hiểm từ những địa điểm cố định. BASE cũng chính là từ viết tắt của Building, Antenna, Span, Earth là tên của bốn địa điểm dành cho BASE Jumping đó là nhà cao tầng, tháp, cầu và trái đất.
Đây được coi là bộ môn thể thao nguy hiểm nhất trên thế giới. Để trở thành một nghệ sĩ nhảy BASE Jumping, người chơi cần phải trang bị kiến thức về nhảy dù tự do trên máy bay và áp dụng các kĩ năng đó vào nhảy tại các địa điểm cố định. Hầu hết các bước nhảy đều được thực hiện ở độ cao nhỏ nhất khoảng 300 feet nhưng đó thực sự không phải là vấn đề đối với bộ môn này.
1. Vách đá Troll Wall, Na uy
Vách đá Troll Wall có hình dáng giống như những khuôn mặt này tự hào là vách đá thẳng đứng cao nhất ở châu Âu. Mặc dù BASE Jumping là một bộ môn nhảy kỹ thuật được cho phép ở Na Uy song việc nhảy tại địa điểm này lại hoàn toàn bất hợp pháp bởi các nhân viên cứu hộ sẽ vô cùng khó khăn để có thể tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên nơi này lại là địa điểm đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển bộ môn thể thao này.
Năm 1984, Carl Boenish, "cha đẻ" của bộ môn nhảy mạo hiểm BASE Jumping đã gặp tai nạn và tử vong ở đây chỉ sau một thời gian ngắn thiết lập kỷ lục thế giới cho BASE Jumping cao nhất trong lịch sử.
2. Cầu Perrine, Idaho, Hoa Kỳ
Nếu du khách muốn nhảy một cách hợp pháp, cầu Perrine ở Idaho chính là câu trả lời. Mặc dù nhảy BASE Jumping tại đây được cho phép quanh năm mà không hề yêu cầu bất cứ giấy phép nào nhưng đừng để điều đó đánh lừa vì chắc chắn đây vẫn là bộ môn cực kỳ nguy hiểm.
3. Thung lũng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Địa điểm này chính là nơi tập hợp những vách đá ngoạn mục chứng kiến nhiều tai nạn nhất của bộ môn BASE Jumping trên thế giới.
4. Đỉnh Meru, dãy núi Himalaya
Không chắc chắn rằng môn thể thao mạo hiểm này có thưc sự hợp pháp tại đỉnh Meru (với độ cao 6.604 mét), tuy nhiên, đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị đối với những ai thích phiêu lưu mạo hiểm chinh phục những ngọn núi cao.
5. Thác nước Angel Falls, Venezuela
Angel Falls là thác nước cao nhất thế giới trên trái đất và có vẻ đẹp vô cùng quyến rũ. Các nghệ sĩ nhảy BASE Jumping coi nơi đây là một trong những địa điểm nhảy thú vị và là nơi thích hợp cho người mới bắt đầu.
6. Cầu New River Gorge, Tây Virginia, Hoa Kỳ
Chỉ có một ngày duy nhất trong năm du khách được phép "quăng" mình ra khỏi cây cầu New River Gorge này và ngày hôm đó được đặt tên là 'Bridge Day" - Ngày của cây cầu. Người nhảy sẽ phải thực hiện các bước nhảy ở độ cao 876 feet từ cầu xuống sông bên dưới. Có hơn 400 jumper đổ về đây mỗi năm để có cơ hội tham gia vào lễ kỷ niệm hàng năm này.
Sự kiện cũng thu hút hàng ngàn khán giả tới xem mỗi năm. Nếu du khách muốn để trải nghiệm môn thể thao mạo hiểm và được bao quanh bởi sự cổ vũ của tất cả mọi người thì đây hoàn toàn là địa điểm phù hợp.
7. Burj Khalifa, Dubai
Hai nhà nhảy BASE Jumping huyền thoại, Hervé le Gallou và Dave McDonnell đã lẻn vào tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai và nhảy ra từ tầng 155. Cả hai đã cải trang giống như kỹ sư để có được vào trong tòa nhà và trở thành hai người đầu tiên nhảy BASE Jumping tại tòa nhà cao nhất thế giới.
8. Ngọn núi Thor, Đảo Baffin, Canada
Núi Thor nằm ở Công viên Quốc gia Auyuittuq giữ kỷ lục là ngọn núi đá Granite thẳng đứng lớn nhất thế giới với độ cao vào khoảng 4.101 feet. Địa điểm tuyệt vời này luôn là nơi du khách có thể chứng kiến những buổi trình diễn vô cùng ngoạn mục. Những nhà leo núi và nhảy mạo hiểm đến từ khắp nơi trên thế giới đến đây chỉ để chinh phục đỉnh cao này.
9. Tượng Chúa Kito cứu thế, Brazil
Nhảy BASE Jumping từ bức tượng này không chỉ bất hợp pháp mà còn vô cùng nguy hiểm . Mặc dù đây là địa điểm nhảy thấp nhất chỉ với độ cao vỏn vẹn 98 feet nhưng điều đó đồng nghĩa người chơi cũng chỉ có vỏn vẹn 1,5 giây để mở dù.
10. Tháp Kuala Lumpur, Malaysia
Tháp Kuala Lumpur được biết đến như là "Trung tâm BASE Jumping của thế giới " từ năm 1999 sau lần nhảy đầu tiên được diễn ra. Kể từ đó, địa điểm này là nơi tổ chức sự kiện nhảy BASE Jumping thu hút khoảng 100 người tham gia.
Theo 24h
Phim trường đầy cát bụi của phim 'Max Điên' Với những đụn cát đỏ, lòng sông khô hạn và bãi biển Skeleton nổi tiếng, Namibia là địa điểm hoàn hảo cho bộ phim bom tấn "Mad Max: Fury Road". "Max điên: Con đường tử thần" ra mắt khán giả giữa tháng 5. Những khung cảnh độc đáo mới là ngôi sao thực sự của bộ phim. Phim được quay ở Namibia, quốc...