Khám phá Địa đạo Củ Chi: Lặng bước giữa lòng đất, lắng nghe tiếng vọng non sông
Địa đạo Củ Chi đang trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, nhiều người tìm đến nơi đây không chỉ để khám phá một phần lịch sử hào hùng, mà còn để trải nghiệm cảm giác độc đáo…
Về thăm địa đạo Củ Chi “trải nghiệm” cuộc chiến từ trong lòng đất
Hiệu ứng từ bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã thổi bùng làn sóng quan tâm đến lịch sử, trở thành cú hích mạnh mẽ khiến nhiều du khách háo hức tìm về Địa đạo Củ Chi – nơi lưu giữ những câu chuyện thật đằng sau màn ảnh, để tận mắt chứng kiến và cảm nhận không khí của một thời kháng chiến oanh liệt.
Chỉ sau hai tuần khởi chiếu, Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối vẫn vững vàng giữ ngôi vương phòng vé. Theo số liệu từ Box Office Vietnam, chỉ riêng ba ngày cuối tuần vừa qua, bộ phim đã thu về hơn 27 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu lên con số ấn tượng 130 tỷ đồng.
Lấy bối cảnh chính tại hệ thống địa đạo Củ Chi, Địa đạo không chỉ là một tác phẩm điện ảnh, mà còn là cây cầu cảm xúc kết nối quá khứ oai hùng với khán giả hôm nay. Phim được đánh giá là một trong những cột mốc đáng tự hào của dòng phim chiến tranh Việt Nam, cả về nghệ thuật lẫn thương mại.
Bộ phim “Địa đạo” đã thu hút đông đảo người dân ở nhiều độ tuổi khác nhau đến tận nơi để tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Địa đạo Củ Chi trong thời kỳ chiến tranh
Sức lan tỏa mạnh mẽ của bộ phim cũng góp phần “thắp lửa” cho du lịch lịch sử. Những ngày qua, tour khám phá địa đạo Củ Chi đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách, đặc biệt trong dịp lễ 30/4 năm nay – thời điểm ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Địa đạo Củ Chi nổi tiếng với những đường hầm nằm sâu trong lòng đất
Địa đạo Củ Chi, nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km về phía Tây Bắc, là một hệ thống phòng thủ ngầm vĩ đại trong lòng đất, gắn liền với lịch sử hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1948).
Được xây dựng bởi quân và dân các xã, công trình này phục vụ như nơi ẩn náu, cất giấu vũ khí và quân tư trang trong suốt những năm tháng chiến tranh.
Hệ thống đường hầm có độ sâu từ 3m đến 12m, gồm ba tầng, kéo dài hơn 200km, có khả năng chịu đựng sức công phá của các loại bom hạng nặng.
Trong giai đoạn từ 1961 đến 1965, địa đạo được mở rộng và kết nối thành một mạng lưới các nhánh hầm thông suốt, cùng với những hố đinh, bãi mìn được bố trí trên mặt đất để bảo vệ công trình khỏi sự tấn công của đối phương. Sau chiến tranh, Địa đạo Củ Chi đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành một minh chứng sống động cho lòng kiên cường và sự sáng tạo của quân và dân ta trong những năm tháng gian khổ.
DI CHUYỂN
Kết cấu của Địa đạo Củ Chi
Để đến với Địa đạo Củ Chi, du khách không nhất thiết phải đi theo tour, mà hoàn toàn có thể tự mình khám phá Địa đạo Củ Chi bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc xe buýt.
Nếu chọn phương tiện cá nhân thì hành trình từ trung tâm TP.HCM đến Củ Chi khá dễ dàng. Tuyến đường Cách Mạng Tháng 8 – Trường Chinh – quốc lộ 22 là lộ trình quen thuộc, phù hợp cho cả những nhóm bạn muốn rong ruổi cùng nhau. Cung đường này khá rộng rãi, nhiều trạm dừng chân, cây xăng và hàng quán ven đường nên rất thuận tiện để nghỉ ngơi hay “nạp năng lượng”.
Với những ai yêu thích sự yên bình, muốn hòa mình vào cảnh sắc làng quê và tìm hiểu đời sống người dân vùng ven, cung đường Quang Trung – Tô Ký – Hóc Môn, rồi rẽ vào tỉnh lộ 15 là lựa chọn lý tưởng. Vừa lái xe vừa ngắm cánh đồng, làng mạc dọc hai bên đường chắc chắn sẽ mang đến một trải nghiệm khác biệt.
Dù đi theo tuyến nào, đừng quên kiểm tra xăng xe, mang đầy đủ giấy tờ cần thiết và theo dõi thời tiết trước khi xuất phát để tránh những cơn mưa bất chợt. Thời gian di chuyển dao động từ 1,5 đến 2 tiếng, tùy điều kiện giao thông.
Với những ai ưa sự tiện lợi, xe buýt là một lựa chọn đáng cân nhắc. Chỉ cần bắt tuyến số 13 từ Bến xe Bến Thành đến bến xe An Sương, sau đó tiếp tục với tuyến số 79, du khách sẽ đến thẳng Khu di tích Địa đạo Củ Chi.
HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ “VÙNG ĐẤT THÉP”
Đến với Đại đạo Củ Chi, du khách như sống lại những ngày hào hùng của dân tộc. Mỗi trải nghiệm nơi đây sẽ là những khoảnh khắc đáng nhớ.
Đền Bến Dược
Video đang HOT
Đền Bến Dược được xây dựng để tưởng niệm đồng bào và chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Đền Bến Dược là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình khám phá Địa đạo Củ Chi – một không gian lắng đọng, thiêng liêng giữa vùng đất thép anh hùng. Công trình được xây dựng để tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trên chiến trường Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Ngay từ cổng tam quan, du khách đã cảm nhận được vẻ trầm mặc và tôn nghiêm. Mái ngói âm dương cùng kiến trúc gợi nhớ những ngôi đình làng cổ kính khiến nơi đây vừa gần gũi, vừa linh thiêng.
Bước vào khu đền chính được thiết kế theo hình chữ U, du khách sẽ thấy bàn thờ Tổ quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm. Bao quanh là những tấm bia đá hoa cương khắc tên 45.670 liệt sĩ và các Mẹ Việt Nam Anh hùng, với dòng chữ được mạ vàng sáng rực. Mỗi cái tên là một câu chuyện, một phần ký ức hào hùng được khắc ghi để nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau về giá trị của độc lập, tự do.
Sau khi dâng hương tại Đền Bến Dược, du khách tiếp tục hành trình bằng xe điện, băng qua quãng đường khoảng một cây số để đến khu vực địa đạo – trái tim của vùng đất thép Củ Chi. Một số đoạn hầm đã được cải tạo, mở rộng lối vào để việc tham quan trở nên thuận tiện và an toàn hơn, nhưng vẫn giữ được không khí chật hẹp, âm u đặc trưng, nơi từng ghi dấu bao câu chuyện sống còn giữa lòng đất.
Trải nghiệm chui địa đạo
Địa đạo Củ Chi có nhiều đoạn hầm rất hẹp, chỉ đủ chỗ cho một người bò hoặc phải cúi thấp, thậm chí sát mặt đất mới có thể di chuyển
Hệ thống địa đạo tại đây được thiết kế như một “thành phố ngầm” thực thụ, với mạng lưới đường hầm dẫn đến nhiều khu chức năng quan trọng như hầm ở và làm việc của các lãnh đạo, hầm y tế, bếp Hoàng Cầm, kho chứa lương thực, vũ khí, khu vực ăn uống, giếng nước, ô chiến đấu, nhà may quân trang và cả công binh xưởng. Tất cả đều được bố trí thông minh, linh hoạt, phản ánh sự sáng tạo tuyệt vời của quân và dân Củ Chi trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Tại mỗi điểm dừng, hướng dẫn viên sẽ đưa du khách đi tham quan, thuyết minh cặn kẽ về từng công trình và các di tích lịch sử. Không chỉ là chuyến đi khám phá, đây còn là hành trình trở về quá khứ, nơi từng mét đất, từng gian hầm đều mang trong mình câu chuyện của lòng dũng cảm, sự hy sinh và niềm tin sắt đá vào ngày thống nhất.
Căn hầm bí mật là một trong những công trình đặc biệt trong hệ thống địa đạo Củ Chi, được ngụy trang tinh vi ngay dưới lòng đất
Địa đạo Củ Chi có nhiều đường hầm chật hẹp đến nghẹt thở, có đoạn chỉ vừa đủ cho một người bò qua, hoặc phải cúi rạp người, gần như áp sát mặt đất mới có thể di chuyển. Ngày nay, các lối hầm mở cửa cho du khách tham quan đã được lắp thêm hệ thống chiếu sáng để đảm bảo an toàn, tuy nhiên vẫn không khuyến khích những ai mắc hội chứng sợ không gian kín, có tiền sử hen suyễn hoặc bệnh tim.
Công trình kỳ vĩ này bắt đầu được đào từ năm 1946 và liên tục được mở rộng, củng cố trong suốt hơn hai thập kỷ sau đó. Toàn bộ hệ thống nằm trên vùng đất đặc biệt – đất sét pha đá ong nên có độ bền vững cao, rất ít bị sạt lở. Các đường hầm được bố trí thành 3 tầng, sâu từ 3 đến 12 mét dưới lòng đất, có khả năng chống chịu với nhiều loại bom đạn hạng nặng.
Bên trong địa đạo có toàn bộ những nơi sinh hoạt để cán bộ, chiến sĩ và người dân có thể sống dài ngày tại đây
Hệ thống địa đạo Củ Chi tỏa rộng như một mạng nhện khổng lồ dưới lòng đất, mang đến cho du khách cảm giác như lạc vào một mê cung kỳ bí. Từ trục “xương sống” chính, vô số nhánh hầm đan xen, kéo dài theo nhiều hướng, có những lối dẫn ra tận sông Sài Gòn.
Không khí trong địa đạo được dẫn vào qua các lỗ thông hơi thông minh. Cứ cách khoảng 10 – 15 mét dọc theo các đường hầm, lại có một lỗ thông gió được khoét từ mặt đất xuống. Đặc biệt, miệng các lỗ này được ngụy trang khéo léo như những ụ mối đùn, hòa vào thiên nhiên xung quanh, khiến kẻ địch khó lòng phát hiện. Chính nhờ sự sáng tạo và tỉ mỉ đến từng chi tiết này mà địa đạo không chỉ là nơi trú ẩn an toàn mà còn là công trình quân sự độc đáo thời kháng chiến.
Du khách trải nghiệm chui địa đạo
Một trong những công trình đặc biệt và thu hút nhất trong hệ thống địa đạo Củ Chi chính là căn hầm bí mật – những “căn cứ ngầm” được ngụy trang tài tình ngay dưới lòng đất hoặc bên trong những mái nhà tranh đơn sơ, mộc mạc. Nhìn từ bên ngoài, không ai có thể ngờ bên dưới lớp đất bình thường ấy lại là một không gian đủ để nhiều người trú ẩn, hội họp, cất giữ tài liệu mật hay vũ khí quan trọng. Sự khéo léo trong cách xây dựng, cùng óc sáng tạo vượt bậc của quân và dân Củ Chi giữa thời chiến khốc liệt, đã biến nơi đây thành biểu tượng của trí tuệ và lòng quả cảm.
Đặt chân tới đây, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc chiến đấu trường kỳ, gian khổ nhưng đầy vẻ vang của quân dân Củ Chi nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Trong bối cảnh bị càn quét liên tục, quân dân nơi này không chỉ ẩn mình, mà còn chủ động sáng tạo nhiều hình thức phòng thủ độc đáo. Trong đó có các bãi chông hiểm hóc, được giấu kín dưới lớp lá khô hay trong lối mòn, đủ sức khiến quân địch phải e dè từng bước tiến.
Tham quan bếp Hoàng Cầm
Tận mắt được thấy bếp Hoàng Cầm – nơi mà bữa cơm giữa chiến trường được chuẩn bị một cách kín đáo và thông minh
Điểm cuối trong hành trình khám phá địa đạo là khu vực bếp Hoàng Cầm – nơi tái hiện lại cách những bữa cơm giữa chiến trường được chuẩn bị một cách kín đáo và thông minh. Khói bếp được dẫn qua nhiều tầng hầm để loãng ra trước khi thoát lên mặt đất, giúp tránh bị phát hiện từ trên cao. Bao quanh bếp là hệ thống hầm nhỏ dẫn đến các căn cứ ngầm khác, tạo thành mạng lưới liên hoàn.
Tại đây, du khách còn có dịp thưởng thức khoai mì hấp nước cốt dừa chấm muối mè – món ăn dân dã, giản dị nhưng thấm đượm ký ức chiến tranh, gắn liền với đời sống của người dân vùng đất thép.
Hành trình tiếp tục đưa du khách đến với khu vực tái hiện vùng giải phóng Củ Chi (1961-1972). Đây là một không gian sống động với sa bàn, phim 3D mô phỏng lại diễn biến trận càn Cedar Falls và đời sống kháng chiến trong vùng tam giác sắt. Du khách có thể tận tay tham gia vào những hoạt động gắn liền với sinh hoạt thời chiến như cấy lúa, giã gạo, bắt cá, xay lúa, đan lát hay làm bánh tráng truyền thống.
Chợ quê
Chợ quê mang đến không gian yên bình và mộc mạc với những món ăn đậm chất quê hương
Kết thúc chuyến tham quan, phần đông du khách ghé lại chợ quê với những mái lá mộc mạc, vách tre thân thuộc cùng rặng trúc xanh rì tạo nên không gian thư giãn đậm chất làng quê.
Củ Chi không chỉ nổi tiếng với địa danh Địa đạo Củ Chi mà còn nổi tiếng với củ khoai mì (củ sắn). Theo người dân, khoai mì trồng tại đây phát triển trên nền đất sét, ăn dẻo và rất ngon.
Tại đây, khoai mì chấm muối mè lại một lần nữa trở thành món ăn được yêu thích, như một lời chào nhẹ nhàng và đầy cảm xúc từ vùng đất từng oằn mình trong lửa đạn, nay đã hồi sinh trong bình yên và ký ức.
Trải nghiệm bắn súng thật
Địa đạo Củ Chi đã và đang trở thành địa danh lịch sử thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan
Không chỉ dừng lại ở hành trình khám phá hệ thống địa đạo huyền thoại, du khách khi đến với Củ Chi còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động giải trí ngoài trời thú vị.
Tại khuôn viên khu di tích, mọi người có thể thử sức với bắn súng thể thao, một trải nghiệm vừa kịch tính vừa hấp dẫn, hoặc thư giãn bên hồ với những buổi câu cá yên bình, tạm rời xa nhịp sống tất bật thường ngày.
Du khách được trải nghiệm bắn súng thể thao
Khu vực sân vườn còn là không gian lý tưởng để tham gia các trò chơi dân gian, gợi lại ký ức tuổi thơ với những hoạt động gần gũi, thân quen. Đặc biệt, tại một số điểm trong khuôn viên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những màn tái hiện cảnh chiến đấu sống động, tái dựng lại khung cảnh kháng chiến khốc liệt cùng tinh thần kiên cường, bất khuất của quân dân Củ Chi. Những khoảnh khắc ấy không chỉ chân thực mà còn chạm đến cảm xúc, giúp người xem phần nào hình dung được khí thế “gan vàng, dạ sắt” của một thời lịch sử hào hùng.
Một số kinh nghiệm khám phá địa đạo Củ Chi cho người mới đi lần đầu
Nếu lần đầu đến tham quan địa đạo Củ Chi, bạn nên tham khảo một số thông tin dưới đây để có thể lựa chọn phương tiện và lên lịch trình phù hợp nhất.
Địa đạo Củ Chi nằm ở đâu?
Khu di tích địa đạo Củ Chi nằm ở đường tỉnh lộ 15 (ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM), cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km về phía Tây Bắc.
Nơi đây gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn năm 1946 - 1948. Địa đạo Củ Chi được quân và dân xã Tân Phú Trung, xã Phước Vĩnh An cùng nhau xây dựng phục vụ quá trình ẩn nấp, cất giữ vũ khí...
Được biết, địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài 250km, với 3 tầng sâu khác nhau, trong đó tầng sâu nhất cách mặt đất tới 12m. Ban đầu, mỗi làng đều có một hầm căn cứ riêng nhưng về sau người dân đã kết nối với nhau nhằm tạo thuận lợi cho quá trình liên lạc trong giai đoạn 1961 - 1965.
Bên ngoài địa đạo Củ Chi được trang bị nhiều hố đinh, hầm chuông, bãi mìn...để đảm bảo an toàn. Phía trong địa đạo quân sự vẫn có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng, vũ khí, cũng như họp bàn những kế hoạch cách mạng. Cho tới nay, căn cứ đã liên kết 6 xã phía Bắc địa đạo với nhau.
Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, Đồng thời là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Nơi này đã một địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch cả trong và ngoài nước, lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Địa đạo Củ Chi thu hút lượng lớn khách du lịch cả trong và ngoài nước, lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa
Di chuyển đến địa đạo Củ Chi bằng cách nào?
Có nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển đến địa đạo Củ Chi. Dưới đây là một số cách di chuyến tới địa đạo phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.
- Phương tiện cá nhân: Xe máy và ô tô tự lái là lựa chọn thuận tiện và tiết kiệm. Từ trung tâm TP.HCM, bạn đi theo hướng đến ngã tư An Sương, theo quốc lộ 22 và tới địa phận Củ Chi. Đường đi rất dễ và bạn có thể theo hướng dẫn trên Google Maps.
- Taxi: Nếu bạn từ xa đến thăm TP.HCM và muốn khám phá địa đạo Củ Chi nhưng không có phương tiện cá nhân thì có thể gọi taxi. Chi phí đi xe taxi sẽ giao động khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lượt.
- Xe bus: Đây là phương tiện tiết kiệm nhất mà bạn có thể lựa chọn, với hai trạm. Cụ thể, từ Bến Thành bạn bắt một trong hai tuyến xe bus số 13 (Bến Thành - Củ Chi) hoặc xe số 94 (Chợ Lớn - Củ Chi) để tới được bến Củ Chi.
Nếu tới địa đạo Bến Dược thì tiếp tục di chuyển bằng xe số 79 (Củ Chi - Dầu Tiếng). Trong trường hợp đến địa đạo Bến Đình, bạn chuyển sang xe bus số 122 (An Sương - Tân Quy) để đến bến Tân Quy, rồi đi xe bus số 70 (Tân Quy - Bến Súc).
- Cano, thuyền: Nếu là người thích trải nghiệm những điều mới lạ, bạn có thể chọn di chuyển đến địa đạo Củ Chi bằng thuyền, cano.
Tham quan những nơi nào khi đến địa đạo Củ Chi?
Hầm Địa Đạo Củ Chi
Tại đây, bạn sẽ được tham quan và khám phá mọi ngóc ngách của hệ thống đường hầm dài 120m gồm 2 tầng. Đặc biệt, bạn được thưởng thức món khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng mà bếp Hoàng Cầm đã làm cho người dân địa phương và các chiến sĩ ăn khi xưa.
Đường hầm Củ Chi được xây dựng bằng đất sét pha đá ong nên độ bền rất cao, hầu như không xảy ra sạt lở. Bên cạnh đó, các lỗ thông hơi được thiết kế trổ lên mặt đất và ngụy trang kín đáo.
Tuy nhiên, lối đi ở đây khá chật hẹp, có lúc phải khom lưng và di chuyển bằng đầu gối, sẽ gây cảm giác khó thở một chút. Vì thế, bạn cân nhắc sức khỏe và thể trạng của mình trước khi tham gia chui đường hầm.
Khu Tái Hiện Vùng Giải Phóng Củ Chi
Đến với nơi này, bạn sẽ được xem lại những thước phim tài liệu về năm tháng lịch sử oanh liệt của chiến sĩ và nhân dân Củ Chi trong khoảng thời gian từ năm 1961 - 1972.
Khu Tái Hiện Vùng Giải Phóng Củ Chi được chia thành 3 không gian chính. Trong đó, không gian 1 tái hiện đời sống chiến đấu, lao động, học tập cũng như sinh hoạt của người dân, cán bộ và chiến sĩ du kích Củ Chi thông qua những mô hình vô cùng sống động.
Không gian 2 tái hiện lại sự điêu tàn của làng quê với mảnh bom, vỏ đạn còn sót trên đất Củ Chi, bên cạnh đó là cuộc sống đau thương của người dân trong thời kỳ chiến tranh ác liệt.
Ở không gian 3, vùng đất Củ Chi hoang tàn và trơ trọi dưới sự tàn phá của bom đạn, khắp nơi chỉ còn xác xe tăng cùng máy bay, quân dân phải sinh sống dưới lòng đất sẽ được tái hiện lại.
Khu bắn súng Củ Chi
Khu vực này thu hút nhiều bạn trẻ cùng những người thích trải nghiệm hoạt động cảm giác mạnh. Có hai dịch vụ để bạn lựa chọnlà bắn súng thể thao quốc phòng và bắn súng đạn sơn.
Với môn bắn súng thể thao quốc phòng, bạn có thể thử khả năng bắn súng trường, học cách tháo lắp súng với sự hướng dẫn của nhân viên. Giá đạn cho từng loại súng dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng/viên.
Nếu đi theo một nhóm đông và muốn chơi tập thể, bạn nên lựa chọn bắn súng đạn sơn. Với trò chơi này, các bạn có thể thể hiện kỹ năng phối hợp với đồng đội, khả năng phán đoán và tốc độ phản ứng. Chi phí dịch vụ này là 50.000 đồng/người cho mỗi lượt kéo dài 60 phút, giá đạn là 3.000 đồng/viên.
Vườn Trái Cây Trung An
Ngoài việc tham quan các địa điểm lịch sử nổi tiếng, bạn còn có thể được tận tay hái và thưởng thức trái cây tại vườn trái cây Trung An. Đây là một trong những vườn trái cây nổi tiếng nhất ở đây.
Hòa mình vào không gian miệt vườn và thưởng thức các loại trái cây như chôm chôm, mận, mít, sầu riêng... chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong ngày cuối tuần.Ttrạm cứu hộ động vật hoang dã
Nằm cách trung tâm khu du lịch khoảng 1km, trạm cứu hộ động vật hoang dã lớn nhất khu vực phía Nam là điểm đến lý tưởng trong chuyến đi tham quan địa đạo Củ Chi của bạn.
Được biết, nơi đây có hơn 3.600 loài động vật quý hiếm. Khi tham quan nơi này, bạn không chỉ được thăm các động vật hoang dã, mà còn được nghe câu chuyện về chúng thông qua các nhân viên cứu hộ.
Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 Địa đạo Củ Chi là một trong những điểm tham quan, khám phá thú vị được nhiều du khách lựa chọn dừng chân khi có dịp đến Sài Gòn. Khu di tích địa đạo Củ Chi tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM. Khám phá địa đạo Củ Chi sẽ giúp bạn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ phượt thủ đánh giá "vách đá trắng quốc dân" ở Hà Giang có độ khó mức 3/10

Cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm thu hút muôn người đến check in đầy cảm xúc

Chinh phục đỉnh núi được mệnh danh "hòn Vọng Phu của Tây Nguyên", cung trekking "Top 2 khó nhất Việt Nam"

Lịch trình khám phá Quảng Bình - Quảng Trị 4N3Đ với chi phí gần 4,2 triệu

Bạn trẻ gợi ý đi Côn Đảo 4N3Đ cho dịp lễ 30/4 - 1/5: "Nơi cách đây vừa tròn 50 năm đã hoàn toàn giải phóng, hòa chung niềm vui thống nhất đất nước"

Chợ phiên Quản Bạ

Dọc theo dấu ca dao, khám phá những địa danh bất tử của Xứ Lạng

Quảng Ninh đưa 2 tàu cao cấp phục vụ khách du lịch tham quan vịnh Bái Tử Long

Review Pandanus Resort Mũi Né 'làng chài' giữa thành phố biển

10 khách sạn, resort Việt Nam được vinh danh 'tốt nhất thế giới'

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Thành phố bé nhất Việt Nam đón gần 1 triệu khách du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5
Có thể bạn quan tâm

Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly
Ẩm thực
17:44:21 07/05/2025
Sốc: Won Bin bị gọi tên trực tiếp trong scandal của Kim Soo Hyun, netizen than trời!
Sao châu á
17:37:13 07/05/2025
Trang Pháp nói về tin đồn "làm mẹ đơn thân"
Sao việt
17:34:55 07/05/2025
Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý
Hậu trường phim
17:20:33 07/05/2025
Trung Quốc đồng ý đàm phán với Mỹ về vấn đề thuế quan
Thế giới
17:19:38 07/05/2025
Vợ Quang Hải rủ rê mẹ chồng ra nghĩa trang, checkin ảnh chứng tỏ điều này?
Netizen
17:00:57 07/05/2025
Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người
Sao âu mỹ
16:48:19 07/05/2025
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt
Sao thể thao
16:32:30 07/05/2025
Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai
Pháp luật
16:23:26 07/05/2025
Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"
Lạ vui
16:22:55 07/05/2025