Khám phá đền Vàng Harmandir Sahib – nơi có cây cầu biểu tượng trong cuộc hành trình của vong linh
Bất cứ ai có dịp ghé thăm đều lóa mắt trước vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của ngôi đền bằng vàng, nằm bên hồ nước linh thiêng nằm ở thành phố Amritstar, Punjab, Ấn Độ.
Một trong những công trình tôn giáo linh thiêng thu hút du khách nhất thế giới, không thể bỏ qua cái tên đền Harmandir Sahib, hay còn gọi là “Đền Vàng”, nơi đón tiếp hơn 100.000 khách mỗi ngày.
Đền Vàng Harmandir Sahib của đạo Sikh nhìn từ trên cao. (Nguồn: Steemit)
Bất kể ai tới đây, chắc chắn sẽ ấn tượng với những kiến trúc cùng bề dày lịch sử của ngôi đền nổi tiếng này. Ước tính, hàng triệu người theo đạo Sikh từ khắp nơi tới đền hành hương mỗi tháng.
Đền vàng Harmandir Sahib là ngôi đền thiêng liêng nhất của đạo Sikh, nằm ở thành phố Amritstar, Punjab, Ấn Độ. Công trình xây dựng từ tháng 12/1585 và hoàn thành vào tháng 8/1604 với 100 kg vàng dùng để dát lên các mái vòm của thánh đường, cũng như bên ngoài bề mặt.
Video đang HOT
Bao quanh đền là hồ nước linh thiêng và cầu dẫn vào trong. (Nguồn: RailYatri Blog)
Bất cứ ai có dịp ghé thăm đều lóa mắt trước vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của ngôi đền bằng vàng, nằm bên một hồ nước linh thiêng, còn gọi là hồ rưụ thần. Một cây cầu nối từ hồ nước đưa người hành hương vào trong đền. Cây cầu này còn mang tính biểu tượng trong cuộc hành trình của vong linh sau khi qua đời.
Đền Harmandir Sahib được xây bằng đá cẩm thạch với lớp vàng lá phủ bên ngoài khiến mọi thứ tỏa sáng, đặc biệt về đêm. Công trình có những bố cục khác biệt so với nhiều công trình tôn giáo khác của người Sikh. Thay vì đặt ở vị trí cao, đền Harmandir Sahib được xây ở vùng đất thấp, với hồ nước bao quanh.
Đừng quên chiêm ngưỡng những bức tường bằng đá cẩm thạch được trang trí tinh xảo, tầng trên mạ vàng, mái vòm sáng bóng và nội thất thiếp vàng sang trọng. Đền chào đón người hành hương theo 4 cửa khác nhau, thể hiện tư tưởng cởi mở và thân thiện.
Nếu như nhiều công trình tôn giáo trên thế giới khá bí ẩn thậm chí khép kín, thì Harmandir Sahib luôn rộng cửa đón khách. Du khách được phát khăn quấn đầu, rửa chân ở hồ nước thiêng rồi mới bước vào trong. Hút thuốc và uống rưụ là hai hành động đặc biệt cấm kỵ.
Nhà bếp cộng đồng lớn nhất thế giới bên trong đền, phục vụ 100.000 suất ăn miễn phí mỗi ngày. (Nguồn: Postoast)
Đền Harmandir Sahib còn sở hữu nhà bếp cộng đồng Sikh lớn nhất thế giới, khi mỗi ngày phục vụ miễn phí tới 100.000 suất ăn. Nhà ăn chung Guru-Ka-Langar rộng lớn và hào phóng, là nét đặc trưng trong tư tưởng đạo Sikh.
Ngôi đền nằm ở trung tâm lịch sử ở Amritsar. Từ đây, du khách chỉ mất 10 phút để đi bộ đến những danh lam, thắng cảnh quan trọng của thành phố như chợ Katra Jaimal Singh và công viên tưởng niệm Jaillanwala Bagh. Du khách có thể sử dụng dịch vụ xe buýt miễn phí để di chuyển giữa ngôi đền và ga Amritsar Junction.
Đền Vàng mở cửa hàng ngày và không thu phí tham quan. Hãy nhớ bỏ giày dép, che kín đầu và rửa tay chân trước khi vào đền. Khi dạo bước quanh hồ nước, du khách nhớ đi theo chiều kim đồng hồ. Tại trung tâm thông tin ở lối vào chính có hướng dẫn viên và sách giới thiệu.
Theo baoquocte.vn
Du lịch tâm linh: Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm có hàng triệu lượt khách đến hành hương và cúng bái tại miếu Bà.
Chẳng biết từ khi nào, Bà Chúa Xứ đã trở thành điểm tựa tâm linh của người dân khắp nơi trên cả nước.
Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng dựa trên truyền thuyết. Người dân trong vùng cho biết, trước đây, khi người Việt tới sinh sống ở vùng này phát hiện tượng Bà ở đỉnh núi nên mới bàn nhau khiêng xuống lập miếu thờ.
Tuy nhiên, Bà Chúa Xứ "hiển linh" vào một người tu hành bảo phải có 40 trinh nữ đến khiêng mới chịu đi.
Dân làng đã làm theo và khiêng đến nơi thờ hiện nay thì Bà nặng trịch và chọn nơi này an ngự. Cũng có nhiều người cho rằng, Bà Chúa Xứ từng báo mộng vào một cô gái, bảo phải có 9 cô gái đồng trinh khiêng kiệu mới di tượng. Một truyền thuyết liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu.
Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24.4 là ngày cúng lễ Bà.
Miếu Bà chúa xứ Núi Sam thể hiện rõ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Theo chia sẻ của người dân địa phương, lượng người đến cúng đông nhất trong năm là từ Tết Nguyên đán đến ngày Vía Bà (23-27/4 Âm lịch).
Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những danh lam của núi Sam mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc. Đây cũng là nơi để người dân đến thắp hương, cúng bái, cầu mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hằng năm, nơi đây thu hút hàng triệu khách thập phương đến cúng bái và tham quan.
Thúy An (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Kinh nghiệm khám phá Ninh Bình trong 1 ngày Tỉnh Ninh Bình nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội tầm 100km, là địa phương có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng... Hãy cùng khám phá vùng đất này qua bài review 1 ngày sau đây. Hành trình khám phá Ninh Bình 1 ngày Minh Anh Theo vnmedia.vn