Khám phá để tận hưởng
Trập trùng núi đá, bồng bềnh biển mây xen lẫn những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và hòa mình trong sắc màu chợ phiên, tắm thuốc của người Dao… cao nguyên Sìn Hồ đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Khởi hành từ thành phố Lai Châu theo đường tỉnh lộ 129 hơn 60km, chúng tôi đến cao nguyên Sìn Hồ một ngày cuối tuần của tháng 11. Giao thông được đầu tư, nâng cấp thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa. Trời sang đông, dù nắng đã lên nhưng mây vẫn phủ kín lối, những bản làng thấp thoáng bên sườn núi, thửa ruộng bậc thang uốn lượn… khiến cảnh quan thiên nhiên trên cả quãng đường thêm hùng vĩ.
Đến với huyện Sìn Hồ du khách dễ dàng được thấy cảnh đẹp của núi và mây vào bất kỳ mùa nào trong năm.
Đúng ngày họp nên chợ phiên tại trung tâm thị trấn Sìn Hồ náo nhiệt, sôi động. Đây là điểm hẹn văn hóa của đồng bào vùng cao Sìn Hồ. Bà con diện những bộ váy truyền thống mang theo sản vật, nông cụ do gia đình sản xuất hoặc khai thác từ tự nhiên để trao đổi, mua bán. Thậm chí đến chợ chỉ để trò chuyện với những người bạn lâu ngày không gặp, uống với nhau chén rượu ấm, tận hưởng những món ăn truyền thống trong tình người người ấm áp. Khung cảnh như bức tranh đa sắc màu, thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa truyền thống. Chợ phiên Sìn Hồ thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu, cảm nhận nét văn hóa đặc trưng vùng cao.
Trao đổi với chúng tôi về những đổi thay trong diện mạo của vùng cao Sìn Hồ nhằm thu hút khách du lịch, bà Lý Thị Na – Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ khẳng định: Cùng với giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, huyện đã và đang tập trung thực hiện các hạng mục xây dựng, nâng cấp giao thông; thu hút đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực du lịch.
Dạo qua các bản làng vùng cao Sìn Hồ (điển hình là bản du lịch cộng đồng Tả Phìn), du khách thỏa sức khám phá những phong tục tập quán độc đáo trong đời sống sinh hoạt của bà con. May mắn hơn sẽ được chung vui lễ hội hay lễ cưới của đồng bào Thái, Mông, Dao với điệu xòe không tuổi mê đắm lòng người; tiếng khèn réo rắt gọi bạn; thưởng thức ẩm thực đậm hương vị núi rừng như: lợn cắp nách, bánh chưng đen, cá suối, thắng cố, xôi nếp nương…
Đến với các bản làng nơi cao nguyên Sìn Hồ du khách cảm nhận được sự mến khách của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Sau khi mải mê với mây núi, hòa mình vào bức tranh đa sắc màu văn hóa truyền thống của Sìn Hồ, chúng tôi về Tả Phìn tham quan Núi Đá Ô và Động Ông Tiên. Theo người Dao Khâu nơi đây kể lại: Núi Đá Ô gắn với sự tích có ông tiên xuống hạ giới du ngoạn nhưng quá say mê mảnh đất này mà để quên chiếc ô. Qua thời gian, ô hóa thành đá. Núi Đá Ô đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của dân bản. Người dân thường mang lễ vật dâng cúng cầu mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh. Gần khu vực Núi Đá Ô là Động Ông Tiên với nhiều thạch nhũ, hình thù kỳ lạ, hình thành do kiến tạo địa chất từ hàng nghìn năm.
Đến cao nguyên Sìn Hồ, không thể bỏ qua bản Sà Dề Phìn-ở độ cao trên 1.700m so với mực nước biển, quanh năm mây mù, sương phủ, khí hậu trong lành, mát mẻ. Nơi đây được biết đến có những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi; hồ nước Hoàng Hồ được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái. Thời gian gần đây, một địa điểm mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ thu hút nhiều bạn trẻ đến khám phá và trải nghiệm đó là “Vực Thác” theo cách gọi của người dân bản địa.
Vực Thác cách trung tâm xã Sà Dề Phìn khoảng 1km. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống sẽ thấy vực sâu thẳng đứng hàng trăm mét kết hợp với thác nước chảy từ trên cao xuống, tạo thành cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Theo lộ trình, huyện đang phấn đấu xây dựng bản Sà Dề Phìn (xã Sà Dề Phìn) thành điểm văn hóa du lịch cộng đồng, kết hợp với thăm quan vườn dược liệu, vườn cây ăn quả và vùng chè cổ. Tuy nhiên, để trở thành điểm du lịch trọng điểm của huyện, hiện tại xã đang mong muốn có sự chung sức của Nhân dân, vào cuộc đầu tư của doanh nghiệp cùng cơ chế mở, hỗ trợ nguồn lực từ huyện.
Video đang HOT
Trải qua hành trình dài thăm quan, trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao cùng nhiều thắng cảnh đẹp, chắn hẳn du khách có chút mệt mỏi. Vậy thì, tận hưởng dịch vụ tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Sìn Hồ thực sự không nên bỏ qua.
Với nhiều tiềm năng, huyện Sìn Hồ có kế hoạch, chủ trương triển khai phát triển du lịch theo các giai đoạn. Đặc biệt chú trọng phát triển du lịch cộng đồng mang tính bền vững. Cùng với đó là chú trọng đầu tư tạo ra các sản phẩm đặc trưng gắn với đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về miền đất, con người. Đã khảo sát và quy hoạch khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trên cao nguyên Sìn Hồ với quy mô khoảng 100ha tại thị trấn Sìn Hồ và các xã: Sà Dề Phìn, Phăng Xô Lin, Tả Phìn, Tả Ngảo. Thu hút một số doanh nghiệp lên khảo sát, đánh giá tiềm năng và dự kiến đầu tư. Đây là tín hiệu mới cho sự khởi sắc của ngành Du lịch Sìn Hồ trong thời gian tới.
“Nắng lọt, mây luồn cùng khí hậu mát lạnh đặc trưng của cao nguyên và tình người trên cao nguyên đá từ bao giờ đã thành sản phẩm du lịch đặc hữu của Sìn Hồ” – câu đúc kết ấy của nhiều du khách khi dừng chân nơi cao nguyên này hôm nay chúng tôi đã trải nghiệm. Còn bạn, hãy đến và trải nghiệm vào ngày mai.
Khám phá những khu rừng "nhảy múa" kỳ lạ trên thế giới
Trong những cánh rừng này, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những phép màu của tạo hóa khi nhìn ngắm những hàng cây nhảy múa, say xỉn với những hình thù kỳ lạ.
Vào mùa thu, đây là địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước |
Khu rừng nhảy múa
Những đồi cát Curonian trải dài trên diện tích 98km, ngăn cách khu đầm Curonian với bờ biển Baltic. Phần phía nam của khu vực này thuộc về vùng Kalingrad Oblast, Nga nổi tiếng với cánh rừng nhảy múa.
Ghé thăm khu rừng, bạn có thể nhìn ngắm những thân cây bị vặn xoắn, tạo hình xoắn ốc hay các nút thắt.
Khu rừng được trồng từ năm 1961 nhằm chống những trận cát bay ảnh hưởng tới ngôi làng lân cận. Nguyên nhân lý giải cho hiện tượng lạ này vẫn còn là một ẩn số, chủ yếu được cho là do các hiện tượng siêu nhiên. Nhưng giả thiết được nhiều người chấp nhận nhất là do một loại sâu bướm.
Chúng ăn những chồi thông đang phát triển và lá non. Khi phần ngọn cây bị phá hủy, thân cây tiếp tục mục và phân nhánh, chủ yếu dựa vào các cành non khác. Do đó, cây có những hình dạng kỳ lạ.
Loại sâu bướm này tấn công những cây thông non tuổi từ 5-20 tuổi và phát triển mạnh mẽ trên nhưng vũng đất nghèo chất dinh dưỡng.
Khu rừng nhảy múa nằm gần địa danh nổi tiếng Chernobyl nên du khách có thể kết hợp ghé thăm địa điểm này. Hàng năm, khu rừng nhảy múa thu hút hàng nghìn du khách tới khám phá, đặc biệt dành cho những du khách muốn tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.
Những thân cây nhảy múa trong khu rừng |
|
Một thân cây khác được xoắn tạo thành một vòng tròn và được đỡ bằng một tấm gỗ |
|
Những cây thông trong khu rừng đều có tuổi đời hơn 50 năm |
Khu rừng vặn xoắn
Tại khu vực phía Bắc Ba Lan, gần Gryfino, bạn sẽ có cơ hội được khám phá khu rừng thông kỳ lạ với hơn 400 cây thông có phần gốc cây tạo thành một góc cong 90 độ trước khi vươn thẳng lên cao.
Điểm khác biệt là tất cả cây thông đều cong theo hướng bắc. Nhiều ý kiến cho rằng những cây thông này đã bị tác động bởi bàn tay con người nên có những hình dạng như vậy.
Để lý giải, những nhà nghiên cứu cho rằng những người nông dân đã tạo hình dáng như vậy cho cây sau khi trồng chúng vào năm 1930 với hi vọng loại gỗ thông này có thể giúp họ đóng đồ nội thất với những đường uốn cong tự nhiên.
Tuy nhiên, trước khi cánh rừng được thu hoạch, chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra và người ta đã lãng quên sự tồn tại của nó.
Đến đây, du khách như lạc vào thế giới thần tiên đầy ma mị, cổ tích, đặc biệt trong những buổi sáng sớm khi khu rừng được khoác lên mình màn sương mỏng. Điểm đến này không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là phim trường cho nhiều bộ phim.
|
Những gốc cây tạo thành các đường cong kỳ lạ trước khi vươn thẳng lên trời |
|
Cánh rừng trở nên huyền ảo hơn trong nắng chiều mùa thu |
Khu rừng say xỉn
Những dư chấn và thảm họa thiên nhiên như lở đất, bão tuyết, động đất có thể làm nhiều khu rừng ngã đổ hoặc cây cối mọc loạn xạ theo các hướng khác nhau. Và chúng được gọi bằng một tên gọi chung là khu rừng say xỉn.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng làm tan băng ở những vùng đất đóng băng quanh năm. Hậu quả, những khu rừng say xỉn xuất hiện nhiều nơi trên thế giới như Alaska, Canada, Nga...
Tuy nhiên, đây cũng là địa điểm tham quan ưa thích với nhiều du khách, thay vì những khu rừng dương hay rừng taiga thông thường.
|
Những thân cây xiêu vẹo do băng tan |
|
Những thân cây ngã đổ sau trận băng tan tại Fairbanks, Alaska năm 2004 |
|
Những thân cây và tầng thực vật thấp đổ về phía bờ sông sau động đất |
Tới Hy Lạp khám phá tu viện trên mây Meteora là một quần thể tu viện gồm 6 tu viện được xây dựng cheo leo trên đỉnh núi đá tự nhiên với kiến trúc vô cùng độc đáo, nằm cách thủ đô Athens của Hy Lạp 350km. Đây có thể nói là độc nhất vô nhị ở Hy Lạp. Cảnh quan kỳ vĩ bao quanh tu viện - Ảnh: Dave Deb Meteora...