Khám phá dây chuyền sản xuất Airblade của Honda Việt Nam
Trong lễ khánh thành nhà máy sản xuất thứ 3 của mình, Honda Việt Nam đã giới thiệu dây chuyền lắp ráp xe máy hiện đại, bao gồm Airblade.
Cách đây ít ngày, Honda Việt Nam (HVN) đã chính thức khánh thành nhà máy sản xuất xe máy thứ 3 của mình tại tỉnh Hà Nam sau 2 năm trì hoãn vì những yếu tố khách quan từ thị trường. Nhà máy mới của HVN có tổng diện tích hơn 270.000 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 120 triệu USD và quy mô làm việc hơn 1.300 nhân công. Với việc đưa nhà máy sản xuất thứ 3 vào hoạt động, HVN sẽ tăng công suất lắp ráp xe máy của mình thêm 500.000 chiếc/năm, góp phần nâng tổng năng suất lên 2,5 triệu chiếc/năm.
Lễ khánh thành nhà máy sản xuất xe máy thứ 3 của Honda Việt Nam có sự xuất hiện của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Theo lãnh đạo của HVN, hãng đã mang các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo xe máy về áp dụng vào nhà máy tại Hà Nam. Mục đích của HVN là đưa nhà máy ở tỉnh Hà Nam trở thành một trong những nhà máy tiên tiến về công nghệ và hiệu quả cao của Honda trên thế giới.
Trong thời gian đầu, nhà máy xe máy thứ 3 của HVN sẽ hoạt động với năng suất 1.000 xe/ngày. Sản phẩm chính của nhà máy mới tại tỉnh Hà Nam là Honda Airblade 125cc.
Cũng tại buổi khánh thành, HVN đã đưa ra mục tiêu kinh doanh năm tài chính 2014 kéo dài từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015 là 2 triệu xe, bao gồm xuất khẩu, tăng khoảng 6% so với năm tài chính 2014. Ngoài ra, HVN cũng có dự định từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu xe máy của hãng.
Cùng xem những hình ảnh hoạt động của dây chuyền sản xuất Airblade 125cc tại nhà máy sản xuất xe máy thứ 3:
Khu gia công các chi tiết của xe máy tại nhà máy HVN.
Phòng lắp ráp hoàn thiện động cơ cho xe được bảo đảm tiêu chuẩn “sạch” để không ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của động cơ.
Video đang HOT
Hệ thống dây chuyền tự động vận chuyển các chi tiết của xe máy trong nhà máy.
Kỹ thuật viên kiểm tra động cơ xe trước khi đưa vào dây chuyền lắp ráp.
Quy trình lắp ráp phần khung của xe.
Kỹ thuật viên lắp ráp phần vỏ nhựa của xe.
Công đoạn kiểm tra cuối trước khi hoàn thiện quy trình lắp ráp của xe máy.
Theo đúng quy trình sản xuất, mỗi chiếc xe được sản xuất cách nhau 27 giây.
Điểm kiểm tra xe sau khi đã lắp ráp hoàn thiện.
Xe được kiểm tra các chi tiết như vít, còi, nút bấm trước khi bước vào quy trình kiểm tra kỹ thuật như tốc độ, phanh, đèn…
Để có thể hoàn thiện, mỗi chiếc xe máy phải trải qua các bước kiểm tra kỹ thuật về phanh, tốc độ, đèn… với máy đo để đảm bảo tính chính xác.
Máy đo áp lực phanh.
Máy đo độ sáng của đèn xe.
Sau khi xe máy đã qua tất cả các vòng kiểm tra, kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra lần cuối để đưa xe ra đường chạy thử.
Kho chứa xe Airblade sau khi đã hoàn thiện.
Theo Autopro
Hiệp hội xe máy Việt Nam lần đầu công bố doanh số
Tổng số xe máy bán ra của 5 "ông lớn" Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM trong 6 tháng đầu năm tài khóa 2014 là 1,250,759 xe.
Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), bao gồm 5 thành viên là Công ty Honda Việt Nam, Công ty Piaggio Việt Nam, Công ty Suzuki Việt Nam, Công ty SYM Việt Nam và Công ty Yamaha Việt Nam cùng công bố doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm tài khóa 2014 là 1,250,759 xe. Đây là tổng doanh số bán hàng tại thị trường Việt Nam tính từ tháng 4 năm 2014 đến hết tháng 9 năm 2014.
Báo cáo doanh số của VAMM sẽ được công bố hai lần một năm và được tính dựa theo năm tài khóa (từ tháng 4 năm nay đến hết tháng 3 năm sau). Báo cáo kỳ đầu sẽ được công bố vào tháng 10 năm nay và báo cáo kỳ 2 sẽ được công bố vào tháng 4 năm sau. Doanh số bán hàng cộng dồn chính là tổng lượng bán ra của cả 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam, không phải là số sản xuất và không bao gồm số lượng xuất khẩu.
Hiện tại, 5 thành viên VAMM đang cung cấp cho thị trường Việt các dòng sản phẩm như sau:
Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam chính thức ra mắt vào 19/2 năm nay, với mục tiêu là xây dựng diễn đàn kết nối các doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất xe máy; đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật Việt Nam; làm cầu nối giữa các doanh nghiệp và Nhà nước. Giữa tôn chỉ mục đích của VAMM và hành động trên thực tế, có thể thấy một sự kết nối khá lỏng lẻo khi công bố doanh số 6 tháng đầu năm tài khóa 2014 này là hoạt động công khai chính thức đầu tiên của VAMM kể từ ngày thành lập.
Dựa trên bản báo cáo doanh số, có thể thấy VAMM khá chung chung khi đưa ra tổng doanh số của toàn hiệp hội, mà không đưa ra con số cụ thể của từng hãng và từng sản phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, báo cáo 2 lần/năm với chỉ con số tổng doanh số bán hàng tại Việt Nam tại VAMM chưa thể làm thỏa mãn những người quan tâm đến ngành sản xuất xe máy trong nước.
Hiện tại, Việt Nam đang là thị trường xe máy lớn thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. 5 liên doanh xe máy có mặt trong Hiệp hội đã chiếm đến hơn 95% thị phần xe máy tại Việt Nam. Theo thống kê, tổng sản lượng bán hàng của toàn ngành năm 2013 đạt khoảng 2,8 triệu chiếc. Trong đó, Honda vẫn chiếm thị phần áp đảo với 1,87 triệu xe, Yamaha đứng thứ 2 với 721.000 chiếc, SYM đạt 500.000 chiếc, Piaggio đạt hơn 56.000 chiếc và Suzuki đạt 50.000 chiếc.
Theo Autopro
Công nghệ tiết kiệm xăng thịnh hành trên xe tay ga Để tăng tính cạnh tranh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhiều hãng xe máy chú trọng sử dụng nhiều công nghệ mới cho các sản phẩm của mình. Hãng Honda đã đưa công nghệ eSP áp dụng cho các dòng xe máy ở Việt Nam từ năm 2014 như SH mode, Lead, Airblade và mới đây nhất là Vision. Động cơ...