Khám phá Đại Lý – quê hương của chàng thư sinh Đoàn Dự trong “Thiên Long bát bộ”
Đại Lý là một trong những thành phố cổ kính nhất Trung Quốc. Nơi đây không chỉ là vùng đất xinh đẹp, trù phú trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung mà còn được biết đến như một địa điểm du lịch nức tiếng với nhiều công trình kiến trúc cổ, nền văn hóa và ẩm thực đặc sắc.
Thành cổ “trơ gan cùng tuế nguyệt”
Đây được coi là điểm dừng chân chủ yếu của du khách khi đến với Đại Lý. Thành cổ nằm ở trung tâm của thành phố Đại Lý, được khởi dựng vào những năm đầu tiên của vương triều Đại Lý dưới thời vua Đoàn Tư Bình (937). Khi Đại Lý bị quân Mông Cổ chiếm đóng, thành cổ được trùng tu, tôn tạo.
Sang đến triều đại Minh – Thanh trị vì, nơi này trở thành đế đô của phủ Vân Nam. Thành cổ Đại Lý có tường thành cao 7,6 m, rộng 6 m, chu vi 8km được thiết kế 4 cửa chính với vật liệu chủ yếu là đá. Đặc biệt, thành Đại Lý tọa lạc ở vị thế vô cùng phong thủy: Lưng tựa núi Thương Sơn, mặt hướng ra hồ Nhĩ Hải và kế bên đó là Tam tháp trong Sùng Thánh cổ tự là một công trình kiến trúc cổ rất đặc sắc có từ thời nhà Đường.
Ngày nay, thành cổ Đại Lý khá bình yên, nhỏ nhắn, không có xe cộ nên du khách có thể thoải mái dạo bộ tham quan, đặc biệt vào buổi sáng sớm. Các điểm tham quan chính của khu vực này là trục đường nối Nam Môn và Bắc Môn với bức tường dày và khu vực lầu Ngũ Hoa ở giữa; tiếp đến là cổng Thương Sơn, cổng Nhĩ Hải. Khu phố Tây và nhà truyền thống của người Bạch cũng được nhiều du khách lựa chọn.
|
Bên những góc phố đơn sơ lát đá cổ kính, những bức tường đá rêu phong nghìn năm tuổi, thời gian như trôi chậm lại, để ta có thể thong dong tự tại suy ngẫm về cuộc sống, về nhân gian. Hiện nay, để bảo tồn, Chính phủ Trung Quốc không cho xây dựng các công trình hiện đại trong khu thành cổ.
Người Bạch ở Đại Lý ưa màu trắng và nhà trắng. Nhà nào cũng sơn tường trắng và vẽ lên đó những công những phượng, xuân hạ thu đông, chim bay cá lượn. Thi thoảng lại điểm xuyết nghệ thuật “nhất thi nhất họa” rất thơ mộng và nền nã.
Còn gì thú vị hơn khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp từng thắng cảnh ở quê hương của chàng Đoàn Dự đa tình, dạo bước ở những ngôi chùa cổ, ngắm nhìn vườn cây xanh mướt, khám phá lịch sử địa phương và tuyệt vời hơn là được tự tay chọn lựa, mua về các món đồ lưu niệm đẹp mắt để làm quà cho người thân và bạn bè như khăn quàng, ngọc bích, bánh kẹo và đặc biệt là trà Phổ Nhĩ – đặc sản Vân Nam.
“Đi đến nơi có gió”
Nếu bạn là fan hâm mộ của Lưu Diệc Phi và Lý Hiện thì chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua bộ phim nổi đình đám tại Trung Quốc và Việt Nam thời gian qua: “Đi đến nơi có gió”. Đây là bộ phim lấy bối cảnh chủ yếu Đại Lý và đã “chữa lành” biết bao tâm hồn của khán giả nhờ những cảnh quay đẹp tuyệt vời.
Hồ Nhĩ Hải, tên gọi bắt nguồn từ hình dạng giống như một cái tai của hồ. Hồ nằm trên độ cao 1.972 m, dài 40 km, diện tích khoảng 250 km, là hồ lớn thứ hai tại tỉnh Vân Nam.
Ghé thăm hồ Nhĩ Hải thích nhất là bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Cây cối lúc nào cũng xanh mướt, liễu rủ rất thơ mộng. Ô tô chở khách không được vào nên du khách phải đi bộ hoặc bằng xe jeep. Đường ven hồ được quy hoạch rất quy củ, bài bản.
Hồ Nhĩ Hải là bối cảnh khá nhiều phân đoạn. Trong đó, có một cảnh tỏ tình đến quắn quéo của nam chính dành cho nữ chính trước khi chia tay: “Tôi muốn tặng em một đoạn hồi ức. Ở bên bờ biển, một nơi có gió thổi qua, dưới sự chứng kiến của ráng chiều và hoàng hôn, có một người thật lòng thích em”.
|
Ấp Phượng Dương – nơi nổi tiếng với Trà Mã cổ đạo (từng là một nhánh của con đường Tơ lụa), lúc nào cũng đông du khách bởi đây chính là nơi nữ diễn viên chính từng sống khi tới Đại Lý.
Video đang HOT
Từng viên gạch, mái ngói, đường đi, bãi cỏ… của ấp đều không thay đổi so với bối cảnh của phim. Nhờ thế, khán giả yêu thích bộ phim có thể học nhuộm vải, làm gốm, làm bánh hoa hồng và trải nghiệm cuộc sống nông thôn thực thụ.
Bên trong những ngôi nhà cổ, tranh ảnh, tượng gỗ hoặc tượng cẩm thạch và nhiều loại vải màu truyền thống được trang trí khiến những ngôi nhà không chỉ mang vẻ cổ kính mà còn đầy sức sống. Được ở homestay trong ngôi nhà truyền thống và xinh đẹp thế này thì đúng là trải nghiệm tuyệt vời.
|
Mỗi ngày, hàng trăm du khách tìm đến ấp Phượng Dương với mong muốn có khoảnh khắc giống Hứa Hồng Đậu hay Tạ Chi Dao khiến khu vực này đang dần trở thành điểm nhấn không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Đại Lý./.
Khám phá Đại Lý, điểm đến gây thương nhớ cho du khách
Không chỉ là vùng đất xinh đẹp, trù phú trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung ngày xưa, Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc ngày nay còn là điểm đến với nhiều công trình kiến trúc cổ, nền văn hóa và ẩm thực đặc sắc.
Đại Lý ngày nay là điểm đến hấp dẫn du khách. Ảnh: Tuệ Nhi
Thành phố nghìn năm tuổi. Ảnh: Tuệ Nhi
Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam, Đại Lý nổi tiếng với tên gọi "thành phố nghìn năm tuổi" với lịch sử và văn hóa có thể coi là lâu đời nhất Trung Quốc. Ẩn chứa trong mình nhiều cảnh quan lịch sử cùng những ngọn núi, dòng sông và khí hậu khá ấm áp, Đại Lý ở trong top những điểm đến hút hồn du khách tại Vân Nam.
Thành cổ Đại Lý, nơi du khách không thể bỏ qua. Ảnh: Tuệ Nhi
Mái ngói rêu phong nơi thành cổ. Ảnh: Tuệ Nhi
Gần đây nhất, Đại Lý lại gây thương nhớ với những ai chưa một lần đến nơi đây qua bộ phim Đi đến nơi có gió với chàng trai A Dao (nhân vật do Lý Hiện thủ vai) và Hứa Hồng Đậu (nhân vật do Lưu Diệc Phi thủ vai).
Dòng suối chảy trong lòng thành cổ. Ảnh: Tuệ Nhi
Thành cổ khá bình yên. Ảnh: Tuệ Nhi
Còn với kinh nghiệm du lịch Trung Quốc của nhiều người, nếu đến Vân Nam mà bỏ qua Đại Lý, chuyến đi của bạn sẽ chưa được trọn vẹn.
Những công trình mang kiến trúc đặc sắc, lâu đời. Ảnh: Tuệ Nhi
Thành cổ được xây dựng từ rất lâu đời. Ảnh: Tuệ Nhi
Đến với Đại Lý bạn sẽ bắt gặp những công trình mang kiến trúc đặc sắc, trải qua bao năm tháng cũng như thăng trầm của lịch sử vẫn được bảo tồn cho đến tận ngày nay. Trong đó nổi tiếng là ngôi thành cổ được xây dựng từ rất lâu đời.
Một góc thành cổ gây thương nhớ cho du khách. Ảnh: Tuệ Nhi
Du khách trong trang phục dân tộc. Ảnh: Tuệ Nhi
Trong khu thành cổ này, những công trình hiện đại, nhà cao tầng sẽ không được cấp phép xây dựng. Nhờ vậy, kiến trúc nơi đây vẫn giữ được nét cổ kính và mang đậm nét truyền thống với những ngôi chùa, cung điện nhuốm màu thời gian.
Trong thành cổ không được xây dựng nhà cao tầng. Ảnh: Tuệ Nhi
Một cửa hàng nằm ngay góc phố. Ảnh: Tuệ Nhi
Một điểm cũng khiến du khách khá thích thú là có thể thoải mái dạo phố, tham quan, trò chuyện hoặc thưởng thức những món ăn ngon, đồ uống theo sở thích vì đường phố ở đây khá bình yên, không có nhiều xe cộ.
Hồ Nhĩ Hải, một điểm đến nổi tiếng ở Đại Lý
Hồ nước xinh đẹp này được xem là "thiên đường hạ giới" của người Bạch. Ảnh: Tuệ Nhi
Dạo bước qua những con đường nhỏ, những góc phố đơn sơ cổ kính và những bức tường đá rêu phong ở thành cổ bạn sẽ có cảm giác thời gian như trôi chậm lại. Hoặc cũng có thể ngỡ như lạc vào không gian quá khứ với những nhân vật cổ trang. Hay đơn giản dạo bước dọc con suối trong lòng thành cổ để vơi bớt những lo âu thường nhật.
Phương Dương Ấp, nơi vốn có con đường cổ trà mã cổ đạo đi qua. Ảnh: Tuệ Nhi
Ngôi làng này được bảo tồn rất tốt. Ảnh: Tuệ Nhi
Ngoài thành cổ Đại Lý, cổ trấn Hỷ Châu cũng được coi là điểm đến gây nhớ thương cho du khách. Được gọi là "cổ trấn hạnh phúc", Hỷ Châu nằm cách trung tâm Đại Lý khoảng 20km về phía bắc.
Nhiều bối cảnh trong bộ phim "Đi đến nơi có gió" được thực hiện tại đây. Ảnh: Tuệ Nhi
Du khách thích thú với khung cảnh nơi đây. Ảnh: Tuệ Nhi
Du khách cũng có thể đến Phương Dương Ấp, cách trung tâm Đại Lý chỉ khoảng 7km chạy xe. Nằm dưới chân núi Thương Sơn, Phương Dương Ấp là làng thôn có con đường cổ trà mã cổ đạo đi qua nên mang nhiều giá trị văn hóa và lịch sử. Những ngôi nhà trong làng cũng được bảo tồn tốt nên nhìn rất cổ kính và là bối cảnh trong bộ phim Đi đến nơi có gió của Lưu Diệc Phi.
Hỷ Châu được gọi là "cổ trấn hạnh phúc". Ảnh: Tuệ Nhi.
Hỷ Châu nằm cách trung tâm Đại Lý khoảng 20km về phía bắc. Ảnh: Tuệ Nhi
Ở Đại Lý, Hồ Nhĩ Hải cũng được coi là điểm đến nổi bật tiếp theo. Gọi là Nhĩ Hải vì nhìn bao quát từ xa nơi này nom hệt như như một cái tai. Còn trên thực tế, đây là một hồ nước nằm trên núi cao ở miền Tây Nam Trung Quốc.
Hỷ Châu là điểm đến hút khách. Ảnh: Tuệ Nhi
Vào thời cổ đại, Hồ Nhĩ Hải còn được gọi tên là Diệp du Trạch, Côn Di Xuyên hoặc Tây Nhị Hà. Ngày nay, hồ nước xinh đẹp được xem là "thiên đường hạ giới" của người Bạch. Nhĩ Hải cũng được xếp vào hàng 16 hồ nước thuộc khu bảo hộ tự nhiên cấp quốc gia.
Một cửa hàng bán đồ lưu niệm khá độc đáo ở Hỷ Châu. Ảnh: Tuệ Nhi
Hoa hồng, nguyên liệu làm bánh. Ảnh: Tuệ Nhi
Vào những ngày xuân hoặc thu, nếu đứng từ trên bờ, bạn sẽ cảm nhận được những làn gió mát lạnh thoảng qua. Thậm chí nhiều du khách còn thấy bị choáng ngợp hoặc lạnh vì hồ Nhĩ Hải nằm ở vị trí cao hơn mực nước biển, thêm nữa là hơi nước có trong gió khá lớn.
Thanh Sơn (Phú Thọ) chú trọng phát triển du lịch cộng đồng Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, là nơi giao thoa văn hóa Việt - Mường, đồng thời là địa bàn tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những nét văn hóa phong phú, đa dạng. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, Thanh Sơn được đánh giá...