Khám phá đại dương diệu kỳ với du lịch lặn biển
Mùa hè này, những tour du lịch kết hợp lặn biển ngắm cá, ngắm san hô và lưu lại những khung hình ấn tượng đang ngày càng phổ biến hơn, thu hút du khách tìm đến và trải nghiệm những vùng biển, đảo đẹp hoang sơ khắp Việt Nam.
Trở về Hà Nội sau chuyến lặn ngoài khơi bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), chị Phạm Tuyết Nhung (38 tuổi) chia sẻ lên mạng xã hội nhiều hình ảnh, đoạn phim tuyệt đẹp giữa lòng đại dương và nhận được sự quan tâm, tương tác lớn từ bạn bè, người theo dõi. Nhiều tài khoản bình luận rằng từng đi Đà Nẵng nhưng chưa biết đến hoạt động này và khẳng định họ sẽ thử trong chuyến đi tới.
Dù đã đi du lịch nhiều vùng biển trong nước và nước ngoài, chị Tuyết Nhung khẳng định khoảnh khắc lặn xuống sâu 3-5 mét để tận mắt chiêm ngưỡng những đàn cá, những bụi san hô… vẫn đầy ắp cảm xúc khác biệt. (Ảnh: NVCC) |
Chị Tuyết Nhung cho biết mình học lặn tại một bể bơi ở Hà Nội trong gần 2 tháng. Khi biết đến tour lặn ở Đà Nẵng qua một clip triệu “like” trên Tik Tok, chị mua tour có giá 1,5 triệu đồng, diễn ra trong 4 tiếng, hướng dẫn viên một kèm một. Chị và nhóm bạn đã hẹn điểm lặn tiếp theo là đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu) ở Bình Thuận.
|
Chị Thùy Dung trong chuyến du lịch lặn biển đảo Phú Quý (Bình Thuận) đầu tháng 6/2024. (Ảnh: NVCC) |
Cũng như chị Tuyết Nhung, chị Trương Thùy Dung (33 tuổi) chủ động học lặn vì đam mê những thước phim lung linh ấn tượng của thế giới trong lòng biển cả. Chưa đi các địa danh lặn biển nổi tiếng ở nước ngoài, chị Thùy Dung chọn khám phá lần lượt đảo Bình Hưng (Khánh Hòa), đảo Phú Quý (Bình Thuận) và dự kiến sẽ đi đảo Cô Tô (Quảng Ninh).
Video đang HOT |
Lặn biển được xếp vào loại thể thao mạo hiểm, song cũng mang đến nhiều giá trị tích cực cho người chơi, như rèn luyện sức khỏe, thư giãn tâm trí, chinh phục đam mê… (Ảnh: NVCC) |
“Ở biển, để xuống sâu vừa khó vừa lâu hơn nhiều so tại bể tập, tâm lý lo lắng giữa vùng nước mênh mông cũng là trở ngại. Có chuyến đi đảo, tôi nhờ một bạn là dân địa phương dẫn đi lặn ngắm rừng rong biển, song bạn ấy chỉ giỏi bơi lặn chứ không phải hướng dẫn viên bơi lặn chuyên nghiệp nên rất khó hỗ trợ tôi. Tôi đã có trải nghiệm lênh đênh giữa biển nhớ đời”, chị Thùy Dung kể.
Ở thành phố Đà Nẵng, nhiều người biết đến anh Đào Đặng Công Trung (sinh năm 1980, quận Sơn Trà) không chỉ bởi anh là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành du lịch địa phương, mà còn vì anh là một huấn luyện viên lặn biển lão luyện, khởi xướng nên nhiều phong trào bổ ích như dạy lặn cho thiếu nhi, lặn biển nhặt rác…
Anh Đào Đặng Công Trung thường xuyên lặn để nhặt rác thải nhựa, cắt lưới mắc vào san hô… ở quanh bán đảo Sơn Trà. (Ảnh: NVCC) |
Đáng chú ý, các câu lạc bộ lặn biển tại Đà Nẵng thường xuyên kêu gọi, tổ chức cho thành viên và du khách tham gia chung tay trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
|
Một lần “ra quân” làm sạch biển, tuyên truyền cho mọi người của nhóm tình nguyện viên Đà Nẵng Free Diving. (Ảnh: NVCC) |
“Khu vực Hòn Sụp, Sơn Trà (Đà Nẵng) và Cù Lao Chàm (Quảng Nam) còn nhiều rạn san hô hoang sơ và quần thể sinh vật biển vô cùng phong phú, gần đây được nhiều bạn trẻ quan tâm và đăng ký tour lặn khám phá”, anh Đào Đặng Công Trung cho biết. (Ảnh: NVCC) |
Hiện nay, có 2 loại hình lặn biển cơ bản là lặn với bình dưỡng khí (scuba diving) và lặn với ống thở (free diving). Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và hầu hết các khu du lịch biển nổi tiếng đều đã có các trung tâm mở khóa đào tạo lặn chuyên nghiệp, cung cấp đồ lặn tiêu chuẩn quốc tế, cấp chứng chỉ của Hiệp hội Hướng dẫn viên lặn biển chuyên nghiệp thế giới (PADI) hoặc Hiệp hội Lặn biển quốc tế (SSI). Còn nếu không theo đuổi bộ môn này lâu dài và chuyên nghiệp, du khách vẫn có thể lựa chọn các tour lặn tại vùng nước nông theo kiểu “check-in”, có đội ngũ hướng dẫn an toàn và phục vụ quay phim, chụp ảnh.
Tour lặn biển tại các điểm du lịch dao động từ 1-3 triệu đồng tùy thời gian và dịch vụ đi kèm. (Ảnh: NVCC) |
Theo nhiều du khách, trải nghiệm lặn biển không chỉ đem đến nhiều kiến thức lý thú mà còn nuôi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường, trân quý biển, đảo quê hương.
|
Đại dương sâu thẳm huyền bí với vô vàn sinh vật rực rỡ, sống động… (Ảnh: Đào Đặng Công Trung) |
Với đường bờ biển dài, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều điểm đến có cảnh đẹp và dịch vụ lặn được du khách trong nước và quốc tế yêu thích. Có thể kể đến như: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Hòn Yến (Phú Yên), Côn ảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Hòn Khô (Bình ịnh), vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận)…
|
Du lịch lặn biển tại Việt Nam được đánh giá là còn nhiều tiềm năng, cần được khai thác, phát triển bền vững. (Ảnh: NVCC) |
Khám phá 'ngôi nhà' độc đáo cho san hô giữa đại dương
Dưới đáy biển Caribe, một dự án nghệ thuật đầy sáng tạo đang góp phần bảo vệ môi trường theo cách vô cùng độc đáo: Tạo ra những tác phẩm điêu khắc làm nơi trú ẩn cho san hô - loài sinh vật đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ du lịch và biến đổi khí hậu.
Ý tưởng táo bạo này được hai nghệ nhân gốm tài ba Hugo Osorio và Pedro Fuentes hiện thực hóa. Ảnh: AFP
Ý tưởng táo bạo này được hai nghệ nhân gốm tài ba Hugo Osorio và Pedro Fuentes hiện thực hóa. 25 tác phẩm điêu khắc bằng đất sét do họ tạo ra đã trở thành một rạn san hô nhân tạo đầy màu sắc giữa làn nước xanh thẳm xung quanh hòn đảo Isla Fuerte, ngoài khơi Colombia. Mỗi "tác phẩm" cao khoảng 1,5m, được đặt rải rác ở độ sâu khoảng 6m dưới đáy biển. Chúng nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều sinh vật biển, trong đó có cả cá và thợ lặn.
Mang tên MUSZIF, dự án này được nhà thiết kế thời trang Tatiana Orrego, cũng là cư dân trên đảo Isla Fuerte, khởi xướng từ năm 2018. Mục tiêu của dự án là tạo ra thêm 25 tác phẩm nữa trong tương lai. Ông Orrego chia sẻ khi chứng kiến sự suy thoái của các rạn san hô tự nhiên trên đảo, ông nhận thấy dự án nghệ thuật này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy vòng đời của san hô. Ông Orrego đã cấy san hô non lên các tác phẩm điêu khắc bằng đất sét và quan sát chúng sinh trưởng. Những tác phẩm này là "chất nền lý tưởng" cho sự phát triển của các loài động vật không xương sống này dưới biển.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), kể từ đầu năm nay, thế giới đã chứng kiến đợt tẩy trắng san hô quy mô lớn. Đây là đợt tẩy trắng toàn cầu thứ tư được ghi nhận và là lần thứ hai xảy ra trong 10 năm qua. Hiện tượng tẩy trắng san hô khiến san hô chết hàng loạt, gây ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển, ngành du lịch và an ninh lương thực. Theo NOAA, sự nóng lên của đại dương là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.
Tại Colombia, các rạn san hô trải rộng trên khu vực có diện tích tương đương 100.000 sân bóng đá, nhưng hơn 2/3 số đó đã bị tẩy trắng. Ngoài ra, san hô còn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa khác do hoạt động du lịch, như việc du khách bẻ gãy các mảnh san hô để mang lên bờ hoặc giẫm đạp lên các cấu trúc san hô.
"Phòng trưng bày" san hô Isla Fuerte đón khoảng 2.000 du khách/năm. Nơi đây mang lại không gian lý tưởng để khách du lịch có cơ hội chiêm ngưỡng san hô mà không gây quá tải cho các rạn san hô tự nhiên.
Những điểm lặn đẹp nhất ở Côn Đảo Côn Đảo, một quần đảo nằm cách bờ biển phía nam của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp và lịch sử hào hùng, mà còn là một điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích lặn biển. Với hệ sinh thái san hô đa dạng và các điểm lặn hấp dẫn, Côn Đảo đã thu hút sự...