Khám phá cuộc sống yên bình của người dân trên hồ Inle, Myanmar
Những con thuyền lướt nhẹ trong sương sớm, tiếng chèo thuyền, đàn chim đi kiếm ăn… mang đến cho hồ Inle – một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất của Myanmar một vẻ đẹp yên bình và vô cùng thơ mộng.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Inle (hay Inlay) – theo tiếng Myanmar có nghĩa là hồ lớn – là một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất đất nước này. Hồ nằm ở tỉnh Shan, cách Bagan 600 km, có diện tích khoảng 220 km2, nơi sâu nhất khoảng 6m.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Từ Bagan có thể đến hồ Inle bằng xe buýt. Để có thể khám phá hết vẻ đẹp của hồ, thời gian tốt nhất để đi du lịch là từ 8 giờ tối ngày hôm trước đến 4h30 sáng ngày hôm sau. Giá vé xe buýt là 11.000 kyat một người. Vé tham quan hồ là 12.500 kyat/người, vé này không bao gồm thuyền. Bạn có thể thuê một chiếc thuyền cả ngày với giá 12.000 kyat. Mỗi thuyền chở được khoảng 4 du khách.
|
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Thời gian tốt nhất để ghé thăm hồ Inle là 5h30 sáng, nhiệt độ khoảng 15 độ C. Cái lạnh kèm theo sương mù và gió có thể khiến cả người bạn lạnh cóng. 6 giờ sáng, mặt trời bắt đầu mọc, những tia nắng đầu tiên len lỏi vào làn sương tạo thành ánh sáng lấp lánh, đẹp đến lạ. Ngoài vẻ đẹp bao la, hồ Inle còn gây ấn tượng với du khách bởi phương pháp câu cá truyền thống – chèo thuyền một chân.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Ngư dân ở đây sẽ kẹp phần chân của họ lại trong lồng, chiếc lồng ấy sẽ được nâng lên và hạ xuống nước. Lồng đánh bắt cá tuy mỏng, nhưng đủ để làm cá không thoát ra ngoài được. Chiếc thuyền xoay thành hình vòng tròn, đập mái chèo của họ xuống nước để phân tán cá vào các hàng lưới có sẵn. Phương pháp đánh bắt truyền thống này được đánh giá là an toàn với hệ thống sinh thái của nơi đây.
Video đang HOT
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Ngư dân đánh cá khi trời còn rất sớm, lúc sương mù chỉ mới bốc hơi khỏi mặt hồ. Ánh sáng ban mai khiến quang cảnh hồ đẹp như một bức tranh màu nước. 8 giờ sáng, mặt trời mọc.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Những ngôi nhà yên tĩnh soi mình xuống mặt hồ. Hồ Inle là nơi sinh sống của người Inthar, một trong những nhóm dân tộc thiểu số ở Myanmar. Trong tiếng Myanmar, Inthar có nghĩa là “những người sống trên hồ”.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Tôi vô tình bắt gặp một em bé bán Thanaka, đây vốn là loại bột truyền thống và lâu đời của người dân nơi đây. Thanaka được cho là có tác dụng làm mát làn da của bạn, thu nhỏ lỗ chân lông và ngăn ngừa cháy nắng. Khi muốn đắp lên mặt, người ta xoa Thakana lên Kyauk Pyin (một tấm đá chuyên dụng), sau đó trộn bột với nước, thoa một lớp mỏng lên mặt. Tất cả người dân Myanmar đều sử dụng Thakana và xem đó là một niềm tự hào.
|
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Trong khi mọi người hối hả với những sinh hoạt thường ngày của cuộc sống, có một chú mèo lặng lẽ nằm tắm nắng trong khuôn viên một ngôi chùa, một hình ảnh khiến chúng ta nao lòng.
Mùa thu Ba Bể nao lòng khách phương xa
Nằm trong top 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới, hồ Ba Bể trong tiết thu se se lạnh càng trở nên thơ mộng, quyến rũ say lòng du khách.
Hồ Ba Bể - bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp |
Một ngày cuối tuần rực rỡ ánh nắng, chúng tôi có dịp theo chân du khách lướt sóng băng băng khám phá khu du lịch hồ Ba Bể. Vào mùa thu, hồ Ba Bể càng trở nên cuốn hút với vẻ đẹp hiền hòa, êm ả. Mặt nước tĩnh lặng xanh ngắt, núi rừng trập trùng phía xa gối lên những tầng mây sương mù huyền ảo với hình ảnh quen thuộc là những chiếc thuyền độc mộc, những bóng áo chàm của các chàng trai, cô gái Tày lung linh in bóng xuống tấm gương nước khổng lồ.
Theo xuồng hôm nay có cô gái Tày duyên dáng là hướng dẫn viên, giữa hồ nước xanh ngắt, giọng nói ngọt ngào cất lên, mở ra cánh cửa đầu tiên về viên ngọc giữa núi rừng: "Hồ Ba Bể được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Cambri đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m và chiều dày hơn 30 m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng...".
Động Puông - tuyệt tác của thiên nhiên trong Vườn Quốc gia Ba Bể (Ảnh do khách du lịch chụp) |
Theo tiếng hướng dẫn viên, xuồng máy băng băng rẽ sóng, mở ra trước mắt du khách khung cảnh thiên nhiên như tranh vẽ với núi non trùng điệp, mặt nước xanh ngắt soi gương. Xuồng dần di chuyển đến sông Năng, hướng đến điểm tham quan đầu tiên động Puông. Cửa động hiện ra phía xa, cô gái Tày tự hào giới thiệu: "Vẻ đẹp của động Puông chắc chắn sẽ khiến cho khách du lịch lựa chọn hành trình du lịch hồ Ba Bể cảm thấy hài lòng. Nơi đây có những khối thạch nhũ với nhiều hình dạng đặc sắc. Qua rất nhiều năm kiến tạo địa chất, nơi đây mang vẻ đẹp độc đáo, trở thành điểm du lịch khám phá được nhiều người biết đến. Đặc biệt hơn, theo người già truyền lại, năm xưa, các tướng nhà Mạc sau khi thất trận, chạy đến động Puông rồi tuẫn tiết tại đó. Cảm kích tinh thần trung liệt, người dân đã dựng đền thờ họ Mạc nhưng lo bị quan quân nhà Lê dẹp bỏ nên đã đổi tên thành đền An Mạ - là địa điểm tham quan đoàn ta cũng sẽ ghé thăm trong chuyến đi lần này".
|
Những khối đá thạch nhũ bên trong động Puông với màu sắc lạ kỳ (Ảnh do khách du lịch chụp) |
Xuồng dừng, khách du lịch men theo đá, tiền dần vào động. Phong cảnh động Puông vẫn còn giữ được nét nguyên sơ ban đầu, kích thích sự khám phá điều bí ẩn tự nhiên. Bước vào bên trong động, du khách bắt gặp nhiều giải thạch nhũ mang hình thù kỳ lạ, phong phú màu sắc, lấp lánh diệu kỳ. Chúng rủ bóng soi xuống dòng nước khiến không gian trở nên lung linh. Động Puông bao gồm 2 động liền nhau, động dưới tên là Puông Nặm và động trên là Puông Tềnh. Phía trong động có 2 lối lên xuống nên rất tiện cho việc tham quan. Puông Nặm là sự kết hợp hoàn hảo của sông nước và nhũ đá sau kiến tạo mang đến vẻ đẹp huyền ảo và hấp dẫn. Puông Tềnh cũng mang vẻ đẹp không hề kém, các nhũ đá, thềm đá tạo thành hình dáng ruộng vườn, ao cá, chuồng trại, giếng nước... là hình ảnh quen thuộc tại vùng thôn quê Việt Nam.
Tạm biệt điểm dừng chân kỳ ảo, xuồng tiếp tục xuôi dòng sông Năng, vượt hơn 10 km tới ngôi làng nhỏ và chuẩn bị đến với thác Đầu Đẳng. Ngay khi bước xuống thuyền là những hàng quán nhỏ ven đường của người dân trong bản, tại đây, du khách không thể bỏ qua những xiên cá nướng, tôm nướng đẹp mắt và hấp dẫn do chính người dân nơi đây đánh bắt, chế biến. Men theo con đường nhỏ, du khách sẽ hòa mình với thiên nhiên, bước gần đến thác Đầu Đẳng. Dọc đường đi là những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh, trước sân nhà nào cũng phơi đầy cá tôm, thân thuộc và bình dị vô cùng.
Thác Đầu Đẳng hiện ra với sự hùng vĩ choáng ngợp. Giữa sự yên bình và hiền hòa của hồ Ba Bể, thác Đầu Đẳng như một điểm nhấn thú vị bởi sự mạnh mẽ của tự nhiên. Càng đến gần, tiếng nước va vào đá ầm ầm càng rõ rệt, tạo cho du khách sự tò mò, nóng lòng khám phá khung cảnh hùng vĩ phía trước. Thác nước hiện ra giữa bạt ngàn cây xanh, cao khoảng 53 m, len lỏi giữa những khối đá vôi nằm chồng lên như thạch trận và chia ra làm 3 đoạn: Đoạn đầu tiên nước từ trên cao xối xuống rất mạnh và khúc khuỷu; đoạn thứ hai dòng nước bị chia rẽ thành hai phần, ào ào tuôn chảy; cuối cùng đoạn thứ ba lại tương đối êm đềm, thơ mộng.
Thác Đầu Đẳng nhìn từ trên cao, cây cối, núi rừng bạt ngàn bao quanh con thác |
Đứng ngắm nhìn từ bên dưới thác, nước tung bọt trắng xóa tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp. Từ trên cao, ánh nắng rót mật chiếu xuống khiến cho những bọt nước trở nên lấp lánh, lung linh như muôn ngàn viên ngọc đang ẩn mình. Vẻ đẹp có chút hoang dại, có chút huyền ảo làm cho du khách không khỏi ngẩn ngơ. Lặng ngắm dòng thác từ trên cao, chị Lê Tuyết Mai - du khách đến từ Hà Nội bày tỏ: "Tôi trở lại hồ Ba Bể sau 20 năm vẫn thấy cảnh quan nơi đây đẹp như vậy, quả là món quà quý mà tự nhiên ban tặng. Mong rằng tới đây, khu du lịch sẽ được đầu tư thêm nhiều dịch vụ để giữ chân du khách".
Rời thác Đầu Đẳng, cô hướng dẫn viên duyên dáng, chất giọng truyền cảm đưa du khách ra khỏi sự mệt mỏi, uể oải ban trưa bằng câu truyện cố tích thú vị về điểm đến kế tiếp. "Ngày xưa, có một anh chàng tiều phu vô cùng tốt bụng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Một lần anh đã biết được bí mật, cái ao nhỏ ẩn sâu trong rừng là nơi các nàng tiên thường xuyên đến đánh cờ và khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các nàng xuống ao tắm. Chàng tiều phu đã trộm đi bộ quần áo của nàng tiên xinh đẹp và hiền dịu nhất. Sau khi tắm xong, các nàng tiên đều lần lượt mặc lại bộ quần áo của mình và bay về trời, duy chỉ có nàng tiên út chẳng thể tìm được bộ xiêm y để về cùng các chị. Chàng tiều phu đã đưa cho nàng một bộ quần áo của người thường và ngỏ ý muốn cưới nàng làm vợ. Vài năm sau, hai người có với nhau được một bé trai kháu khỉnh. Trong một đêm nọ, chàng tiều phu nhìn thấy vợ mình nhìn lên bầu trời buồn bã, chàng đã đưa lại bộ xiêm y cho nàng. Cô tiên khoác lên mình bộ quần áo và ôm con trai bay về trời. Từ đó, chàng trai ngày ngày ra bờ ao năm xưa đợi chờ, dân làng biết chuyện nên truyền từ đời này sang đời khác và cái tên Ao Tiên ra đời".
Du khách thích thú trên hành trình rẽ sóng hồ Ba Bể (Ảnh do khách du lịch chụp) |
Nghe xong câu chuyện, ai cũng háo hức bước xuống xuồng, men theo con đường gập ghềnh, tìm đến Ao Tiên trong truyền thuyết. Ao Tiên có hình tròn, rộng chừng 3 ha, trong xanh như ngọc, với các bậc thang đá đầy rêu phong. Xung quanh ao được bao phủ bởi các núi đá vôi và cánh rừng già của Vườn Quốc gia Ba Bể. Mặt nước ao phẳng, trong vắt như một tấm gương soi bóng mây trời. Nơi đây là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn để lưu lại những bức ảnh đẹp như tranh vẽ...
Xuồng tiếp tục lướt trên hồ Ba Bể, hướng đến đảo An Mã, một hòn đảo đá vôi, cao khoảng 30 m so với mực nước. Hòn đảo có hình dáng giống con ngựa đang lội nước. Cả đảo được phủ xanh bởi cây cối, tại đây còn có một chiếc cầu vắt ngang qua hồ là địa điểm chụp ảnh đẹp được nhiều du khách lựa chọn. Đến đây, du khách sẽ lên thắp hương tại đền An Mạ. Bước xuống những bậc thang nhuốm màu thời gian, chị Hoàng Thị Ánh Nguyệt, du khách đến từ tỉnh Cao Bằng cho biết: "Đến với đền An Mạ, tôi và mọi người trong đoàn như bước ra khỏi những ồn ào náo động của phố thị, những bộn bề, bon chen mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày để thư thái hòa mình với thiên nhiên, trong lòng như lắng lại, nhẹ nhàng và an tịnh".
Điểm đến cuối cùng trong hành trình là đảo Bà Góa, nơi câu truyện cổ tích thủa ấu thơ được ra đời. Giữa hồ xanh ngát, đảo Bà Góa vươn mình kiêu hãnh, đẹp như một bức tranh. Tại đây, cây cối quanh năm xanh tốt, rễ cây len hỏi vươn ra từ mỏm đá, vững chắc và kiên cường. Là điểm đến cuối cùng của hành trình, trời ngả dần về chiều, du khách dừng tại đảo và tận hưởng những giây phút thư giãn thú vị. Tại đây, du khách có dịp tắm hồ và đặc biệt là được chèo thuyền kayak để khám phá thiên nhiên trọn vẹn.
Sau một chặng đường dài khám phá, nhóm du khách có cơ hội trải nghiệm các món ăn hấp dẫn, mang đậm bản sắc quê hương, cá nheo nướng, thịt trâu khô xào măng chua, canh cá chua, tôm xào, nộm rau dớn, thịt trâu xào gừng..., cùng tham gia các hoạt động văn hóa bản địa với người dân địa phương hát điệu then hay học chơi đàn Tính. Tại những homestay đông đúc, lửa trại bập bùng chiếu sáng, những điệu múa, câu then ngọt ngào được cất lên, rượu thơm rót đầy, nụ cười dập dìu trong ánh mắt.
Khám phá nơi cô đơn nhất hành tinh Tọa lạc ở phía bắc của hồ nước ngọt Superior, ngoài khơi bán đảo Keweenaw (Mỹ), ngọn hải đăng Stannard Rock được mệnh danh là "nơi cô đơn nhất trên thế giới". Theo Amusing Planet, vùng đất gần Stannard Rock nhất là đảo Manitou, cách ngọn hải đăng khoảng 40km về phía tây bắc. Đây có lẽ là lý do biến Stannard Rock...