Khám phá cuộc sống du mục của bộ lạc chăn tuần lộc Tsaatan
Tính đến nay, Tsaatan bộ lạc du mục nuôi tuần lộc chỉ còn khoảng 60 người, họ là người dân Mông Cổ nằm sâu trong rừng già Taiga thâm u ở cực bắc, giáp ranh biên giới Nga và Mông Cổ.
Đây là nơi chứng kiến cuộc sống của những người du mục ‘chân chính’ cuối cùng trên thế giới cùng đàn tuần lộc của mình.
Bộ lạc Tsaatan sống hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, họ bắt buộc phải di chuyển liên tục để tìm kiếm nguồn nước, gỗ và thức ăn cho bản thân, thú nuôi. Một phần còn vì tránh thời tiết quá khắc nghiệt thay đổi liên tục trong năm, mặt khác tuần lộc – linh vật của bộ lạc cần di chuyển thường xuyên và sống trong thời tiết lạnh giá để đảm bảo sức khỏe. Vì vậy, du mục là tập quán từ ngàn đời nay của những người trong bộ lạc Tsaatan. Trong một năm, họ di chuyển từ phía Nam đến phía Bắc của rừng Taiga để tìm đến những vùng đất có thể đảm bảo cho cuộc sống và sức khỏe của cả người và thú nuôi. Những con người trong bộ lạc Tsaatan được gọi là những “người tuần lộc” chân chính.
Hành trình du mục của bộ lạc Tsaatan bắt đầu vào cuối tháng 4, khi tài nguyên thiên nhiên nơi họ sinh sống không còn có thể duy trì cuộc sống cho bản thân và thú nuôi. Từ phía bắc của rừng Taiga, những người dân du mục dần dần di chuyển cùng đàn tuần lộc và những vật nuôi khác của mình xuống phía nam của khu của rừng. Hành trình này không cố định thời gian mà hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên từng năm. Sau nhiều cây số di chuyển trong thời tiết khắc nghiệt, đến nơi ở mới người dân bộ lạc sẽ treo đồ đạc, vật dụng cần thiết của gia đình lên những chiếc cọc 3 chân để tránh bị thú rừng tha đi. Họ sẽ bắt đầu kiếm gỗ dựng lều và có cuộc sống tại vùng đất mới ngay sau đó.
Gỗ và tuyết là hai thứ thiết yếu đối với cuộc sống của người Tsaatan và cũng là một phần lí do để họ phải du mục đến địa điểm mới. Gỗ không chỉ để dựng nhà mà còn làm củi để đun tuyết lấy nước dùng và nấu ăn. Khi bắt đầu với cuộc sống tại nơi ở mới, việc đầu tiên với người dân bộ lạc Tsaatan làm sau khi dựng lều là khai thác thêm gỗ dùng cho sinh hoạt ở xung quanh nơi họ ở. Người dân sẽ sử dụng nguồn cây khô tại nơi sinh sống ở một mức nhất định và sẽ di chuyển ra xa hơn, sâu trong những cánh rừng cùng trâu, bò kéo gỗ để khai thác nguồn gỗ mới. Trâu bò ở bộ lạc cũng rất đặc biệt, chúng có nhiều lông dầy để giúp cơ thể chịu không khí lạnh tốt. Phân của chúng gần như không có mùi và cũng được các gia đình Tsaatan mồi lửa và sử dụng cho mục đích đun nấu.
Đến với Tsaatan có lẽ ai cũng sẽ ấn tượng với những chiếc sừng to đẹp của những con tuần lộc. Sau mùa sinh sản thì sừng của con tuần lộc đực sẽ rụng. Người dân sẽ dùng những chiếc sừng này để làm đồ lưu niệm, mĩ nghệ cho gia đình họ và là món quà cho khách quý.
Một lần đặt chân tới bộ lạc Tsaatan sẽ rất khó để quên những con người chất phác, hiền lành và sống tự nhiên cùng cây cỏ và nền văn hóa du mục ngàn năm của họ. Những con tuần lộc trắng, những chiếc lều nhỏ xinh xinh và những đứa bé trên lưng tuần lộc trong thảo nguyên bao la, hùng vĩ là tất cả đối với bộ lạc Tsaatan. Một cuộc sống bình dị nhưng mang đầy hạnh phúc giữa thiên nhiên.
Đàn tuần lộc cùng người dân du mục di chuyển đến nơi ở mới.
Ông Byambaa và đàn tuần lộc của gia đình đang chuẩn bị đến vùng đất mới.
Cậu bé Baakur và tuần lộc “chiến” của riêng mình. Đây là món quà khi bọn trẻ bộ lạc đủ lớn.
Video đang HOT
Vợ chồng ông bà Naharuuh dựng thanh gỗ 3 chân và kéo những đồ vật gia đình treo lên đó để tránh bị thú rừng ăn trước khi dựng xong lều ở.
Ông Bayara kéo lại các lớp vải bọc lều. Một chiếc lều của người Tsaatan được thiết kế rất đơn giản, gồm những thanh gỗ và hai lớp bạt.
Gia đình Byambaa chặt gỗ lấy củi phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Đây là công việc của ông Byambaa vào buổi chiều, mỗi lần chặt trung bình 200 thanh nhỏ cho việc sưởi ấm và đun.
Anh Ekraara đang đun tuyết, anh là con trai lớn của Byambaa. Nguồn nước chính của bộ lạc được lấy từ tuyết, vào mùa đông họ sẽ du mục đến nơi có tuyết và dùng nó để đun lấy nước sinh hoạt.
Ông Batbaatar bên bếp ăn ngoài trời. Ở Mông Cổ nói chung và bộ lạc Tsaatan nói riêng thì việc đun phân thải của thú nuôi để lấy lửa là rất quen thuộc.
Anh Garmaev sử dụng trâu chở gỗ về bộ lạc. Nguồn gỗ trong rừng để làm lều và sinh hoạt, gỗ khai thác ở xa sẽ có trâu bò kéo về. Chúng rất khỏe, chịu lạnh tốt và đi được đường xa.
Sừng của tuần lộc đực sẽ rụng sau mùa sinh sản. Đây sẽ là nguyên liệu cho những người dân khéo tay trong bộ lạc Tsaatan tạo thành những món đồ mỹ nghệ cho gia đình mình hay là quà lưu niệm tặng du khách.
Cô bé Ariuna nằm ngủ bên tuần lộc đực của gia đình. Loài tuần lộc được bộ lạc Tsaatan nuôi dưỡng rất gần gũi và thân thiện với những đứa bé trong bộ lạc. Ở nơi đây những đứa trẻ có thể cưỡi, cho ăn hay ngủ bên chúng mà không phải lo lắng điều gì.
Cô bé Ariuna trong chiếc lều du mục của gia đình.
Sống trên thảo nguyên cỏ mênh mông, lều vải trắng và đàn tuần lộc. Người dân bộ lạc Tsaatan có lẽ chỉ cần như vậy trong cả vòng tròn cuộc đời du mục của mình…
Theo dân việt
Khám phá ngọn núi cầu vồng độc đáo ở Peru
Nằm ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển, núi cầu vồng là địa điểm du lịch hấp dẫn của Peru. Sở hữu màu sắc tự nhiên độc đáo với nhiều dải màu khác nhau, nơi đây mang vẻ đẹp "vô tiền khoáng hậu" vô cùng kỳ thú.
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu của ngọn núi cầu vồng độc đáo ở Peru nhé.
Núi cầu vồng Vinicunca nằm trong dãy núi Andes, phía đông nam của thành phố Cusco, tỉnh Canchis, Peru.
Du khách thường biết tới Vinicunca như một dãy núi cầu vồng bởi diện mạo độc đáo của nó. Mỗi đỉnh núi trong khu vực được bao phủ bằng nhiều dải màu sắc sặc sỡ như xanh pastel hiền hoà, đỏ mãnh liệt, xanh lá cây, hồng và vàng.
Chưa có một lời giải thích hợp lý chính thức nào về việc vì sao ngọn núi Vinicunca lại có nhiều màu sắc cầu vồng sặc sỡ như vậy. Tuy nhiên, vẻ đẹp lạ của ngọn núi này đã làm say đắm biết bao du khách ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến.
Ngọn núi cầu vồng với những vệt màu xen kẽ nhau như có sự chủ đích của con người đang sừng sững giữa mây trời lồng lộng.
Ngọn núi độc đáo này thu hút tới 1.000 du khách mỗi ngày.
Khu vực lân cận xung quanh ngọn núi cầu vồng đặc biệt này là nơi sinh sống của những người chăn lạc đà không bướu và lạc đà alpaca. Họ là một trong số ít nhóm người du mục còn lại trên hành tinh này.
Ngày nay, ngọn núi cầu vồng này đã mang lại vẻ đẹp vô tiền khoáng hậu cho đất nước xinh đẹp Peru. Đến địa danh này, du khách có cơ hội được thả hồn mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên, trốn xa những ồn ào tấp nập của nơi phố thị.
Theo PNN
Thăm vùng đất tộc người du mục Dukha Những người nuôi tuần lộc cuối cùng trên thế giới Tại khu rừng Taiga hẻo lánh nằm ở Bắc Cực xa xôi, nơi giáp ranh của biên giới Nga và Mông Cổ, tộc người Dukha hay còn lại là Tsaatan đã sinh sống tại đây qua nhiều thế hệ suốt hàng ngàn năm nay. Người ta gọi tộc người Dukha là "người tuần lộc" bởi họ sống du mộc và dành cả cuộc...