Khám phá cuộc sống bí ẩn của các dân tộc thiểu số ở Nga
Các dân tộc thiểu số sống trên dãy núi Altai của Nga chính là những người bảo vệ các giá trị truyền thống qua hàng thế kỷ của khu vực này.
Mọi người đều biết rằng có hàng chục và thậm chí hàng trăm dân tộc lớn nhỏ sống trên lãnh thổ nước Nga. Trong số đó có những dân tộc được rất ít người biết đến, có thể vì nơi họ sinh sống ở quá xa và khó tiếp cận.
Chính các nhóm dân tộc thiểu số này, cũng như các cụm cô lập riêng lẻ của các nhóm dân tộc lớn hơn (bao gồm cả người Nga) đôi khi là những người bảo vệ trung thành nhất của các truyền thống lâu đời.
Các tín đồ lớn tuổi của Thung lũng Uimon đang bảo tồn lối sống truyền thống từ thế kỷ 17.
Shaman Vyacheslav là một người Telengits gốc Nam Altai. Ông được thừa hưởng món quà của một pháp sư tổ tiên của mình.
Người Nga và các dân tộc Altai đã tạo nên các gia đình đa dân tộc kể từ khi những người Nga đầu tiên nhập cư vào Altai.
Tubalars thuộc nhóm người Bắc Altai. Họ là những người nói tiếng Turkic có nguồn gốc Finno-Ugric. Tondoshka là một làng Tubalar lớn.
Video đang HOT
Các cộng đồng Old Believer của dãy núi Altai thu hút mọi người từ khắp nơi trên nước Nga đang thực hiện một nhiệm vụ thiêng liêng.
Chulyshman Telengits, người bản địa ở Nam Altai, tự coi mình là hậu duệ của người Scythia và Huns.
Các dân tộc bản địa của Altai cố gắng bảo tồn các nghề thủ công truyền thống. Vasily là một thợ khắc xương.
Thế hệ trẻ của Telengits luôn được đầu tư cho giáo dục. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Gorno-Altaisk, thành phố Novosibirsk hoặc thậm chí ở nước ngoài thì nhiều người trở về quê hương.
Sự tôn kính của những ngọn núi và suối chữa bệnh là một đặc điểm quan trọng trong văn hóa tâm linh của các dân tộc Altai.
Nuôi hươu phát triển mạnh ở Thung lũng Uimon. Các tín đồ thời xưa là những thợ săn hươu đầu tiên ở khu vực này.
Thung lũng Chulyshman là một góc của thiên nhiên nguyên sơ gần như hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài.
Thung lũng Uimon – một trong những địa điểm đẹp nhất của Altai.
Chelkants là người bản địa của Bắc Altai. Các phương pháp đánh cá truyền thống đặc trưng cho khu vực này có từ nhiều thế kỷ trước.
Hàng trăm km đường đi qua các ngọn núi, từ taiga ở phía Bắc Altai đến bán hoang mạc phía Nam.
15. Các dân tộc của miền Bắc Altai, Tubalars, Chelkans và Kumandins, cũng như Telengits, cư dân của các khu vực miền Nam đều là các dân tộc thiểu số bản địa.
Ngân Anh
theo Sputnik
Nghĩa tình của người lính biên phòng cửa khẩu Lóng Sập
Lóng Sập là một xã nghèo của huyện Mộc Châu (Sơn La), đời sống nhân dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Quản lý địa bàn 3 xã biên giới có 7 dân tộc anh em sinh sống, những người lính Đồn BP cửa khẩu Lóng Sập (Bộ đội BP tỉnh Sơn La) đã có nhiều việc làm ý nghĩa để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nơi đây được ăn no, mặc ấm đến trường.
Mô hình Bữa sáng cho em đã giúp nhiều em nhỏ ở Lóng Sập no cái bụng để học cái chữ. Ảnh: XK
Ý tưởng giúp các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được no bụng khi đến trường của những người lính biên phòng Lóng Sập được hình thành từ 7 năm về trước.Thấy một số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số gia đình khó khăn, có thể bỏ học giữa chừng, những người lính đã tự nguyện nhường khẩu phần ăn một bữa trong hai ngày nghỉ cuối tuần để giúp các cháu.
Với sự thống nhất từ Đảng ủy, chỉ huy đồn tới các cán bộ, chiến sỹ, 100% cán bộ, chiến sỹ tự nguyện góp quỹ chung cho chương trình "Bữa sáng cho em". Mức đóng góp của cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp là 100 nghìn đồng, chiến sỹ là 50 nghìn đồng mỗi tháng.
7 năm qua, đều đều mỗi buổi sáng, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập thay phiên nhau nấu cơm mang lên điểm trường Buốc Pát cho các cháu học sinh mầm non và tiểu học nơi đây. Bữa cơm sáng của các cháu được nấu theo khẩu phần, tiêu chuẩn của bộ đội.
Hình ảnh các chú bộ đội biên phòng tất tả từ sáng sớm tinh mơ đưa bữa ăn sáng tới điểm trường mầm non bản Puốc Pát cách đồn gần 10 km đường rừng và điểm trường tiểu học dân tộc bán trú Lóng Sập để các em học sinh kịp "no cái bụng" trước khi vào lớp đã trở nên quen thuộc và thân thương với người dân Lóng Sập.
Được biết, người đã tâm huyết và "khai sinh" ra chương trình "Bữa sáng cho em" là trung tá Đào Mạnh Tưởng, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập. Anh luôn suy nghĩ và trăn trở làm sao để các cháu học sinh nghèo trên địa bàn có điều kiện học tập tốt, mai sau có được tương lai tươi sáng hơn. Trung tá Đào Mạnh Tưởng tâm sự: Qua những chuyến công tác, khi hỏi các thầy cô giáo, được biết các cháu do đói ăn, nhà nghèo, bố mẹ vướng vào ma túy nên không ai chăm sóc, phải tự vào rừng kiếm củ sắn, củ mài qua bữa. Những câu chuyện của các thầy, cô giáo cứ ám ảnh tôi nhiều đêm. Tôi đã bàn với Ban Chỉ huy cùng cán bộ, chiến sỹ tiết kiệm khẩu phần ăn của mình, nấu cơm sáng cho học sinh nghèo. Khi đưa ra đơn vị thảo luận, cán bộ, chiến sỹ đều đồng thuận cao.
Vào mỗi sáng, cơm cùng thức ăn đã được các "anh nuôi" cho vào những thùng giữ ấm, đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng cho 52 học sinh, trong đó có 14 học sinh mầm non, tiểu học ở điểm trường Buốc Pát. Sau khi ăn sáng xong, các anh khẩn trương mang cơm lên bản để các cháu ăn sáng, đủ năng lượng cho một ngày học tập. Cảm phục tấm lòng của người lính quân hàm xanh, các cô giáo ở đây đã tình nguyện nhiều hôm xuống đồn mang bữa sáng lên trường để các anh có thời gian tập trung cho nhiệm vụ tuần tra biên giới.
Theo trung tá Đào Mạnh Tưởng, năm học 2019-2020, dự kiến sẽ có 70 học sinh được chúng tôi lo cho bữa ăn sáng. Ngoài mô hình này, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập còn nhận đỡ đầu 2 học sinh ở xã biên giới và một cháu ở nước bạn Lào cho đến khi học xong lớp 12. Bắt đầu từ năm học 2019 - 2020 này, hai học sinh lớp 7 người dân tộc Mông có hoàn cảnh éo le nhưng rất ham học đã được Đồn Biên phòng Lóng Sập nhận làm con nuôi, nuôi dưỡng ngay tại đồn, hàng ngày được bộ đội biên phòng đưa đón tới trường.
Chia tay những người lính Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, chúng tôi nhận thấy niềm vui sướng thể hiện trong ánh mắt của từng cán bộ, chiến sỹ khi nhìn các con có những bộ quần áo sạch sẽ, lành lặn, có bữa cơm no bụng khi đến trường. Những việc làm tình nghĩa của người lính biên phòng cửa khẩu Lóng Sập đã tạo nên những tình cảm tốt đẹp của những người lính cụ Hồ trong lòng nhân dân đồng bào dân tộc./.
Đặng Xuân Khu
Theo cpv.org.vn
Quỹ học bổng Vừ A Dính trao 200 suất học bổng cho HS-SV nghèo Đây là chương trình thường niên của quỹ về cấp phát học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập. Ngày 10-9, tại trường Dự bị Đại học TP.HCM, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã trao 200 suất học bổng cho học sinh thuộc Thành đoàn TP.HCM, sinh...