Khám phá cung điện hoàng gia Abomey độc đáo ở châu Phi
Quần thể kiến trúc cung điện hoàng gia Abomey là nơi mỗi vị vua của vương quốc Abomey xây cho mình một cung điện khi lên ngôi.
Nằm ở thành phố Abomey của đất nước Benin, cung điện hoàng gia Abomey là một trong những công trình kiến trúc cổ độc đáo nhất của châu Phi. Nơi đây vốn là một khu đất hoàng gia của vương quốc Abomey, nơi mỗi vị vua khi lên ngôi đều xây cho mình một cung điện. Từ năm 1645 – 1906, đây là nơi 12 vị vua thay nhau trị vì vương quốc Abomey. Trải qua các triều đại, các quần thể kiến trúc cung điện này đã được xây dựng bổ sung thêm các khu vực ở và phục vụ, với tổng cộng gần 200 công trình. Các tòa nhà thuộc cung điện hoàng gia Abomey được xây dựng với cấu trúc khá đơn giản, chỉ có một tầng với các căn phòng nằm liền kề nhau. Chúng được xây bằng vật liệu và kỹ thuật truyền thống của cư dân bản địa. Các công trình đều được trang trí phù điêu và tranh tường sinh động và mang đậm nét văn hóa châu Phi. Ngày nay, chỉ còn các cung điện Glé-Glé và Guezo ở nơi đây còn nguyên vẹn và được sử dụng làm nhà bảo tàng. Phần lớn các công trình khác đã trở nên hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ. Vào năm 1985, cung điện hoàng gia Abomey đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Với sự tài trợ của UNESCO, người dân địa phương đang nỗ lực tu sửa khẩn cấp các công trình đã bị hư hại nặng của khu di tích.
Nằm ở thành phố Abomey của đất nước Benin, cung điện hoàng gia Abomey là một trong những công trình kiến trúc cổ độc đáo nhất của châu Phi.
Nơi đây vốn là một khu đất hoàng gia của vương quốc Abomey, nơi mỗi vị vua khi lên ngôi đều xây cho mình một cung điện.
Từ năm 1645 – 1906, đây là nơi 12 vị vua thay nhau trị vì vương quốc Abomey.
Trải qua các triều đại, các quần thể kiến trúc cung điện này đã được xây dựng bổ sung thêm các khu vực ở và phục vụ, với tổng cộng gần 200 công trình.
Video đang HOT
Các tòa nhà thuộc cung điện hoàng gia Abomey được xây dựng với cấu trúc khá đơn giản, chỉ có một tầng với các căn phòng nằm liền kề nhau. Chúng được xây bằng vật liệu và kỹ thuật truyền thống của cư dân bản địa.
Các công trình đều được trang trí phù điêu và tranh tường sinh động và mang đậm nét văn hóa châu Phi.
Ngày nay, chỉ còn các cung điện Glé-Glé và Guezo ở nơi đây còn nguyên vẹn và được sử dụng làm nhà bảo tàng.
Phần lớn các công trình khác đã trở nên hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ.
Vào năm 1985, cung điện hoàng gia Abomey đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
Với sự tài trợ của UNESCO, người dân địa phương đang nỗ lực tu sửa khẩn cấp các công trình đã bị hư hại nặng của khu di tích.
Theo_Kiến Thức
Ngôi đền cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam
Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa là di tích lịch sử quan trọng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Âm linh tư va mô linh đội Hoang Sa la nhưng di tich lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt trên hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Âm linh tư (nơi thờ cúng người chết vô thừa nhận) la môt công trinh thơ tư thương găp ơ cac vùng quê trên khăp Viêt Nam. Điều khác biệt của Âm linh tự trên đảo Lý Sơn là công trình này thờ phụng những "hùng binh Hoàng Sa" hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần 300 năm trước. Theo các thư tịch còn lưu lại, Âm linh tự ở xã An Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn được xây dựng vào giữa thế kỷ 17. Công trình được xây dựng bằng đá san hô, vữa hồ là vôi trộn mật lẫn nước lá cây để tăng độ kết dính. Không gian thờ phụng bên trong di tích Âm Linh tự được bố cục thành 3 gian: gian giữa thờ thần, gian hai bên thờ tả ban và hữu ban. Khu vực sân, sau trước của Âm linh tự có tháp thờ lính Hoàng Sa. Tháp có 4 mặt, giữa có 4 chữ Hán: Chiến sỹ trận vong. Đây là tháp thờ để tưởng nhớ những người lính của hải đội Hoàng Sa hy sinh trên biển. Âm Linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển "đi nghề", hoặc đi tha phương hành nghề đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn. Gắn liền với Âm linh tự là cáckhu mộ gió của lính Hoàng Sa. Theo phong tục từ lâu đời, dân làng đã nặn các hình nhân đất sét tương ứng với số lượng binh lính chết trên biển, sau đó lập đàn tế để "chiêu hồn nhập cốt" vào hình nhân rồi an táng thành ngôi mộ chung gọi là mả liếp hay mả gió/mộ gió. Có thể nói, Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa là di tích lịch sử quan trọng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Âm linh tư va mô linh đội Hoang Sa la nhưng di tich lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt trên hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
Âm linh tư (nơi thờ cúng người chết vô thừa nhận) la môt công trinh thơ tư thương găp ơ cac vùng quê trên khăp Viêt Nam. Điều khác biệt của Âm linh tự trên đảo Lý Sơn là công trình này thờ phụng những "hùng binh Hoàng Sa" hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần 300 năm trước.
Theo các thư tịch còn lưu lại, Âm linh tự ở xã An Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn được xây dựng vào giữa thế kỷ 17. Công trình được xây dựng bằng đá san hô, vữa hồ là vôi trộn mật lẫn nước lá cây để tăng độ kết dính. Không gian thờ phụng bên trong di tích Âm Linh tự được bố cục thành 3 gian: gian giữa thờ thần, gian hai bên thờ tả ban và hữu ban.
Khu vực sân, sau trước của Âm linh tự có tháp thờ lính Hoàng Sa. Tháp có 4 mặt, giữa có 4 chữ Hán: Chiến sỹ trận vong. Đây là tháp thờ để tưởng nhớ những người lính của hải đội Hoàng Sa hy sinh trên biển.
Âm Linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển "đi nghề", hoặc đi tha phương hành nghề đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn.
Gắn liền với Âm linh tự là các khu mộ gió của lính Hoàng Sa. Theo phong tục từ lâu đời, dân làng đã nặn các hình nhân đất sét tương ứng với số lượng binh lính chết trên biển, sau đó lập đàn tế để "chiêu hồn nhập cốt" vào hình nhân rồi an táng thành ngôi mộ chung gọi là mả liếp hay mả gió/mộ gió.
Có thể nói, Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa là di tích lịch sử quan trọng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo_Kiến Thức
Ngắm đường cao tốc giữa lòng sông Để tránh phải cắt qua rừng hoặc đào đường hầm, một đoạn đường cao tốc dài 4km đã được xây dựng trên một con sông chạy quanh những ngọn núi. Đoạn đường cao tốc, được mệnh danh là "con đường sinh thái trên mặt nước" đầu tiên của Trung Quốc, đã được khánh thành vào hôm 9/8 tại huyện Xingshan, tỉnh Hồ Bắc...