Khám phá cực thú vị về loài chim gõ kiến
Trực tiếp dùng mỏ gõ vào cây để xây tổ thay vì dùng các vật liệu khác không phải là điểm độc đáo duy nhất của loài chim gõ kiến
Một con chim gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút với vận tốc lên đến 24 km/h – tương tự như con người chạy thật nhanh rồi đâm sầm vào gốc cây. Tuy nhiên, loài chim gõ kiến lại hoàn toàn không bị thương tích gì nhờ có cơ cổ mạnh mẽ, cột sống linh hoạt, và một lớp bao bọc xung quanh bảo vệ hộp sọ. Chim gõ kiến có khả năng phục hồi thể chất và leo cây rất tốt. Đặc biệt, để thích nghi với cuộc sống trên thân cây, đuôi của chim gõ kiến có gai nhọn có thể cắm chắc vào vỏ cây, đóng vai trò như cái chân thứ ba, hoặc “chân đế”, để giữ cho chim đậu dọc theo thân cây. Gõ kiến hạt sồi là loài có tính cộng đồng rất cao. Chúng xây hàng trăm cái tổ trong thân cây sồi trong lãnh thổ của mình, giấu hạt sồi ở những hang nhỏ trong rừng, cùng nhau bảo vệ thức ăn, và trở về cùng một cái tổ vào mỗi mùa sinh sản. Nếu các loài gõ kiến khác dùng mỏ gõ vào thân cây để tìm côn trùng làm thức ăn thì gõ kiến đất đào đất tìm kiếm làm thức ăn chính. Ngoài ra, chúng còn ăn cả mối và các loài côn trùng khác. Đến mùa sinh sản, cả con đực và con cái cùng dùng mỏ đào tổ và đẻ trứng trong đó. Bàn chân của chim gõ kiến được cấu trúc theo kiểu zygodactyl (ngón kiểu chân trèo) với hai ngón chân hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau giúp chúng có thể bám chắc vào thân cây và không bị rơi xuống, ngay cả trong khi ngủ. Sphyrapicus là loài chim gõ kiến có mối liên hệ rất thân thiết với chim ruồi. Trong khi Sphyrapicus khoan lỗ vào thân cây để tìm côn trùng cho mình và nhựa cây cho chim ruồi thì chim ruồi đảm nhiệm nhiệm vụ xua đuổi các loài lớn hơn, bảo vệ thức ăn cho cả hai. Sống giữa sa mạc nóng bỏng nên gõ kiến Gila dùng xương rồng Saguaro (loài cây cao tới 13m) để xây tổ. Ngoài côn trùng, chúng còn ăn cả quả của loài xương rồng này và giúp chúng dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại. Mũi chim gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm, giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa khi đục thân cây. Mắt của chúng cũng có một lớp lông đặc biệt với vai trò bảo vệ hết sức hiệu quả. Không giống với các loài chim gõ khác thường đục thân cây để bắt côn trùng, loài chim gõ kiến bắt ruồi ở Mỹ thường săn những côn trùng bay trên không như ruồi hay đậu trên thân cây. Cùng họ chim gõ kiến, nhưng loài chim vẹo cổ Á Âu có hình dạng bên ngoài giống chim sẻ hơn. Cổ của chúng rất linh hoạt có thể quay lại phía sau như loài rắn. Loài chim vẹo cổ thường làm tổ ở khu rừng thoáng và kiếm ăn dưới đất. Món ăn ưu thích nhất của chúng là kiến.
Một con chim gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút với vận tốc lên đến 24 km/h – tương tự như con người chạy thật nhanh rồi đâm sầm vào gốc cây. Tuy nhiên, loài chim gõ kiến lại hoàn toàn không bị thương tích gì nhờ có cơ cổ mạnh mẽ, cột sống linh hoạt, và một lớp bao bọc xung quanh bảo vệ hộp sọ.
Chim gõ kiến có khả năng phục hồi thể chất và leo cây rất tốt. Đặc biệt, để thích nghi với cuộc sống trên thân cây, đuôi của chim gõ kiến có gai nhọn có thể cắm chắc vào vỏ cây, đóng vai trò như cái chân thứ ba, hoặc “chân đế”, để giữ cho chim đậu dọc theo thân cây.
Gõ kiến hạt sồi là loài có tính cộng đồng rất cao. Chúng xây hàng trăm cái tổ trong thân cây sồi trong lãnh thổ của mình, giấu hạt sồi ở những hang nhỏ trong rừng, cùng nhau bảo vệ thức ăn, và trở về cùng một cái tổ vào mỗi mùa sinh sản.
Video đang HOT
Nếu các loài gõ kiến khác dùng mỏ gõ vào thân cây để tìm côn trùng làm thức ăn thì gõ kiến đất đào đất tìm kiếm làm thức ăn chính. Ngoài ra, chúng còn ăn cả mối và các loài côn trùng khác. Đến mùa sinh sản, cả con đực và con cái cùng dùng mỏ đào tổ và đẻ trứng trong đó.
Bàn chân của chim gõ kiến được cấu trúc theo kiểu zygodactyl (ngón kiểu chân trèo) với hai ngón chân hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau giúp chúng có thể bám chắc vào thân cây và không bị rơi xuống, ngay cả trong khi ngủ.
Sphyrapicus là loài chim gõ kiến có mối liên hệ rất thân thiết với chim ruồi. Trong khi Sphyrapicus khoan lỗ vào thân cây để tìm côn trùng cho mình và nhựa cây cho chim ruồi thì chim ruồi đảm nhiệm nhiệm vụ xua đuổi các loài lớn hơn, bảo vệ thức ăn cho cả hai.
Sống giữa sa mạc nóng bỏng nên gõ kiến Gila dùng xương rồng Saguaro (loài cây cao tới 13m) để xây tổ. Ngoài côn trùng, chúng còn ăn cả quả của loài xương rồng này và giúp chúng dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại.
Mũi chim gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm, giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa khi đục thân cây. Mắt của chúng cũng có một lớp lông đặc biệt với vai trò bảo vệ hết sức hiệu quả.
Không giống với các loài chim gõ khác thường đục thân cây để bắt côn trùng, loài chim gõ kiến bắt ruồi ở Mỹ thường săn những côn trùng bay trên không như ruồi hay đậu trên thân cây.
Cùng họ chim gõ kiến, nhưng loài chim vẹo cổ Á Âu có hình dạng bên ngoài giống chim sẻ hơn. Cổ của chúng rất linh hoạt có thể quay lại phía sau như loài rắn. Loài chim vẹo cổ thường làm tổ ở khu rừng thoáng và kiếm ăn dưới đất. Món ăn ưu thích nhất của chúng là kiến.
Theo_Kiến Thức
Đợt nắng nóng bất thường ở Tây Âu
Khối không khí nóng di chuyển từ châu Phi hướng về phía Bắc đang gây ra đợt nóng bất thường ở Tây Âu.
Theo các cơ quan dự báo thời tiết của châu Âu, miền nam nước Pháp ngày 30/6 có nhiệt độ trên 40 độ C, trong khi hôm qua nhiệt độ ở Cordoba, miền nam Tây Ban Nha tăng kỉ lục gần 44 độ C.
Nhà chức trách Pháp công bố các biện pháp chống nắng nóng đặc biệt như mở cửa các phòng có máy điều hòa đón cư dân, gọi điện tư vấn cho những người dễ bị tổn thương do nắng nóng như người già, người không thể rời khỏi nhà vì bệnh tật.
Các giới chức cảnh báo, đợt nắng nóng năm nay ở Pháp có thể khắc nghiệt hơn năm 2003, năm nắng nóng kỉ lục với hàng nghìn người chết.
Theo dự báo, sau nước Pháp, thủ đô London của Anh sẽ đón đợt nắng nóng vào ngày mai với mức nhiệt trên 30 độ C. Cả Anh và Pháp đã đưa ra các cảnh báo về nắng nóng.
Ngày 30/6, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã khuyến cáo công dân thận trọng, trong thời gian đợt nóng bất thường tràn qua bán đảo Iberia.
Những ngày tới, nhiệt độ sẽ vẫn ở mức cao gần 40 độ C tại một số vùng của Tây Ban Nha, trong khi tại Bồ Đào Nha, tình hình thời tiết bớt gay gắt hơn./.
Trần Nga Theo AP
Theo_VOV
Những tổ uyên ương kỳ quặc nhất của loài chim Loài chim dường như thích nghi rất tốt với môi trường hiện đại khi chúng có thể xây tổ uyên ương ở những nơi con người không thể ngờ tới Mặc dù không phải tất cả các loài chim làm tổ, nhưng tất cả chúng đều phải xây dựng hoặc xem xét để tìm một nơi an toàn phục vụ cho việc đẻ...