Khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đã dần trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng trong cả nước.
Rất nhiều du khách đến đây để chinh phục những cung đường hiểm trở và ngắm quang cảnh non nước miền biên viễn, tìm hiểu đặc trưng tiêu biểu của các di sản độc đáo. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa, hãy đến Cao Bằng để khám phá điểm đến thú vị này!
Nằm ở mảnh đất địa đầu phía Bắc của Tổ quốc, Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng cách Thủ đô Hà Nội khoảng 300km, với diện tích hơn 3.683 km 2, bao gồm toàn bộ diện tích của thành phố Cao Bằng, các huyện: Quảng Hòa, Trùng
Khánh, Hạ Lang và một phần diện tích các huyện: Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An. Đây là một miền đất hiếm có, nơi bạn có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích còn lại ở đây. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi… là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất. Điều đó khẳng định đây là những di sản địa chất đặc sắc.
Trong hành trình khám phá CVĐC, du khách có thể trải nghiệm theo bốn tuyến, cụ thể: Tuyến tham quan phía Tây mang tên “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay”; Tuyến tham quan phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”; Tuyến tham quan phía Bắc “Hành trình về nguồn cội”; Tuyến tham quan phía Nam “Một thời hoa lửa”. Từng tuyến đều có thể đi về trong ngày, hoặc lâu hơn nếu có thời gian. Mỗi tuyến tham quan chắc chắn sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm độc đáo, riêng có và không thể nào quên về CVĐC Non nước Cao Bằng.
Du khách có thể khám phá CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng theo 4 tuyến hành trình với điểm xuất phát từ thành phố Cao Bằng
Bốn tuyến hành trình trải nghiệm của CVĐC đều có tên gọi và mang ý nghĩa riêng dựa theo đặc trưng độc đáo, riêng biệt của mỗi tuyến, cụ thể:
Tuyến 1: “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay” nằm trên địa phận huyện Nguyên Bình- tên gọi đã chỉ ra một trong những điểm nhấn về cảnh quan ở đây chính là vùng núi Phja Oắc và những đổi thay về tự nhiên cũng như ảnh hưởng của con người tại vùng đất này. Những đổi thay thể hiện về địa chất qua hoạt động của núi lửa và sự nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất dẫn đến việc thay đổi hệ sinh thái, địa chất, khí hậu.
Toàn cảnh đỉnh Phja Oắc từ độ cao 1.931m – ảnh: Phòng VHTT huyện Nguyên Bình
Đồn điền chè Kolia – đối tác của CVĐC – ảnh: Fanpage Du lịch sinh thái Kolia Cao Bằng
Hành trình tham quan tuyến phía Tây gồm có 14 điểm di sản và 02 điểm đối tác là: San hô cổ Lang Môn, đồn Phai Khắt, xưởng thêu của người Dao Tiền, cảnh quan núi mào gà, bảo tàng rừng Trần Hưng Đạo, tuyến đường Võ Nguyễn Giáp, cảnh quan lưng rồng, thung lũng treo Tĩnh Túc, mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ Vonfram Lũng Mười, cảnh quan Phja Oắc, trang trại cá hồi, đá Granit Phja Oắc, mỏ Vonfram Bản Ổ, nhà nghỉ Kolia và đồn điền chè Kolia. Hứa hẹn, đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng đặc sắc mà du khách khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Tuyến 2: “Hành trình về nguồn cội” nằm trên địa phận huyện Hòa An và Hà Quảng – đưa du khách trở về gần hơn với những câu chuyện được đề cập đến trong sử ký chính thống lẫn truyền thuyết dân gian, gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương… và những người anh hùng dân tộc qua các thời kỳ lịch sử đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh dựng nước, giữ nước. Tên gọi “Hành trình về nguồn cội” mang nhiều ý nghĩa khác nhau, bởi: nơi đây chủ yếu tập trung người dân tộc Tày, Nùng với những câu chuyện về Báo Luông Sao Cải, Chín chúa tranh Vua đã giải thích sự hình thành của Non nước Cao Bằng, sự ra đời của các dòng họ và tên gọi các địa danh vùng miền. Bên cạnh đó, còn có câu chuyện về Nùng Trí Cao – một người tài ba, trí dũng song toàn. Ông được đồng bào Tày, Nùng suy tôn như một vị anh hùng dân tộc và được thần thánh hóa. Huyện Hà Quảng còn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt những bước chân đầu tiên trở về nước để trực tiếp xây dựng căn cứ địa cách mạng. Trong tuyến này, du khách có thể tham quan các điểm di sản địa chất như: đứt gãy Cao Bằng – Tiên Yên, hóa thạch Cúc đá, là những minh chứng rằng nơi này trước đây từng là biển.
Điểm di sản địa chất vườn đá Hoàng Tung
Du khách tìm hiểu về hoa văn trang trí của người Tày tại xưởng thêu Luống Nọi
Điểm di sản đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.
Tuyến hành trình di chuyển về phía Bắc đưa du khách đến 12 điểm di sản và 1 Trung tâm thông tin, gồm: Đền Dẻ Đoóng, hang Ngườm Bốc, vườn đá Hoàng Tung, hang Ngườm Slưa, đền Vua Lê, xưởng thêu Luống Nọi, cảnh quan Kéo Yên, Cúc đá Lũng Luông, đền thờ Nùng Trí Cao, thung lũng treo Sóc Giang, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyến đường Hồ Chí Minh và Trung tâm thông tin CVĐC.
T uyến 3: “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” nằm trên địa phận huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang – là điểm nhấn trong hành trình của CVĐC Non nước Cao Bằng. Bên cạnh cảnh quan Karst trưởng thành, Karst già đặc sắc và riêng có, cùng với các điểm hóa thạch cổ sinh, di sản địa chất như: quần thể hồ Thăng Hen, động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc, Mắt Thần Núi… đến đây, du khách còn được trải nghiệm văn hóa bản địa tại các làng nghề truyền thống, điểm du lịch cộng đồng; tìm hiểu những lễ hội dân gian như: lễ hội Tranh đầu pháo, lễ hội Nàng Hai, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng; khám phá nét độc đáo của các trang phục truyền thống của người Tày, Nùng, Dao… thưởng thức ẩm thực độc đáo như: vịt quay, lợn quay, nhộng ong, trám đen, măng rừng… và lắng nghe những câu chuyện tình yêu gắn với những điểm di sản, cũng như những điệu hát Then ngọt ngào sâu lắng. Cuộc sống dân dã, thanh bình hòa quyện trong khung cảnh trời mây, non nước khiến du khách muốn thư thái tận hưởng cuộc sống thanh bình ở xứ sở thần tiên trước khi trở về với cuộc sống thường ngày. Hành trình tuyến phía Đông hứa hẹn sẽ là trải nghiệm rất thú vị khi đến với miền Non nước Cao Bằng.
Điểm di sản Mắt Thần Núi với khu cảnh thiên nhiên thơ mộng
Làng hương Phja Thắp – nơi góp phần lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống
Video đang HOT
Các đoàn khách du lịch khám phá cảnh quan tuyệt đẹp của thác Bản Giốc
Trên hành trình này, du khách sẽ được trải nghiệm 15 điểm di sản trong vùng CVĐC, gồm: đèo Mã Phục, Mắt Thần Núi, làng hương Phja Thắp, làng làm giấy bản Rìa Trên, làng rèn Pác Rằng, mỏ nước thần (xóm Lũng Sạng, xã Hồng Quang, huyện Quảng Hòa), miếu Bách Linh, điểm di sản cảnh quan Thoong Gót, vườn dẻ, homestay ngựa Nùng, làng đá Khuổi Ky, Cọn nước, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao và Trung tâm thông tin CVĐC.
Tuyến 4: “Một thời hoa lửa” kéo dài qua địa phận thành phố Cao Bằng, huyện Quảng Hòa và huyện Thạch An – tên gọi nhằm khẳng định các giá trị địa chất độc đáo. Các hoạt động địa chất mãnh liệt đã kiến tạo, hình thành cảnh quan đặc sắc cho nơi đây. Các dòng dung nham đỏ rực dâng lên từ trong lòng đất và chảy tràn khắp đáy đại dương… cách đây hàng trăm triệu năm. “Một thời hoa lửa” cũng gắn liền với huyền thoại Đường số 4; sự hi sinh anh dũng của các thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt trên tuyến trải nghiệm có đỉnh núi Báo Đông – nơi ghi dấu sự kiện lần đầu tiên và duy nhất Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận chỉ huy, động viên quân và dân chiến đấu.
Điểm di sản di tích đồn Đông Khê
Thạch đen là đặc sản nổi tiếng vùng đất Thạch An – Cao Bằng – ảnh: Lê Thùy
Tuyến trải nghiệm thứ 4 sẽ kết nối các điểm du lịch của thành phố Cao Bằng (gồm Trung tâm thông tin CVĐC, nhà lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong, hồ hóa thạch phường Đề Thám) với các điểm đến của huyện Thạch An (gồm núi lửa dưới Đại dương cổ – Bazan cầu gối đèo Khau Khoang xã Thái Cường, rừng cây di sản xã Vân Trình, cơ sở thạch đen truyền thống xã Lê Lai, Trung tâm thông tin CVĐC Đông Khê, di tích đồn Đông Khê, đỉnh núi Báo Đông, đại dương cổ) và những điểm đến thuộc địa phận huyện Quảng Hòa (gồm làng đường mía Bó Tờ, chùa Phật tích Trúc Lâm Tà Lùng, điểm hữu nghị Việt – Trung). Tuyến trải nghiệm thứ 4 sẽ đem đến cho du khách cảm giác thú vị, bình yên, khám phá nhiều điều kỳ diệu về thiên nhiên, con người, sản vật nơi đây.
Với những giá trị đa dạng về tự nhiên, sinh học và văn hóa, nơi đây chắc chắn sẽ đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và mong muốn quay trở lại tham quan, trải nghiệm không chỉ một lần.
5 ngày 4 đêm khám phá cung đường ven biển miền Trung
Với kinh phí 1,6 triệu đồng, blogger Mavis Vi Vu Ký có những trải nghiệm ấn tượng trong chuyến đi 5 ngày dọc miền duyên hải cùng cô bạn thân.
Xứ biển miền Trung sở hữu các làng chài hoang sơ cùng bãi tắm xanh trong, trải đầy cát trắng, nắng vàng, mê hoặc giới xê dịch, đặc biệt là những bạn trẻ yêu phượt. Bình Thuận - Ninh Thuận là điểm hẹn hấp dẫn cho tín đồ du lịch biển.
Vi vu vùng đất nắng gió, có người chọn nghỉ dưỡng ở những resort view biển sang trọng, tận hưởng trọn vẹn các dịch vụ đẳng cấp. Trong khi đó, không ít người trẻ thích du lịch bụi, khám phá vẻ đẹp xứ biển theo cách riêng.
Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, blogger Mavis Vi Vu Ký (Nguyễn Khánh Hoàng Anh) đã cùng cô bạn thân ngao du khắp những vùng biển đẹp nhất miền Trung. Trong ngày thứ 3 của chuyến đi, cả hai nhận được thông tin dịch có nguy cơ bùng phát trở lại. 9X và bạn thân đảm bảo hành trình an toàn với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.
Phượt giúp hội "cuồng chân" thưởng thức trọn vẹn cảnh đẹp dọc hành trình mà các hình thức du lịch khác không có được.
Phượt giúp hội "cuồng chân" thưởng thức trọn vẹn cảnh đẹp dọc hành trình mà các hình thức du lịch khác không có được.
Phượt trên những cung đường nắng gió
Blogger Sài thành dành trọn 5 ngày chinh phục cung đường ven biển Bình Thuận - Ninh Thuận. Đây là một trong những cung đường đầu tiên mà Hoàng Anh từng khám phá kể từ khi biết đến du lịch bụi. Vì thế, cung đường này gắn với nhiều kỷ niệm đẹp thời tuổi trẻ của nữ blogger.
Chia sẻ với Zing về lý do thực hiện chuyến phượt dài ngày, 9X cho biết: "Những nơi đẹp nhất không phải là điểm đến, mà chính là khung cảnh suốt dọc đường đi. Vì vậy, mình đã chọn phượt qua những cung đường biển tuyệt đẹp. Có lẽ chuyến đi đã mất nửa phần hồn nếu mình không đi bằng xe máy".
Những cung đường đẹp mắt chạy dọc bờ biển khi nhìn từ trên cao.
Những cung đường đẹp mắt chạy dọc bờ biển khi nhìn từ trên cao.
Xuất phát từ TP.HCM, 2 cô gái đã cùng nhau chinh phục 3 cung đường ven biển đặc sắc, gồm Bàu Trắng, Cà Ná - Phan Rang và Vĩnh Hy - Bình Hưng.
Được bao phủ với những đồi cát mênh mông, điểm nhấn tiểu cảnh sống ảo đầy màu sắc, Bàu Trắng là cung đường vượt biển hút giới trẻ check-in. Trong khi đó, cung Cà Ná - Phan Rang đốn tim dân phượt với con đường uốn lượn ngoằn ngoèo theo bờ biển màu ngọc lam.
Vĩnh Hy - Bình Hưng là cung đường ven biển mà Hoàng Anh tâm đắc nhất. Một bên là vách núi cao sừng sững, một bên là biển xanh trong tận đáy. "Đi một đoạn, mình phải dừng lại chụp vài tấm hình, có những khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng", 9X bộc bạch.
Thời tiết nắng ráo giúp chuyến phượt của cô bạn diễn ra thuận lợi.
Cung Bình Thuận, Ninh Thuận không quá khó đi, tuy nhiên đường biển khá vắng và vòng vèo nên các tay lái cần di chuyển cẩn thận. "Dọc đường có khá nhiều homestay, người dân miền Trung cũng thân thiện nên không khó tìm chỗ lưu trú hay xin ở nhờ", 9X nói.
Từng vi vu hơn 50 tỉnh thành trên bản đồ Việt Nam, đối với Mavis, đây là chuyến phượt giàu trải nghiệm nhất. Cảnh trí đa dạng từ núi, đồi cát đến biển, vùng vịnh. Mỗi nơi có những nét đặc sắc riêng, để lại nhiều ấn tượng khó phai với blogger trẻ.
5 ngày 4 đêm khám phá vẻ đẹp xứ biển
Ngày 1: TP.HCM - Phan Thiết - bãi đá Ông Địa
Mình xuất phát từ TP.HCM vào lúc 8h, tới Phan Thiết tầm 15h. Sau khi ghé ăn bánh canh chả cá, mình ra bãi đá Ông Địa hóng gió. Nơi đây sở hữu con đường đá với những chiếc thuyền thúng rực rỡ. Tắm biển, ngắm hoàng hôn xong, tối đến mình đi dạo, ăn uống quanh thành phố Phan Thiết, sau đó về homestay nghỉ ngơi sau một ngày chạy xe mệt nhoài.
Bãi đá Ông Địa là điểm đến quen thuộc hút giới trẻ check-in ở Phan Thiết.
Ngày 2: Mũi Né - làng chài Mũi Né - Bàu Trắng - đồi cát bay - bãi biển Cổ Thạch 7 màu - Mũi Dinh
Sáng sớm ngày 2, mình chạy xe máy ra Mũi Né săn bình minh tuyệt đẹp. Lưu ý chỉ có bờ Tây Mũi Né mới ngắm được bình minh trực diện. Sau đó, mình đến làng chài Mũi Né, tập trung nhiều thuyền neo đậu, tạo khung cảnh nên thơ.
Những trải nghiệm khó quên trong buổi sớm ở đây là đi bộ theo các bậc thang xuống làng chài, cảm nhận không khí tấp nập ở các vựa hải sản...
Làng chài Mũi Né là nơi bạn có thể cảm nhận rõ nhịp sống xứ biển Bình Thuận.
Ăn sáng xong, mình về check-out homestay, bắt đầu hành trình khám phá Bàu Trắng - cung đường ven biển tựa trời Tây. Dọc đường đi, mình dừng chân ở những chiếc xe bus vàng tươi để lên hình sống ảo, sau đó check-in đồi cát bay. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sa mạc cát trải dài bất tận đổi màu liên tục theo các thời điểm trong ngày.
Bàu Trắng là một trong những điểm dừng chân ấn tượng trong chuyến phượt của blogger.
Rời Bàu Trắng, mình tiếp tục di chuyển đến bãi biển Cổ Thạch. Vùng biển sở hữu làn nước trong vắt, phía trên là bãi đá cuội 7 màu lạ mắt. Mình ăn trưa ở đây, sau đó di chuyển đến Mũi Dinh.
Để đến được Mũi Dinh, mình phải đi xe jeep qua đồi cát trắng, sau đó tản bộ thêm một đoạn. Ở đây, mình thuê một chiếc lều để cắm trại bên bờ biển. Đến tối, mình đốt lửa trại, ngắm trăng tròn và bầu trời sao lung linh trên cao, nghe tiếng sóng vỗ rì rào vào bờ cát.
Ngày 3: Hải đăng Mũi Dinh - cánh đồng điện gió - đồng muối Đầm Vua - Hòn Đỏ - Hang Rái - Vĩnh Hy
Sáng ngày 3, mình dậy sớm lên ngọn hải đăng Mũi Dinh ngắm bình minh. Để đến đây, bạn phải trải qua một con đường dốc đứng. Leo lên trên đỉnh, cảnh biển hoang sơ và cung đường hình chữ M uốn lượn cạnh bên được thu trọn vào tầm mắt.
Khung cảnh hoang sơ, yên bình ở Mũi Dinh.
Rời Mũi Dinh, mình đến cánh đồng điện gió, nơi có những chiếc "chong chóng" khổng lồ bên bụi xương rồng, ẩn hiện vùng biển xanh ngắt phía xa. Sau khi lang thang chụp ảnh ở đây, mình di chuyển đến cánh đồng muối Đầm Vua, nơi có những "thửa ruộng trắng" - đặc sản miền biển.
Sau đó, mình tiếp tục khám phá mũi Hòn Đỏ. Qua những con đường cát, mũi Hòn Đỏ xuất hiện tuyệt đẹp với bãi đá và rêu xanh, nơi người dân hay tụ tập câu cá. Bước ra ngoài bãi rêu là màu nước biển trong vắt với những sinh vật biển kỳ lạ.
Ninh Thuận sở hữu những điểm check-in độc đáo.
Sau khi khám phá Hòn Đỏ, mình di chuyển đến Hang Rái, ngắm hoàng hôn dần buông trên những phiến đá với hình thù kỳ lạ xếp chồng lên nhau.
Tối đó, mình đã xin ngủ nhờ nhà của một người dân bản địa ở Vĩnh Hy, ăn tối cùng gia đình họ. Sau đó, mình đi dạo vòng quanh bờ kè, ngắm trời sao lấp lánh trên cao.
Ngày 4: Vĩnh Hy - đảo Bình Hưng - hải đăng Hòn Chút - bãi đá trứng - Mũi Né
Ngày thứ 4 của cuộc hành trình, mình dậy thật sớm để săn bình minh rực rỡ trên biển. Sau đó, mình lên đường chinh phục cung đường biển đẹp nhất trong hành trình, từ Vĩnh Hy đến Bình Hưng.
Cung đường vượt biển ấn tượng Vĩnh Hy - Bình Hưng.
Đi dọc cung đường biển, mình không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này. Núi, biển kết hợp hài hòa tạo nên bức tranh thiên nhiên ấn tượng. Cung đường uốn lượn quanh co dưới ánh nắng vàng buổi sáng càng trở nên rực rỡ.
Sau đó, mình lên thuyền qua đảo Bình Hưng. Mình dạo một vòng quanh đảo, khám phá hải đăng Hòn Chút, bãi đá trứng.
Bình Hưng sở hữu phong cảnh hoang sơ, được lòng giới xê dịch.
Rời Bình Hưng, mình trở lại Vĩnh Hy, chào tạm biệt gia đình xin ở nhờ hôm qua rồi lên đường đi Mũi Né. Trên đường đi, mình ghé lại Bàu Trắng, lên đồi cát bay ngắm ráng chiều tuyệt đẹp.
Tối đó, mình ở lại Mũi Né, ra làng chài ăn hải sản, ngắm cảnh đêm yên bình nơi xứ biển.
Ngày 5: Mũi Né - TP.HCM
Ngày cuối cùng của cuộc hành trình, mình dậy từ sớm, ra bờ Tây Mũi Né ngắm bình minh. Sau đó, mình tranh thủ tắm biển, tận hưởng vẻ đẹp nơi đây trước khi lên đường chạy xe thẳng về TP.HCM, kết thúc kì nghỉ dài ngày.
Cảnh bình minh khiến du khách phải lòng ở Mũi Né.
Thiên nhiên Peru và Bolivia khác lạ qua ảnh hồng ngoại Nhiếp ảnh gia người Italy Paolo Pettigiani đã sử dụng kỹ thuật chụp hồng ngoại để đem đến những góc nhìn khác lạ về Peru và Bolivia trên cung đường khám phá của mình. Được truyền cảm hứng từ Richard Mosse, nhiếp ảnh gia nổi tiếng dùng film hồng ngoại Kodak Aerochrome, Pettigiani theo đuổi dòng ảnh chụp sử dụng kỹ thuật này...