Khám phá công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông – Xứ sở của những âm điệu
Nằm trên cao nguyên M’nông hùng vĩ, công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông là điểm đến cho những ai đam mê khám phá thiên nhiên và văn hóa đa dạng.
Với diện tích rộng lớn 4.760 km2, công viên trải dài qua 5 huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song và TP Gia Nghĩa hứa hẹn đem lại những trải nghiệm khó quên cho du khách.
Thiên nhiên hùng vĩ và di sản độc đáo
Công viên địa chất Đắk Nông nổi bật với hệ thống 5 miệng núi lửa trẻ và mạng lưới hang động núi lửa kéo dài khoảng 10km. Hang C7 với chiều dài 1.266m được công nhận là hang động dạng ống dung nham lớn nhất Đông Nam Á và Trung Quốc, là điểm đến hấp dẫn không nên bỏ qua.
Núi lửa Nâm Kar – một trong năm miệng núi lửa tiêu biểu trong CVĐCTC UNESCO Đắk Nông (Ảnh: Trần An)
Văn hóa đa dạng sắc màu
Vùng đất Đắk Nông là nơi hội tụ văn hóa của 40 dân tộc anh em, tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú và đa dạng. Những phong tục tập quán độc đáo, những di sản văn hóa phi vật thể như Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi (Ot N’Drong) và Nghệ thuật trình diễn Nau M’Pring của người M’Nông, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tạo nên sự đặc sắc và cuốn hút riêng biệt cho vùng đất này.
Xứ sở của những âm điệu
Video đang HOT
Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông được định hướng phát triển thành “Xứ sở của những âm điệu”, nơi mà âm thanh của thiên nhiên và con người hòa quyện, tạo nên những giai điệu tuyệt vời. Đây là nơi du khách có thể trải nghiệm sự tương tác giữa con người và thiên nhiên thông qua các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và ít có tại Việt Nam.
Bản đồ du lịch 3 tuyến trải nghiệm trong công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Ba tuyến du lịch giàu nhạc điệu
Chủ đề “Xứ sở của những âm điệu” được thể hiện rõ nét qua ba tuyến du lịch thanh âm của thiên nhiên đầy mê hoặc với 41 điểm đến hấp dẫn.
Tuyến đầu tiên, với chủ đề “Trường ca của lửa và nước”, bắt đầu từ Trung tâm Thông tin Công viên địa chất Đắk Nông tại TP Gia Nghĩa và kéo dài đến thác Gia Long, huyện Krông Nô, dọc theo Quốc lộ 28. Tuyến đường này bao gồm 14 điểm đến, mỗi điểm đều chứa đựng vẻ đẹp và câu chuyện riêng biệt.
Tuyến thứ hai, mang tên “Bản giao hưởng của Làn gió mới,” bao gồm 15 điểm đến và khởi hành từ huyện Cư Jút, trở về Gia Nghĩa qua Quốc lộ 14. Đây là hành trình của những làn gió mới, đưa du khách khám phá sự tươi mới và phong phú của thiên nhiên.
Tuyến thứ ba, với tên gọi “Âm vang từ trái đất,” là hành trình từ TP Gia Nghĩa đến huyện Đắk G’long và ngược lại, trải dài qua 12 điểm đến độc đáo. Mỗi điểm đến trên tuyến này mang đến cho du khách những trải nghiệm cảm nhận sâu sắc về sức sống và sự kỳ diệu của trái đất.
Mỗi tuyến du lịch đều được thiết kế để du khách có thể khám phá trọn vẹn các giá trị địa chất, văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Đắk Nông. Từ 13 điểm di sản địa chất, 10 điểm di sản văn hóa vật thể, 6 điểm di sản thiên nhiên đến 3 di sản văn hóa phi vật thể và các điểm đối tác, cơ sở hạ tầng, tất cả đều hứa hẹn mang lại những trải nghiệm đầy thú vị và sâu sắc.
Bạn có thể đến với Đắk Nông để lắng nghe những âm điệu từ lòng đất, cảm nhận sự giao thoa tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên, và khám phá những giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất cao nguyên hùng vĩ này.
Vết tích người tiền sử trong hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á
Đắk Nông - Trong hang động núi lửa thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, các nhà nghiên cứu phát hiện được các bộ di cốt người tiền sử.
Phát hiện này được xem là mở ra bước ngoặt cho ngành Cổ nhân học Việt Nam.
Miệng núi lửa thuộc hệ thống Công viên địa chất UNESCO Đắk Nông. Ảnh: Ban Quản lý Công viên địa chất
Vết tích người tiền sử trong hang động núi lửa
Với diện tích 4.700km2, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thành phố gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thành phố Gia Nghĩa.
Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Điểm nổi bật đặc biệt nhất là hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã phát hiện khoảng 50 hang động núi lửa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Trong đó, có 20 hang động đã được đo, vẽ, nghiên cứu chi tiết về nguồn gốc, cơ chế tạo thành.
Qua đánh giá, các hang động phát hiện đều có nguồn gốc nguyên sinh, được tạo thành gắn liền với hoạt động phun trào của núi lửa Chư Blúk, ở xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô.
Điều đặc biệt nhất, có tới 10 hang động được các nhà khảo cổ ghi nhận có dấu tích hoạt động của người tiền sử bao gồm: Hang C1, C2, C3, C4, C4-1, C6, tại xã Đắk Sôr; hang P1, P2 xã Buôn Choáh, đều ở huyện Krông Nô.
Tại hang C6.1, lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á phát hiện di chỉ khảo cổ người tiền sử trong hang động núi lửa. Di chỉ khảo cổ này thuộc loại hình di tích cư trú, công xưởng và mộ táng có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Di cốt người tiền sử trong hang động núi lửa (hang C6.1). Ảnh:
Phát hiện nhiều di chỉ, hiện vật
Qua khai quật tại hang C6-1 và C6 các nhà khảo cổ phát hiện nhiều di chỉ, hiện vật đồ đá. Trong đó, có các công cụ lao động, đồ gốm, xương và vỏ nhuyễn thể. Ngoài ra, trong hang động còn có vết tích của bếp lửa, 3 di tích mộ táng, dấu vết của 10 cá thể.
Cụ thể, có 5 cá thể trẻ sơ sinh, 1 cá thể thiếu niên, 4 cá thể người trưởng thành. Quan trọng nhất, các nhà khảo cổ phát hiện một bộ xương và hộp sọ của bé gái khoảng 4 tuổi, được chôn theo tư thế ngồi bó gối.
Theo các nhà khoa học, các di tồn văn hóa còn bảo lưu trong hang động núi lửa C6, C6.1 cho thấy đây là nơi cư trú, mộ táng và chế tác công cụ của người tiền sử có niên đại từ 4.000 đến 7.000 năm.
Giá trị di sản nổi bật của hang động núi lửa Krông Nô là ở chỗ, lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam biết đến một loại hình cư trú mới, một kiểu thích ứng mới của cư dân tiền sử trên vùng đất đỏ.
Giáo sư Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, một số học giả nước ngoài cho biết trên thế giới có dạng hang động này, nhưng chưa hề phát hiện được di cốt người cổ.
Việc phát hiện bộ xương người tiền cổ mở ra cho chúng ta một chương mới để đi tìm chủ nhân thực sự của vùng đất mà từ trước đến nay vẫn là một khoảng trống đối với các nhà nghiên cứu.
"Việc lần đầu tiên phát hiện ra di cốt người tiền sử trong các hang núi lửa là phát hiện mang tính bước ngoặt của ngành Cổ nhân học Việt Nam" - Giáo sư Nguyễn Lân Cường cho biết.
Tái công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông Công viên địa chất Đắk Nông vừa vượt qua kỳ tái thẩm định lần thứ nhất năm 2023 và chính thức được tái công nhận danh hiệu "Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông", giai đoạn 2024-2027. Ngày 1-7, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đơn vị vừa nhận được thông báo chính thức từ Ban Khoa học Trái đất và...