Khám phá ‘Cổng địa ngục’ bí ẩn, lửa cháy nửa thế kỷ
Nhiều giả thuyết về sự hình thành của ‘ Cổng địa ngục” lửa cháy suốt nửa thế kỷ, nhưng cho dù thế nào, đây cũng là một trong những điểm khám phá bí ẩn hàng đầu thế giới.
Đội thăm dò khí đốt tự nhiên ở Turkmenistan hơn 50 năm trước được cho là đã tạo ra phản ứng dây chuyền thành hố lửa Darvaza – “Cổng địa ngục” khổng lồ mà sau đó đã trở thành cảnh tượng được săn lùng nhiều nhất ở đất nước này.
Còn được gọi là “Cổng địa ngục”, hiện tượng này là do mêtan thoát ra từ nhiều lỗ thông hơi dọc theo sàn và tường miệng hố bắt lửa. Đứng xung quanh, du khách có thể cảm nhận được sức nóng dữ dội tỏa ra. Nơi này đặc biệt ấn tượng vào ban đêm khi những lưỡi lửa rực cháy dưới bầu trời đầy sao.
Nằm cạnh những cồn cát và mỏm đá ở vùng xa xôi của sa mạc Karakum, hố lửa là điểm dừng chân hàng đầu trong hầu hết các chuyến du lịch đến quốc gia Trung Á này.
“Cổng địa ngục” Darvaza Ảnh: CNN
Khi du khách lần đầu tiên bắt đầu đổ xô đến Darvaza, không có dịch vụ hoặc tiện nghi và bạn phải mang theo mọi thứ cần thiết để nghỉ qua đêm. Ngày nay có ba trại cố định với chỗ ở qua đêm trong yurt hoặc lều, cũng như các bữa ăn và phương tiện di chuyển bằng động cơ đến vành đai hố lửa cho những người không muốn đi bộ.
Hố lửa rộng khoảng 70m và sâu 30m, với những bức tường thẳng đứng đổ mạnh vào một bãi đá vụn nằm rải rác ở phía dưới. Một hàng rào an toàn đã được bổ sung vào năm 2018 để ngăn du khách đến quá gần hố sụt đang bốc cháy.
Tác giả Ged Gillmore, người đã viết về hố lửa trong cuốn “Stans By Me: A Whirlwind Tour Through Central Asia” cho biết có những điều kỳ lạ về nơi này, và thực sự khá rùng rợn.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, ngọn lửa qua năm tháng đã nhỏ hơn nhưng điều đó không làm giảm sức hấp dẫn của kỳ quan thiên nhiên/nhân tạo, đặc biệt đáng kinh ngạc khi một cơn bão cát thổi vào và che khuất mọi thứ ngoại trừ ngọn lửa bập bùng bốc lên từ hố tối bên dưới.
Du khách đi bên rìa hố lửa Ảnh: CNN
Không ai chắc chắn về thời điểm miệng hố khí gas mở ra, rõ ràng là do các báo cáo từ thời Liên Xô bị thiếu, chưa đầy đủ hoặc vẫn còn được giữ bí mật.
George Kourounis, nhà thám hiểm người Canada và người dẫn chương trình truyền hình, người duy nhất được biết đến đã khám phá bên trong hố lửa, cho biết: “Có rất nhiều tranh cãi, rất nhiều bất đồng về việc nó bắt đầu như thế nào. Tôi thậm chí còn không biết phải tin vào điều gì. Có rất nhiều câu chuyện và thần thoại về nơi này. Thật là điên rồ”.
Theo Kourounis, giả thuyết phổ biến nhất là miệng núi lửa hình thành vào năm 1971 và bốc cháy ngay sau đó.
“Nhưng khi ở Turkmenistan, có hai nhà địa chất học của chính phủ đến hố lửa cùng chúng tôi và cho biết hố lửa hình thành trong những năm 1960 nhưng chỉ sủi bọt với bùn và khí trong một thời gian khá lâu trước khi bốc cháy vào những năm 1980″, ông nói.
Tuy nhiên, làm thế nào để khí bốc cháy lần đầu tiên là một bí ẩn khác.
“Một số người nói rằng đã ném một quả lựu đạn vào”, Kourounis nói thêm. “Hoặc đã ném một que diêm vào đó…”
Hướng dẫn viên địa phương đưa ra một giả thuyết khác: “Hồi xưa, có một ngôi làng gần đấy và nghe nói họ đốt hố gas vì không muốn mùi hôi hủy hoại cuộc sống hoặc khí độc trở nên có hại cho sức khỏe của người dân trong làng. Họ nghĩ nó sẽ cháy hết trong vài tuần”.
Khu dịch vụ gần hố lửa Ảnh: CNN
Ngoài việc trải nghiệm cảm giác hồi hộp khi lao vào miệng núi lửa, Kourounis còn thực hiện sứ mệnh khoa học do National Geographic tài trợ để tìm kiếm bất kỳ dạng sống nào có thể tồn tại trong môi trường đó, đặc biệt là những dạng có thể mang lại manh mối về những gì chúng ta có thể tìm thấy trong điều kiện tương tự trên các hành tinh khác.
Trong chuyến thám hiểm kéo dài 17 phút vào năm 2013 – bên trong bộ đồ tráng nhôm với dây nịt Kevlar và dây thừng Technora thuộc loại được sử dụng trong các sứ mệnh Sao Hỏa của NASA – ông đã thu thập các mẫu đất cho Dự án Hệ vi sinh vật cực đoan. Phân tích sau đó cho thấy những sinh vật đơn giản, như vi khuẩn và sinh vật ưa nhiệt, bằng cách nào đó có thể sống sót ở nhiệt độ khắc nghiệt bên trong hố lửa.
Ngày nay, hố lửa Darvaza tiếp tục làm kinh ngạc những du khách thực hiện chuyến đi dài và gian khổ băng qua sa mạc Karakum để chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên tình cờ của Turkmenistan.
Bí ẩn một cây cầu xây 'kỳ lạ' nhất thế giới, 400 năm vẫn chưa có lời giải
Trước đây muốn qua sông cách chúng ta chọn là đi thuyền, sau này phát minh ra những cây cầu nối trực tiếp hai bên sông cũng giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện hơn, bây giờ có rất nhiều cây cầu trên thế giới, một số cây cầu có hình dáng rất kỳ dị.
Hôm nay, chúng ta hãy cùng điểm qua những cây cầu "kỳ quặc" nhất trên thế giới, xây dựng suốt 400 năm vẫn chưa có lời giải, mọi người ai đã nhìn thấy nó cũng sẽ bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Ảnh minh họa.
Người ta đặt tên cho cây cầu được mệnh danh là "kỳ quặc" nhất thế giới này là cầu Shaharal, biểu tượng sự kiên cường của người Yemen, cây cầu này được xây dựng giữa vách đá của hai ngọn núi, mặc dù hiện tại, việc xây dựng kiểu cầu này không phải là một vấn đề, đối với công nghệ xây dựng cầu tiên tiến hiện nay, đây là một vấn đề nhỏ, nhưng cây cầu này đã tồn tại hơn 400 năm trước, và vẫn nằm giữa các vách đá, vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi, chính xác thì nó được xây dựng như thế nào? Chính vì vậy, sự kỳ lạ của nó đã thu hút rất nhiều học giả đến nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa ai khám phá ra được bí ẩn của nó.
Shaharal ở là một trong những cây cầu đá kỳ diệu, biểu tượng về sự kiên cường của nhân loại
Hai đỉnh núi ban đầu không có thông tin liên lạc được nối với nhau bằng một cây cầu nhỏ như vậy, điều này giúp cho việc giao tiếp giữa cư dân trên hai ngọn núi trở nên thường xuyên hơn. Nếu không phải do con người tạo ra thì nó giống như một món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân địa phương, trông thật hài hòa, không có cảm giác vi phạm gì cả, nhiều du khách đi chơi thấy cây cầu này cũng phải trầm trồ khen ngợi trí tuệ của con người hay công trình kỳ diệu của thiên nhiên.
Nhìn từ xa, cây cầu này càng đẹp hơn, nó như một chiếc đòn bẩy, nối chặt hai đỉnh núi, khí thế độc nhất vô nhị là điều khiến nhiều du khách mê mẩn.
Chàng trai đi khắp Việt Nam check-in với lá cờ Tổ quốc Hồng Thái đã đặt chân đến 63 tỉnh thành trong 6 tháng. Chàng trai này đều không quên ghi lại màu cờ Tổ quốc tại mỗi điểm mình dừng chân. Ngô Hồng Thái sinh năm 1999, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Thái cho biết, năm 2023, anh đã có chuyến đi một mình trong suốt 6 tháng, đến đủ 63...