Khám phá con đường đá cổ Pavi nối hai tỉnh Lai Châu – Lào Cai
Con đường đá cổ Pavi làm từ những hòn đá cuội và những tảng đá lớn. Việc xây dựng con đường được làm hoàn toàn bằng thủ công bởi bàn tay của người dân các bản làng dưới chân núi Nhìu Cồ San.
Khám phá con đường đá cổ Pavi nối hai tỉnh Lai Châu – Lào Cai.
Năm 1920, con đường đá Pavi (nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát), bắt đầu được xây dựng. Sau 7 năm, con đường được hoàn thành với tổng chiều dài khoảng 100 km, vượt đèo Gió thuộc dãy Nhìu Cồ San, kéo dài từ huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) tới thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) ngày nay.
Tuy nhiên, con đường đá cổ hiện nay chỉ còn chiều dài 17 km kéo từ bản Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sang bản Sàng Mà Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Phải từ năm 2017 trở đi, con đường đá cổ này mới được nhiều người biết đến nhờ một số công ty du lịch tại địa phương.
Tuyến đường đá cổ Pavi từng phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, vũ khí… từ Lào Cai sang Lai Châu thời kỳ Pháp thuộc. Sau hơn 100 năm gần như bị lãng quên, con đường đá cổ được khám phá trở lại với bao trầm tích lịch sử, cảnh đẹp như bước ra từ cổ tích.
Video đang HOT
Đường đá cổ đi xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh, rừng thảo quả và các dãy núi Nhìu Cồ San kỳ vĩ.
Dọc đường đi, du khách sẽ bắt gặp nhiều con suối, nước rất trong, mát lạnh, có thể là nơi dừng chân để nghỉ ngơi.
Trên đường đi còn có nhiều hoa rừng rất đẹp, vào tháng 4 có hoa đỗ quyên, tháng 9, tháng 10 có hoa sim, hoa mua. Đặc biệt vào cuối tháng 10 sẽ có những dải hoa dã quỳ nở từng vạt dài màu vàng.
Dọc đường đá cổ Pavi Lai Châu là cánh rừng già với hệ thống sinh thái phong phú.
Điểm check-in lý tưởng của du khách.
Tuyến đường đá cổ Pavi phù hợp với mọi lứa tuổi ưa thích khám phá thiên nhiên. Đường đi không quá dốc và đi qua nhiều diện tích rừng có những cây cổ thụ được nhân dân và cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát gìn giữ, bảo vệ.
Trekking đường đá trăm tuổi
Một con đường lát đá có tuổi đời hàng thế kỷ kéo dài từ huyện Bát Xát (Lào Cai) tới TP Lai Châu đã trở thành điểm đến yêu thích của những người yêu đi bộ du lịch (trekking).
Du khách không thể bỏ qua trải nghiệm trekking trên cung đường Pavie tuyệt đẹp. Ảnh: vietrekking.
Tháng 12/2023, UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định xếp hạng đường đá cổ Pavie ở thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Với quyết định này, UBND tỉnh Lào Cai giao Sở Văn hóa - Thể thao, UBND huyện Bát Xát xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, tu bổ và sử dụng di tích danh lam thắng cảnh đường đá cổ Pavie.
Từ điển bách khoa Britannica cho hay, Auguste Pavie (1847 - 1925) là một nhà thám hiểm và nhà ngoại giao người Pháp, nổi tiếng nhất với các cuộc thám hiểm khu vực rừng núi Đông Dương (Lào - Việt Nam - Campuchia). Theo tài liệu của các cơ quan tỉnh Lào Cai, tuyến đường đá cổ được xây dựng từ năm 1920, thời điểm này người Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Thống đốc Auguste Pavie là người khảo sát và chỉ đạo xây dựng một tuyến đường để vận chuyển lương thực, nông sản giữa các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Bởi vậy, tuyến đường được đặt theo tên ông là "Pavie".
Tuy nhiên, một số người dân trong vùng cho rằng, từ trước đó, cha ông họ đã chinh phục đỉnh núi Nhìu Cồ San bằng lối đi này và khai phá đến đất Lai Châu. Sau này, người Pháp tiếp tục nâng cấp tuyến đường do người Mông địa phương khai mở để vận chuyển hàng hóa. Sau 7 năm xây dựng, con đường hoàn thành với chiều dài khoảng 100km, vượt qua đèo Gió thuộc dãy núi Nhìu Cồ San, kéo dài từ huyện Bát Xát (Lào Cai) tới khu vực nay là TP Lai Châu.
Tuy nhiên, con đường đá cổ hiện chỉ còn 17km, kéo dài từ thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát (Lào Cai) đến bản Sàng Mà Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu).
Con đường đá cổ Pavie được lát bằng những hòn đá cuội và những tảng đá lớn. Việc xây dựng hoàn toàn thủ công, là công sức của người dân các bản làng dưới chân núi Nhìu Cồ San.
Sức hấp dẫn của đường đá đối với các tín đồ du lịch nói chung và dân trekking nói riêng là khung cảnh thiên nhiên và thơ mộng, vừa hùng vĩ của Tây Bắc, sinh động và biến đổi theo từng bước chân du khách. Con đường xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, rừng thảo quả và các dãy núi cao vùng Tây Bắc, đường đẹp và không quá dốc. Người Pháp còn xây một sân bay trên vùng bình nguyên rộng lớn gần bản Nhiu Cồ San để tập kết và vận chuyển hàng hóa.
Nằm vắt ngang dãy núi Nhìu Cồ San, đường đá cổ Pavie dẫn du khách vào khu rừng nguyên sinh hoang sơ, rậm rạp. Dọc đường đi là vô số những cây cổ thụ to lớn, thân cây xù xì, bám rêu mốc meo như trong phim cổ tích. Vào những ngày nắng, ánh mặt trời xuyên qua kẽ lá vẽ nên một bức tranh đẹp mơ màng, lãng mạn. Hai bên đường Pavie có nhiều loài hoa rừng. Tháng 4 có hoa đỗ quyên, tháng 9, tháng 10 có sim, mua. Cuối tháng 10, hoa dã quỳ nở vàng từng vạt dài. Thảm thực vật chia thành từng tầng, thay đổi theo độ cao. Ở tầng thấp thường là các loại cây hỗn hợp và thảo quả. Trong khi ở tầng cao hơn là nơi tập trung nhiều cây gỗ lớn, cây lá phong, cây lá kim.
Dù đi qua dãy núi cao hàng nghìn mét nhưng con đường không quá dốc, người và ngựa đều có thể dễ dàng đi lại. Ngoài những vạt rừng tự nhiên, hành trình đường đá cổ Pavie còn đưa du khách ngang qua những khu vườn trồng thảo quả của người dân địa phương.
Tuyến đường đá cổ Pavie được cho là phù hợp với mọi lứa tuổi ưa thích khám phá thiên nhiên. Đường đi qua nhiều vạt rừng có cây cổ thụ được người dân và nhân viên Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát bảo vệ nên rất đảm bảo an toàn.
Bản du lịch cộng đồng dưới chân núi Sơn Bạc Mây, Lai Châu Cách thành phố Lai Châu khoảng 30km có một bản người Mông đẹp thơ mộng; bản nằm dưới chân núi Sơn Bạc Mây, đỉnh núi có độ cao trên 1500m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Đó là bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu), địa danh này nổi tiếng với cách...