Khám phá cối xay gió cổ nhất thế giới
Ngay từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng năng lượng gió. Asbad – hệ thống cối xay gió tại thị trấn Nashtifan tại miền đông Iran là một minh chứng sống động cho điều này.
Đặc biệt sau hơn nghìn năm được phát minh, hệ thống cối xay này vẫn đang hoạt động.
Asbad là một trong những hệ thống cối xay gió lâu đời nhất trên thế giới, được cho là có từ thế kỷ thứ 5 và là minh chứng sống động cho sức sáng tạo của người cổ đại trong việc tận dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên.
Asbad tọa lạc tại thị trấn Nashtifan tại miền đông Iran. Thị trấn này ban đầu có tên là “Nish Toofan” hay “tâm bão” bởi nơi này có gió quanh năm thay vì chỉ có gió vào mùa thu, đông như hầu hết các vùng của Iran.
Những cơn gió bất tận gần như suốt bốn mùa cùng với sự khan hiếm tài nguyên nước là hai yếu tố khuyến khích người cổ đại Iran sử dụng năng lượng tự nhiên một cách hiệu quả. Đó chính là lý do cho sự ra đời của Asbad – một kỹ thuật thông minh chuyển đổi sức gió thành năng lượng để nghiền ngũ cốc.
Các “kiến trúc sư” cổ đại đã khiến thế hệ con cháu hàng nghìn năm sau phải ngạc nhiên bởi họ đã xây dựng hệ thống cối xay gió một cách rất quy mô, cực kỳ thông minh để biến những cơn gió dữ dội và khó chịu thành năng lượng thay thế sức lao động của con người trên vùng sa mạc khô cằn.
Hệ thống cối xay gió cao từ 15 đến 20 m, được làm từ các nguyên liệu đất sét, rơm và gỗ với những trục thẳng đứng mang từ 6 đến 12 cánh quạt hình chữ nhật, được phủ thảm dệt bằng sậy hay vải và chịu được sức gió tới 120km/h.
Video đang HOT
Hệ thống gồm đường hầm (nơi hạt ngũ cốc đi xuống cối giã), thùng chứa (nơi để lưu trữ ngũ cốc) và cánh quạt (tác dụng làm cánh buồm quay để giã ngũ cốc). Gió đi qua các khe hở nan quạt và xoay các bánh xe và van, từ đó tác động lên trục và quay các cối xay.
Kết cấu phía trong được chia làm 2 tầng. Tầng trên cùng là nơi ngũ cốc được đổ vào miệng hầm, từ đó đi xuống cối giã. Ngũ cốc được tách bóc, sàng lọc xuống bồn chứa thông qua đường hầm. Kết quả cuối cùng là ngũ cốc được nghiền thành bột.
Bên cạnh đó, để sử dụng tối ưu gió, tất cả các cối xay gió được xây dựng tập trung tại một địa điểm trên vị trí cao nhất của khu vực, biến hệ thống thành một “nhà máy”, thậm chí trải dài cả km. Như vậy, nó không chỉ có tác dụng chuyển đổi những con gió thành năng lượng để nghiền hạt mà còn đóng vai trò như một hàng rào chống lại những cơn bão cho ngôi làng.
So với thiết kế cối xay gió hiện nay, nhược điểm của hệ thống cối xay gió Asbad là các cánh quạt được thiết kế theo chiều ngang. Điều này khiến cho chỉ có một bên thiết bị hấp thụ năng lượng gió trong khi nửa còn lại về cơ bản đi ngược gió gây lãng phí năng lượng. Nhưng bù lại cho hạn chế này là thị trấn Nashtifan có năng lượng gió rất lớn, tốc độ gió thường đạt tới 120 km/h.
Năm 2002, Cục Di sản Văn hóa Iran ghi nhận những chiếc cối xay gió Asbad là di sản quốc gia. Kể từ đó hệ thống cối xay gió tại thị trấn Nashtifan – một trong những cấu trúc kiến trúc quan trọng nhất của Iran ở các vùng sa mạc, nơi chuyển đổi động năng của không khí (gió) thành các dạng năng lượng khác – đã trở thành một điểm du lịch độc đáo và thu hút nhiều du khách viếng thăm. Không chỉ được sử dụng trong suốt nhiều thế kỷ qua, hiện có khoảng 30 chiếc cối xay gió nằm rải rác trong khu vực vẫn đang hoạt động.
Chiêm ngưỡng những con chim làm bằng giấy sống động nhìn như thật
Nghệ sĩ người Colombia đã kỳ công tạo nên bộ sưu tập những sản phẩm nghệ thuật bằng giấy diệu kỳ nhìn như thật khiến nhiều người kinh ngạc.
Nghệ sĩ người Colombia Diana Beltrán Herrera tạo ra những con chim sống động từ giấy
Nghệ sĩ người Colombia Diana Beltrán Herrera đã đam mê chim từ khi cô mới chỉ là một đứa trẻ. Tuy nhiên, khoảng bảy năm trước, từ niềm đam mê cháy bỏng nghệ sĩ đã sáng tạo nên những sản phẩm nghệ thuật bằng giấy kỳ diệu vừa mê hoặc vừa kinh ngạc. Bây giờ bộ sưu tập chim giấy của cô gồm hơn 100 tác phẩm đẹp mắt.
Chỉ dùng giấy màu, người nghệ sĩ đã tạo nên những con chim vô cùng sống động, cực kỳ chi tiết. Tác phẩm 3D ra đời bằng cách gắn các mảnh giấy màu nhỏ lại với nhau.
Bộ sưu tập gồm rất nhiều loài chim trên khắp thế giới từ chim ruồi đến chim sẻ nhỏ bé. Bằng cách này, người nghệ sĩ đã cho thấy sự đa dạng sinh học và phong phú của thế giới tự nhiên trên hành tinh này.
Một con cú mèo làm từ giấy giống như thật dưới bàn tay khéo léo của Diana Beltrán Herrera
Diana Beltrán Herrera chia sẻ: "Tôi từng có thời gian sống ở Helsinki và ở đó tôi tìm thấy sự kết nối với thiên nhiên, đặc biệt là với các loài chim. Đối với tôi, giấy có tiềm năng vô cùng lớn và có thể biến thành mọi thứ từ giấy. Tôi đã làm việc với giấy suốt 7 năm qua và tạo ra vô số tác phẩm liên quan đến tự nhiên như chim, động vật, trái cây,...".
Trước khi tạo ra một tác phẩm, Diana Beltrán Herrera sẽ dành thời gian quan sát thực tế, thu thập hình ảnh đẹp. Sau đó cô tạo ra nhiều bản thảo kỹ thật số khác nhau, rồi in bản vẽ để làm tài liệu tham khảo. Khâu chọn giấy cũng được thực hiện cẩn thận. Công đoạn cuối cùng là cắt, vẽ, ghép tất cả lại với nhau và tạo ra sản phầm.
Tùy thuộc vào kích thước và chi tiết tỉ mỉ, Diana Beltrán Herrera mất khoảng một tuần đến một tháng để hoàn thành một tác phẩm.
Cùng chiêm ngưỡng những sản phẩm đẹp mắt tạo ra từ giấy của Diana Beltrán Herrera:
Trước khi có giấy vệ sinh, người cổ đại dùng thứ gì? Nhiều người không khỏi hiếu kỳ về việc người cổ đại dùng gì để làm sạch sau khi đại tiện trong bối cảnh giấy vệ sinh chưa ra đời. Bí ẩn này đã được giới chuyên gia giải mã với nhiều điều bất ngờ, thậm chí khó tin. Trước khi giấy vệ sinh ra đời và được sử dụng rộng rãi, người cổ...