Khám phá chùa Phúc Kiến Hội An Hội Quán nguy nga nhất nhì phố cổ
Chùa Phúc Kiến Hội An còn được gọi là Hội Quán Phúc Kiến, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại phố cổ Hội An.
Với lối thiết kế Trung Hoa độc đáo, nơi đây đã thu hút không ít du khách tới tham quan và checkin.
1. Chùa Phúc Kiến ở đâu?
Địa chỉ: 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
Chùa Phúc Kiến toạ lạc trên đường Trần Phú, phố cổ Hội An. Vì nằm ngay giữa trung tâm phố cổ nên rất tiện cho du khách tham quan. Từ trục đường đi bộ, bạn tiếp tục đi thẳng sẽ thấy cổng chùa rất lớn. Xung quanh chùa là các làng nghề và cuộc sống sinh hoạt trên sông của người dân địa phương. Nơi đây là di tích lịch sử của cả 3 cộng đồng người Việt, người Hoa và người Nhật để lại.
2. Di tích lịch sử thú vị về Hội Quán Phúc Kiến
Theo sứ Hoa, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không phục, nổi dậy đấu tranh nhưng không thành. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển tới vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An.
Các tướng triều Minh đã xin phép Chúa Nguyễn để được định cư ở Hội An, lập nên làng Minh Hương. Cộng đồng người Hoa cùng nhau sinh sống, lập nên hội quán để cùng tương trợ nhau.
Tới sau này, nơi đây được xây dựng thêm để thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng các vị thần bảo hộ. Ngày nay, qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Hội Quán Phúc Kiến ngày càng trở nên khang trang, lộng lẫy hơn, góp phần làm đẹp diện mạo phố cổ Hội An.
3. Kiến trúc vĩ đại tại chùa Phúc Kiến
Cổng Tam Quan của Hội Quán
Cổng Tam Quan là một trong những công trình không thể không kể tới khi nhắc đến Hội Quán Phúc Kiến. Cổng được trùng tu năm 1975, toàn bộ được khảm bằng sành sứ, phía trên được lợp ngói âm dương với mái cong vút.
Cổng có 3 lối đi vào theo kiểu “nam tả, nữ hữu”, và còn ý nghĩa khác là “Thiên, Địa, Nhân”. Cánh cửa ở giữa rất ít khi được mở ra, chỉ những ngày lễ lớn, ma chay, cưới hỏi mới được mở. Theo quan niệm người xưa, khi cổng giữa mở ra sẽ mang theo nhiều sinh khí xấu vào bên trong.
Video đang HOT
Gian chính điện chùa Phúc Kiến Hội An
Bước vào cổng tam quan để vào thăm Hội Quán, bạn sẽ thấy khoảng sân vườn rộng cùng đài phun nước chạm rồng tinh xảo bên những pho tượng khổng lồ. Hãy bước từng bước chậm rãi và thưởng thức những bức bích hoạ về lịch sử vùng Phúc Kiến, chiêm ngưỡng những hoạ tiết chạm khắc đầy nghệ thuật trên những bức bình trong khuôn viên hội quán, bạn sẽ phải trầm trồ trước những chi tiết tinh xảo, cầu kì và phong cách kiến trúc cổ vô cùng đặc sắc.
Bên trong nhà khách chính là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên, và là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến.
Gian hậu tẩm
Phía trong hậu tẩm, du khách thường hay thắp những vòng hương lớn để cầu chúc sức khoẻ và tài lộc cho gia đình và người thân. Những vòng hương này có thể cháy đến hơn 30 ngày, nếu bị tắt thì người trong Hội quán sẽ thắp lại. Những người đến đây thờ cúng thường viết lên một tờ giấy có ghi thông tin của gia đình đặt trên các khoanh hương với mong muốn mọi việc trong cuộc sống luôn suôn sẻ. Sau khi hương cháy hết, người trong Hội quán sẽ đốt đi những mảnh giấy này. Có như vậy, lời ước mới trở nên linh thiêng.
4. Các hoạt động tín ngưỡng tại chùa
Hội Quán Phúc Kiến có nhiều câu chuyện linh thiêng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian nên bất kì người dân Hội An hay du khách nào muốn cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống hay mong muốn cầu đường con cái thì đều tới đây để thắp hương, khấn vái và cầu xin được ban phước.
Hội Quán đông đúc nhất là vào các ngày lễ tết, ngày rằm. Hàng năm, cứ vào các ngày như Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … nơi đây lại diễn ra rất nhiều các hoạt động lễ hội thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Riêng trong ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch, người Hoa ở Hội An còn tổ chức lễ cúng thần tài với nhiều lễ vật như vàng bạc, tiền giấy, rượu, tam sên (cua, trứng luộc và thịt heo luộc)…
5. Những lưu ý cần biết khi tham quan chùa Phúc Kiến
Chùa Phúc Kiến là địa điểm tâm linh, khi tới đây, bạn hãy mặc trang phục lịch sự, không trò chuyện quá lớn gây ảnh hưởng đến không khí linh thiêng trong chùa nhé.
Nếu lo mất sức hoặc không muốn đi bộ nhiều, bạn có thể thuê xe đạp hoặc thuê xích lô đi tới cổng Tam Quan rồi đi bộ vào chùa.
Các ngày lễ hội thường rất đông du khách, bạn nên cảnh giác, giữ gìn tư trang, tránh bị móc túi.
Ở trong chùa có bán hương vòng lớn và các lễ vật để bạn dâng lên các ban, bạn không cần phải mang đồ từ ngoài vào.
Chùa Phúc Kiến Hội An không chỉ gây ấn tượng bởi những câu chuyện lịch sử thú vị mà còn khiến du khách trầm trồ với lối kiến trúc có một không hai giữa lòng Hội An. Nếu có dịp tới phố cổ mộng mơ, đừng quên cho ngay Hội Quán Phúc Kiến vào list địa điểm cần đi nhé!
Khám phá chợ đêm Hội An thiên đường phố cổ đậm chất "thơ"
Nếu bạn đã quen thuộc với một Hội An yên bình, cổ kính thì hãy thử ghé chợ đêm Hội An một lần nhé.
Khác hẳn với dáng vẻ trầm mặc của ban ngày, về đêm Hội An lại tấp nập, náo nhiệt hơn hẳn nhờ có khu chợ đêm mới mở.
1. Giới thiệu về chợ đêm Hội An
Chợ đêm Hội An là một trong những địa điểm du lịch, vui chơi vô cùng hấp dẫn mà bất cứ ai tới khu phố cổ cũng không nên bỏ qua. Nếu như ban ngày, không khí tại phố cổ có phần trầm mặc, yên bình, thì khi đêm đến, những gian hàng tại chợ đêm lại náo nhiệt hơn bao giờ hết.
Chợ đêm tại phố cổ Hội An không quá nổi tiếng như những chợ đêm du lịch khác, không quá ồn ào, đông đúc mà mang những nét đặc trưng rất riêng khiến nhiều du khách tò mò. Nếu bạn là người yêu thích những sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì khu chợ đêm này nhất định không thể bỏ qua.
2. Các chợ đêm nổi tiếng tại Hội An
Ở Hội An có khá nhiều chợ đêm, mỗi chợ thường bày bán nhất định một số sản phẩm riêng. Có 2 khu chợ chính là chợ Nguyễn Hoàng và chợ Công Nữ Ngọc Hoa.
Chợ Nguyễn Hoàng
Chợ đêm Nguyễn Hoàng nằm đối diện chùa Cầu, là chợ thu hút nhiều du khách nhất tại Hội An. Chợ dài khoảng 300m, gồm 50 gian hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, hấp dẫn. Điều đặc biệt nhất tại chợ đêm Nguyễn Hoàng là những gian hàng bán đèn lồng đầy màu sắc, khiến mọi ánh nhìn đều đổ dồn về đây. Những chiếc đèn lồng mang phong cách Trung Hoa đủ các màu được trang trí khắp các gian hàng.
Bạn có thể tới đây thoải mái chụp hình, checkin cùng những chiếc đèn lồng mà chẳng cần tốn phí chụp hình. Các cô chú chủ gian hàng cũng rất thân thiện, còn chuẩn bị sẵn đèn chiếu sáng để bức hình của bạn thêm lung linh. Một chiếc đèn lồng tại đây cũng có giá khá hợp lý, chỉ từ 50k - 100k một chiếc tuỳ theo kích cỡ và kiểu dáng. Mua một cặp đèn lồng về làm quà cho bố mẹ, ông bà trang trí nhà cũng là một ý tưởng hay đó nhé!
Chợ đêm Nguyễn Hoàng mở cửa từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm. Ngoài các gian hàng đèn lồng còn rất nhiều các gian hàng ẩm thực và đồ lưu niệm. Các quán cafe còn thường xuyên có các ca sĩ hát nhạc sống, không khí vô cùng lãng mạn và du dương.
Chợ Công Nữ Ngọc Hoa
Chợ Công Nữ Ngọc Hoa thiên về những gian hàng ẩm thực mang đặc trưng xứ Quảng. Chợ nằm dọc sông Hoài, lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu. Bạn có thể thưởng thức tất tần tật những món ăn đặc sản miền Trung như cao lầu, mì Quảng, chè nóng, bánh dừa nướng,... Dù là địa điểm du lịch hút khách nhưng các món ăn ở đây vô cùng rẻ, người dân cũng rất nhiệt tình và thân thiện.
Khi tới chợ đêm Công Nữ Ngọc Hoa, bạn có thể mua các món đồ khô về làm quà cho bạn bè và người thân, như bánh đậu xanh, bánh dừa nướng, mực rim me,...
3. Những trải nghiệm thú vị tại chợ đêm Hội An
Đi thuyền trên sông Hoài
Ở gần chợ đêm Công Nữ Ngọc Hoa là dòng sông Hoài thơ mộng. Ngồi trên thuyền, thả đèn hoa đăng và tham quan sông nước là trải nghiệm khó quên của mọi du khách khi tới Hội An. Thời điểm thích hợp nhất để đi thuyền và tầm chiều tối. Nếu đi vào tối muộn thường khó nhìn hơn và thời tiết khá gió, không đảm bảo an toàn.
Ngắm phố đèn lồng về đêm
Đèn lồng tại chợ đêm Nguyễn Hoàng là một trong những đặc trưng không thể thiếu tại Hội An. Con phố lung linh đầy sắc màu sẽ là background lý tưởng để bạn tha hồ checkin. Người dân địa phương rất thoải mái và nhiệt tình tạo điều kiện cho bạn checkin, tuy nhiên, nếu được thì hãy mua một vài chiếc đèn lồng để ủng hộ họ nhé!
Tham gia các trò chơi dân gian
Một trong những trải nghiệm không thể thiếu khi đến chợ đêm Hội An là các trò chơi dân gian. Những trò chơi này thu hút cả du khách trong và ngoài nước tham gia. Một số trò chơi được tổ chức như bịt mắt đập niêu, đập bùng binh hay hát bài chòi. Đây cũng là dịp để văn hoá dân gian Việt Nam đến gần hơn với người nước ngoài.
Ghé thăm Tu viện Khánh An "Nhật Bản thu nhỏ" giữa lòng Sài Gòn Sài Gòn nổi tiếng với team mê xê dịch không chỉ bởi những nơi ăn chơi náo nhiệt mà còn là những điểm đến tâm linh khác. Tu viện Khánh An là địa điểm tâm linh, nhưng cũng là nơi checkin sống ảo không thể chê bởi background tuyệt đẹp. 1. Định vị tọa độ Tu viện Khánh An Địa chỉ: 3D QL1A...