Khám phá chiến xa CV90 – “Quái vật biến hình” cực mạnh của Thụy Điển
Sở hữu khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, giáp bọc chắc chắn, “ Quái vật biến hình” CV90 của Thụy Điển được đánh giá không thua kém Stryker Mỹ.
Module hóa – xu hướng đang thịnh hành
Xe chiến đấu 90 (Combat Vehicle 90) không phải là tên của một dòng xe tăng hay thiết giáp, mà là tên của một hệ phong phú các phương tiện thiết giáp được xây dựng dựa trên khung gầm CV90. Bản thân CV90 là dự án vũ khí được chi nhánh BAE Systems tại Thụy Điển phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bắt đầu phục vụ trong quân đội nước này từ năm 1993 và năm 2007, tham gia thực chiến ở Afghanistan. Trong chiến dịch này, đã cố gắng tấn công CV90 bằng các loại hoả lực chống tăng hiện đại nhưng thất bại hoàn toàn.
Xe tăng CV90120-T của quân đội Thụy Điển. Nguồn: military-today.com.
Điểm đặc biệt của CV90 là trong thời bình, nó có thể được sử dụng như xe thiết giáp chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh để giảm chi phí vận hành, khi nổ ra chiến tranh, có thể biến thành xe tăng chủ lực chỉ bằng cách thay tháp pháo. Về lý thuyết, hệ thống khung gầm của CV90 chỉ bị giới hạn bởi trọng tải tối đa của tháp pháo mà nó có thể mang theo, mọi loại hoả lực đều có thể tích hợp tốt với khung gầm này. Tới thời điểm hiện tại, đã có 1.200 phương tiện chiến đấu CV90 được ra đời với 15 phiên bản khác nhau, được sử dụng bởi 7 quốc gia trên thế giới trong đó có 4 quốc gia thành viên của NATO, theo cỡ đạn và tiêu chuẩn chiến đấu riêng để phù hợp với việc hiệp đồng trên chiến trường.
Hệ thống động cơ cải tiến DSI14 của CV90 được sản xuất bởi hãng sản xuất xe tải đầu kéo Scania nổi tiếng nhất nhì châu Âu, công suất 550 – 810 mã lực (tuỳ phiên bản), cho phép xe di chuyển với tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 600-900km. Mọi biến thể của CV90 bất kể giá thành hoặc mục đích sử dụng, đều phải tuân thủ tiêu chuẩn sức kéo 24,1 mã lực cho mỗi tấn trọng lượng để đảm bảo mọi phiên bản đều có mức độ cơ động tương đương nhau, giúp việc tác chiến hiệp đồng trong chiến đấu trở nên dễ dàng hơn.
Mỗi một phiên bản của CV90 đều có sự khác biệt nhất định, các hệ thống phòng vệ chủ động – bị động cùng với hệ thống điện tử được cải biên để phù hợp với hoả lực mà nó mang theo. Khả năng sống sót của CV90 trên chiến trường thường tỷ lệ thuận với trọng lượng của nó – nghĩa là càng có nhiều hệ thống giáp hoặc hệ thống phòng vệ chủ động, CV90 càng có trọng lượng lớn hơn, nhưng tối đa không vượt quá 35 tấn để đảm bảo tính cơ động của phương tiện. VC90 hiện đang trong biên chế của các lực lượng vũ trang như Na Uy, Phần Lan, Thụy Sĩ, Hà Lan… và Đan Mạch.
Xe chiến đấu bộ binh CV-90 cực mạnh
Giống như Stryker, dòng xe thiết giáp CV90 cũng có biến thể xe tăng hạng nhẹ CV90105, trang bị tháp pháo Cockerill XC8-105HP với hệ thống nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng bắn tên lửa chống tăng Falarick 105 GLATGM qua nòng. CV90120-T là biến thể mạnh nhất của dòng xe chiến đấu bộ binh CV90, có trọng lượng 28 tấn, trang bị tháp pháo Cockerill XC8-120HP với pháo nòng trơn 120mm độ giật thấp, tốc độ bắn tối đa 14 phát/phút, có khả năng phóng tên lửa chống tăng Falarick 120 GLATGM qua nòng.
Xe thiết giáp CV9035 của Lục quân Hà Lan. Nguồn: reddit.com.
được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tinh vi, cho phép tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể đêm ngày đi kèm hệ thống quản lý chiến trường tích hợp đảm bảo tốc độ phản ứng nhanh trong mọi tình huống. Vỏ giáp của CV90120-T có kết cấu module tiên tiến, chịu được đạn xuyên giáp cỡ 30mm ở mặt trước và đạn 14,5mm bắn vào sườn và đuôi, xe cũng có thể lắp thêm giáp phản ứng nổ khi cần thiết. Thiết kế tàng hình nhẹ cùng hệ thống phòng vệ chủ động giúp cho CV90120-T có khả năng sống sót cao.
Xe chiến đấu bộ binh CV9040 có trọng lượng 23,1 tấn (CV9040A/B) hoặc 27,6 tấn (CV9040C); chiều dài 6,55/7m; rộng 3,17/3,42m; cao 2,71/2,75m; kíp xe 3 người và có thể mang theo 6-7 lính bộ binh. Vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62mm và ống phóng đạn khói ngụy trang. Động cơ diesel V8 Scania DSI 14 hoặc DSI 16 trang bị cho CV90 có công suất 550 – 810 mã lực, cho phép đạt tốc độ 70km/h, tầm hoạt động 320-900km. Giáp xe chống chịu được đạn xuyên cỡ 14,5mm và lên tới 30mm nếu bổ sung thêm giáp gốm tổng hợp MEXAS.
CV9030 là phiên bản xe chiến đấu bộ binh dành riêng cho xuất khẩu, trang bị pháo tự động 30mm Bushmaster II thay cho Bofors 40mm. CV9030 đang phục vụ trong Lục quân Na Uy (CV9030N – CV90 Mk I), Lục quân Phần Lan và Thụy Sĩ (CV9030FIN và CV9030CH – CV9030 Mk II). Ngoài ra, còn có cả phiên bản xe chiến đấu bộ binh chỉ huy CV9030 COM. Biến thể xuất khẩu CV9035 được trang bị pháo 35mm Bushmaster III 35/50. Trong Lục quân Hà Lan và Đan Mạch nó được gọi là CV9035NL và CV9035DK, còn tại BAE Systems Hgglunds, CV9035 có định danh CV90 MK III.
Xe thiết giáp CV90 Armadillo của Lục quân Na Uy. Nguồn: defencetalk.com.
CV90 Armadillo là biến thể xe thiết giáp chở quân có thiết kế khác lạ hoàn toàn, chỉ trang bị súng máy thay vì tháp pháo tự động. Tuy nhiên, CV90 Armadillo có thể được bổ sung 2 module súng phóng lựu bên thành xe nhằm tăng cường sức mạnh hỏa lực. Do trọng lượng nhẹ hơn, CV90 Armadillo có vận tốc 80 km/h, tầm hoạt động 380km, mang theo được 8 binh sĩ. Lớp giáp composite trên xe có thể thay đổi nhiệt độ rất nhanh chóng, nhằm tạo ra một mô hình nhiệt tối ưu pha trộn với môi trường xung quanh.
Video đang HOT
Hệ thống treo trên xe bọc thép quân sự cực kỳ quan trọng và cho đến gần đây, vẫn dựa trên việc sử dụng lò xo bị động và bộ giảm chấn bằng dầu. Tập đoàn BAE Systems đã áp dụng hệ thống treo giảm xóc chủ động thiết kế cho xe đua F1 cho xe thiết giáp CV90, cho phép các chiến xa này thiết lập kỷ lục tốc độ trên địa hình gồ ghề, và không chỉ nhanh hơn khoảng 30-40%, mà còn tạo độ ổn định để sử dụng pháo chính xác hơn, giúp các binh sĩ thoải mái hơn khi ngồi trong xe; hệ thống treo này còn ít hao mòn hơn so với hệ thống treo cũ, giúp giảm chi phí vận hành.
Xe chiến đấu bộ binh CV90 có khả năng di chuyển cực tốt trên các khu vực có tuyết và các vùng đất ngập nước. Hệ thống điện tử trong xe rất hiện đại cho phép các xe cùng loại có khả năng liên kết dữ liệu mục tiêu với nhau. Thụy Điển đang dự tính lắp đặt hệ thống phòng vệ chủ động APS Iron First nâng cao mức an toàn CV90 trước các loại vũ khí diệt tăng – thiết giáp của đối phương.
Theo Lê Ngọc/VOV
Top 10 xe tăng mạnh nhất thế giới theo Military Today
Danh sách được Military Today bình chọn dựa trên điểm số về khả năng bảo vệ, hỏa lực, độ chính xác và tính cơ động.
1. Leopard 2A7 (Đức)
Đây là phiên bản mới do thiết kế Leopard 2. Nó có thêm áo giáp và thiết bị điện tử cập nhật. "Báo đốm" Leopard 2A7 được bảo vệ tốt trước các mối đe dọa chiến tranh, có độ chính xác tốt hơn và tầm bắn xa hơn so với các xe tăng khác do sức mạnh của súng và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến.
Trong nhiều cuộc thi thử thách xe tăng quốc tế, các dòng xe tăng của Leopard 2 vượt trội so với M1A2 SEP của Mỹ, Challenger 2 của Anh, Leclerc của Pháp và một số xe tăng khác về hiệu suất tổng thể.
Quân đội Đức có kế hoạch biên chế thêm 50 đến 150 xe tăng 2A7. Qatar đã đặt hàng 62 chiếc này và Ả Rập Saudi tính mua hơn 200 chiếc.
2. K2 Black Panther (Hàn Quốc)
Hiện tại "Báo đen" Black Panther là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất trên thế giới, vượt xa mọi thứ mà Triều Tiên hay Trung Quốc có. Hơn nữa, nó là xe tăng chiến đấu đắt nhất cho đến nay. Xe tăng này sử dụng áo giáp hỗn hợp, người ta tuyên bố rằng áo giáp phía trước chịu được các đòn tấn công trực tiếp từ đạn xe tăng 120 mm, được bắn từ súng L55. Mức độ bảo vệ của nó tương tự như của M1A2 Abrams, nhưng K2 nhẹ hơn nhiều.
Xe tăng Black Panther được hoàn thành với hệ thống bảo vệ và hệ thống đối phó chủ động, giúp tăng thêm khả năng sống sót trên chiến trường. Chiếc xe tăng này có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến với khả năng phát hiện, theo dõi và bắn tự động vào các mục tiêu có kích thước xe có thể nhìn thấy, và thậm chí cả máy bay trực thăng bay thấp, mà không cần bất kỳ đầu vào nào từ người điều khiển.
3. M1A2 SEP (Mỹ)
Là sự kế thừa của M1A2 Abrams. Xe tăng này có công nghệ và áo giáp đáng kinh ngạc. Ngoài ra nó đã tham gia chiến đấu, là một trong những xe tăng chiến đấu đáng sợ nhất.
M1A2 SEP cung cấp sự bảo vệ đáng kể chống lại tất cả các vũ khí chống tăng nổi tiếng. Xe tăng chiến đấu chủ lực này sử dụng áo giáp tiên tiến, được gia cố bằng các lớp uranium. Hỏa lực và độ chính xác của nó kém hơn một chút so với Leopard 2A7 hoặc K2 Black Panther của Hàn Quốc do súng nòng trơn 120 mm / L44 ngắn hơn. Tuy nhiên, nó vẫn có đòn tấn công ghê gớm.
Theo kế hoạch, chiếc xe tăng này sẽ vẫn hoạt động sau năm 2050. M1A2 SEP chưa được xuất khẩu. Tuy nhiên, M1A2 trước đó đã được cung cấp cho Kuwait (218) và Ả Rập Saudi (373).
4. Challenger 2 (Vương quốc Anh)
Challenger 2 có áo giáp Chobham mới nhất và là một trong những xe tăng chiến đấu được bảo vệ tốt nhất trên thế giới hiện nay. Nó cung cấp mức độ bảo vệ rất cao chống lại vũ khí hỏa lực trực tiếp. Xe tăng này của Anh được trang bị súng trường 120 mm rất chính xác.
Động cơ của Challenger 2 kém mạnh hơn so với các đối thủ phương Tây. Tuy nhiên chiếc xe tăng này nổi tiếng với độ tin cậy cơ học.
5. Armata (Nga)
Armata là xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Nga. Xe tăng tiền sản xuất lần đầu tiên được tiết lộ công khai vào năm 2015. Nó có áo giáp cơ bản mới được phát triển, làm bằng thép, sứ và vật liệu composite. Xe tăng có hệ thống đối phó mới giúp giảm khả năng bị kẻ thù tấn công với hướng dẫn bán tự động. Xe tăng này được vận hành bởi một kíp điều khiển gồm 3 người, bố trí trong một phòng bọc thép được bảo vệ tốt, ở phía trước thân xe. Đây là xe tăng chiến đấu tự sản xuất đầu tiên với cách bố trí đoàn như vậy.
Armata cũng là xe tăng chiến đấu sản xuất đầu tiên trên thế giới với tháp pháo hoàn toàn không người lái. Nó được trang bị súng nòng trơn 125 mm mới chính xác hơn so với súng xe tăng Nga trước đây. Hiện một số nước như Đức và Anh đang tìm cách nâng cấp xe tăng của họ, hoặc phát triển các thiết kế mới để chống lại mối đe dọa từ xe tăng mới này của Nga.
6. Merkava Mk.4 (Israel)
Merkava Mk.4 là xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Israel. Nó là sự kế thừa của Merkava Mk.3 trước đó. Xe có thiết kế khác thường với động cơ gắn phía trước giúp kíp điều khiển có thêm sự bảo vệ và cơ hội sống sót nếu xe tăng bị hạ gục. Xe tăng này cũng được bảo vệ tốt trước các tên lửa dẫn đường phóng từ trên không và vũ khí chống tăng tấn công tiên tiến hàng đầu.
Merkava Mk.4 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới, bao gồm một số tính năng rất tiên tiến. Một trong số đó là xác suất bắn trúng cao vào các máy bay trực thăng bay thấp sử dụng đạn dược thông thường.
7. Type 90 (Nhật Bản)
Xe tăng Type 90 của Nhật Bản được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi hợp tác với các nhà sản xuất xe tăng Krauss-Maffei và MaK của Đức. Nó có một số điểm tương đồng bên ngoài với Leopard 2. Xe được Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản chính thức sử dụng vào năm 1989.
Đặc điểm khác biệt của Type 90 là chiếc xe tăng này được trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Vào thời điểm đó, chỉ có xe tăng Liên Xô và Trung Quốc có máy nạp tự động. Một tính năng khác biệt của chiếc xe tăng này là nó có hệ thống treo thủy lực.
8. Leclerc (Pháp)
Xe tăng chiến đấu chủ lực này của Pháp được đưa vào sử dụng năm 1992. Nhìn chung nó là một thiết kế thành công. Một số tính năng thiết kế của Leclerc sau đó đã được sử dụng trên các xe tăng phương Tây khác.
Xe tăng Pháp này có áo giáp composite tiên tiến với áo giáp mô-đun bổ trợ. Tháp pháo và thân xe được thiết kế để chống lại các loại đạn tấn công hàng đầu. Tuy nhiên, về mặt bảo vệ, Leclerc không thể sánh được với các xe tăng như M1A2 Abrams của Mỹ hay Challenger 2 của Anh.
Nó có xác suất trúng cao đối với cả mục tiêu đứng yên và di chuyển. Người ta tuyên bố rằng Leclerc có thể theo sát 6 mục tiêu, cách xa 1,5 - 2 km, trong vòng một phút với xác suất trúng 95%.
9. Oplot-M (Ukraine)
Với sự sụp đổ của Liên Xô, Ukraine tiếp tục phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD. Phiên bản mới nhất của chiếc xe tăng này là Oplot-M.
Oplot-M được trang bị áo giáp phản ứng nổ thế hệ mới, thừa hưởng hệ thống nạp đạn tự động. Đạn dược được lưu trữ trong ngăn chính, thay vì một ngăn riêng biệt với các tấm xả hơi. Đó là một nhược điểm đáng kể của chiếc xe tăng này, vì một khi áo giáp bị xuyên thủng, có khả năng đạn sẽ phát nổ giết chết đoàn và phá hủy xe tăng.
Xe tăng mới nhất của Ukraine này tấn công không chính xác với các mục tiêu tầm xa như các đối thủ phương Tây. Tuy nhiên, xe có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển giống như các loại đạn thông thường.
Oplot-M đã hoàn thành các thử nghiệm của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, nó không được đưa vào quân đội Ukraine do kinh phí hạn chế. Nhà điều hành duy nhất của xe tăng này là Thái Lan.
10. T-90 (Nga)
T-90 hiện là chiếc xe tăng duy nhất được sản xuất với số lượng lớn ở Nga. Nó không tinh vi như các đối thủ phương Tây, tuy nhiên nó sử dụng công nghệ đã được chứng minh và có hiệu quả về chi phí. Hiện tại nó là xe tăng chiến đấu chủ lực thành công nhất về mặt thương mại trên thị trường toàn cầu.
T-90 có cấu hình nhỏ khiến nó trở thành mục tiêu khó tấn công hơn. Hạn chế đáng kể của T-90 là đạn được lưu trữ trong khoang chính. Hạn chế này là phổ biến đối với tất cả các xe tăng chiến đấu của Liên Xô, Nga, Ukraine và Trung Quốc gần đây.
T-90MS Tagil là phiên bản gần đây với áo giáp mới, động cơ mới, súng mới, tháp pháo cải tiến, hệ thống ngắm được cập nhật. Nó có khả năng hơn đáng kể so với T-90 cơ bản. Tuy nhiên cho đến nay phiên bản này không nhận được đơn đặt hàng sản xuất mới.
(Nguồn: Military Today)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Chuyên gia Nga: Xe tăng hạng nhẹ Sprut vượt trội tăng Mỹ Ngay khi hay tin chương trình "Hỏa lực bọc thép cơ động" (MPF) của Mỹ sắp đi vào thử nghiệm, giới chuyên gia của cơ quan thông tấn Liên bang Nga tuyên bố rằng xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 125mm của nước này tốt hơn dòng xe Mỹ. Theo Army News Service, Lục quân Mỹ đang tìm cách nhận càng sớm càng tốt...