Khám phá chiến hạm Nhật một mình đối đầu cả hạm đội Trung Quốc
Ngày 31/10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, một tàu khu trục của Nhật Bản đã bất ngờ xông vào giữa một cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc tại một địa điểm trên Thái Bình Dương, làm hải quân Trung Quốc buộc phải hủy bỏ cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã bác bỏ cáo buộc của phía Trung Quốc và cho rằng, Nhật Bản không hề can thiệp vào các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc mà chỉ thực hiện nhiệm vụ quan sát đề phòng như thường lệ. Những hành động của tàu chiến và máy bay Nhật Bản là hoàn toàn hợp lệ, tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng đây là hành vi khiêu khích nguy hiểm và quân đội nước này tỏ ra rất tức giận với hành động này của phía Nhật Bản, trong khi đó Bộ Ngoại giao cũng gửi kháng thư phản đối. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ đích danh tàu khu trục cỡ lớn mang số hiệu 107 của Nhật đã xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc. Vậy đây là con tàu nào?
Khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi
Chiến hạm DD-107 Ikazuchi của Nhật là tàu khu trục lớp Murasame trực thuộc “Nhóm hộ tống số 1″ (còn gọi là hạm đội 1) đóng tại Yokosuka. Chi đội này được biên chế 9 tàu khu trục và 1 tàu sân bay trực thăng (Nhật gọi là tàu khu trục trực thăng) DDH-143 Shirane, tàu sân bay này cũng chính là tàu chỉ huy của “Nhóm hộ tống số 1″. DD-107 Ikazuchi được khởi đóng vào tháng 2-1998, hạ thủy vào tháng 6-1999 và đến tháng 3-2001, nó được chính thức biển chế cho lực lượng hải quân Nhật Bản.
Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.400 tấn, đầy tải 5.100 tấn. Nó có khả năng đạt vận tốc tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý (với vận tốc tuần tra 20 hải lý/h), biên chế thủy thủ đoàn 170 người. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tàu được trang bị 1 bệ pháo tự động 76mm Otto Melara.
Video đang HOT
Sơ đồ di chuyển của máy bay và tàu chiến Nhật Bản xâm nhập vào đội hình diễn tập của hải quân Trung Quốc
Về vũ khí chống hạm, Ikazuchi được trang bị 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, có tầm bắn 130km với vận tốc 0,9Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm quốc nội SSM-1B thuộc Type 90, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230kg, tầm bắn tối đa 150km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.
Về vũ khí phòng không, nó được trang bị 16 quả tên lửa phòng không tầm gần “Sea Sparrow”, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng Mk-48. Các đơn nguyên phóng được lắp đặt ở phía mũi tàu. Loại tên lửa phòng không tầm gần này có khả năng hạ sát các mục tiêu bay ở độ cao 1-18km, tầm bắn 14km, cơ số đạn dự trữ 32 quả. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 bệ pháo phòng không tầm gần 6 nòng, 20mm Vulcan Phalanx có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.
Khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi
Do thiên về tác chiến chống ngầm nên DD-107 được trang bị vũ khí chống ngầm rất mạnh, với 29 quả tên lửa chống ngầm ASROC, tầm phóng 20km, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng MK41 (16 đơn nguyên). Để bổ trợ chống ngầm, nó còn có 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm Type 69, sử dụng ngư lôi Type Mk-46-5 có tầm phóng 11km, hoặc ngư lôi Mk-50, Mk-54, hay loại ngư lôi quốc nội Type 89 (tương đương Mk-46).
Điểm đặc biệt là các hệ thống chỉ huy – kiểm soát – điều khiển – dẫn đường và điện tử của tàu đều sử dụng các thiết bị do Nhật Bản tự sản xuất. Về thiết bị săn ngầm, DD-107 được trang bị sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102. Tàu sử dụng thiết bị tác chiến điện tử quốc nội NOLQZ, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ.
Bộ đôi khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi và khu trục hạm Aegis DDG-174 Kirishima lớp Kongo
Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy-kiểm soát OYQ-7 áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ máy tính và điều khiển, có khả năng tự động hóa rất cao; sử dụng radar dẫn đường OPS-20, radar đối không OPS-24, radar đối hải SLQ-28D, 2 bộ radar điều khiển hỏa lực quốc nội FCS-2-31 dùng để đẫn bắn tên lửa hạm đối không “Sea Sparrow”, các tàu thế hệ sau được trang bị radar thế hệ mới nhất FCS-3 có thể dẫn bắn rất nhiều tên lửa khác nhau.
Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame hợp với tàu khu trục phòng không trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lớp Kongo hoặc Atago sẽ hợp thành lực lược tác chiến hạm đội chủ lực, bảo vệ các soái hạm là tàu đổ bộ trực thăng của hải quân Nhật. Sự xuất hiện của những bộ đôi này đã giúp Nhật chuyển đổi từ mô hình biên chế “Hạm đội 8×8″ sang mô hình “hạm đội 10×9″, nâng cao rất mạnh năng lực tác chiến của 4 hạm đội Nhật.
Theo ANTD
Hàn Quốc sợ Nhật Bản đưa quân ra nước ngoài
Hàn Quốc đang lo sợ việc Mỹ đồng ý với việc Nhật Bản sửa đối hiến pháp và có thể đưa quân đi tác chiến ở nước ngoài.
Ngày 30/10, một quan chức cao cấp trong chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu Mỹ "nhìn nhận" chủ quyền của Hàn Quốc trước khi nhất trí cho Nhật Bản triển khai lực lượng quân sự của mình ra nước ngoài.
Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc phản ứng trực tiếp với Mỹ về vấn đề Nhật Bản đang tìm cách hợp thức hóa cái gọi là "tự vệ tập thể", cho phép quân đội Nhật Bản chiến đấu ở nước ngoài nếu một đồng minh bị đe dọa. Điều này có thể dẫn tới khả năng Nhật Bản sẽ triển khai quân ở bán đảo Triều Tiên nhằm hỗ trợ cho lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc khi có tình huống khẩn cấp.
Quân đội Nhật Bản có thể sẽ được triển khai đến Hàn Quốc trong tình huống khẩn cấp
Từ lâu, người dân Hàn Quốc đã có một thái độ hoài nghi thâm căn cố đế đối với lực lượng quân sự của Nhật Bản sau khi quân Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến khi Thế chiến 2 kết thúc.
Hiện chính phủ của Thủ tướng Abe đang tìm cách thay đổi hiến pháp Nhật Bản nhằm cho phép quân đội nước này được thực hiện các nhiệm vụ tác chiến ở nước ngoài, và động thái này đã nhận được sự ủng hộ của Mỹ, Úc, Anh nhằm chống lại ảnh hưởng quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực.
Tuy nhiên Hàn Quốc cho rằng việc Nhật Bản thay đổi hiến pháp theo chiều hướng này sẽ tạo ra tác động lớn đến an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Một cuộc chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tạo ra bầu không khí Chiến tranh Lạnh mới trong khu vực, và quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật có khả năng sẽ áp đảo quan hệ Mỹ-Hàn. Lúc đó, Hàn Quốc sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, bởi họ phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ về mặt an ninh và vào Trung Quốc về mặt kinh tế.
Trong khi đó, vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trên nhóm đảo Dokdo vẫn chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều. Bởi vậy, những động thái nhằm khẳng định quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản đều khiến Hàn Quốc không ngớt lo lắng.
Hiện nay, trong nội bộ chính phủ Hàn Quốc đang có ý kiến cho rằng Hàn Quốc nên ngầm thừa nhận quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thay vì ra mặt phản đối, Hàn Quốc nên thuyết phục Mỹ rằng việc để cho quân đội Nhật Bản chiến đấu ở nước ngoài có thể hủy hoại toàn bộ chiến lược của Mỹ ở châu Á vì nước này không nhận được sự hậu thuẫn nào trong khu vực.
Đây là thời điểm nhạy cảm trong quan hệ an ninh ở khu vực Đông Bắc Á, và việc biến cuộc khủng hoảng này thành cơ hội để tăng cường vai trò địa chính trị của mình trong khu vực phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và kỹ năng ngoại giao của mỗi nước.
Theo Chosun
Nga diễn tập quy mô lớn với tên lửa S-300 Ngày 23-10, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga sẽ tổ chức một cuộc diễn tập với sự tham gia của các hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit tại Quân khu Phương Nam. Hệ thống phòng không tiên tiến S-300 của Nga Theo phát ngôn viên Igor Gorbul, cuộc diễn tập kéo...