Khám phá cao nguyên đá Hà Giang
Đèo nối đèo, mây đuổi mây, núi liền núi, đá chồng đá, vực thẳm nuốt vực thẳm, thung lũng ôm thung lũng, cảnh vật Hà Giang sẽ đem lại cho du khách những cảm giác “không nơi nào có được”.
Trung tâm xã Lũng Cú nhìn từ cột cờ Lũng Cú – Ảnh: C.X.HƯNG |
6g sáng, chiếc xe khách tuyến Hà Giang – Đồng Văn lăn bánh, đưa chúng tôi vào cuộc hành trình đầy thú vị, khám phá một trong những cao nguyên đẹp nhất VN: cao nguyên Đồng Văn.
Cuộc chinh phục cao nguyên Đồng Văn quả là gian khổ đối với những chiếc xe, nhưng lại thật tuyệt vời cho bao du khách. Không lâu sau khi rời thành phố Hà Giang, chiếc xe lần lượt phải “bò” lên những con đèo vừa dốc, vừa cao, vừa dài như đèo Pac Sum, Cổng trời Quản Bạ, đèo Na Khê…, trong đó Cổng trời Quản Bạ là ngoạn mục nhất. Đường lên Cổng trời nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, vô vàn khúc cua, nhất là những khúc cua tay áo. Theo chiếc xe, hành khách phải lắc lư bên này, nghiêng ngả bên kia, tựa vào người bên trái, nép vào người bên phải hết sức thân tình. Giữa lưng chừng đèo nhìn xuống, những ngôi nhà bên sườn núi, những thửa ruộng bậc thang, cả những con đường quanh co: tất cả như nhỏ lại, xinh xắn và đáng yêu biết bao.
Lên gần đỉnh đèo, không khí và cảnh vật lập tức thay đổi hẳn: mây mù xuất hiện và trời se lạnh. Từng đám mây mù như ôm lấy những đỉnh núi, con đèo và lùa vào cả trong xe. Vượt qua Cổng trời, thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) xinh đẹp hiện ra như một bức tranh đầy dư vị: nhiều quả núi nhỏ mọc lên giữa những thửa ruộng bậc thang, trong đó có hai quả núi nằm gần nhau mà người dân địa phương gọi là núi Đôi, chẳng khác nào những câu chuyện cổ tích đang được kể bằng hình ảnh vậy.
5g sáng, trong khi cả thị trấn Đồng Văn còn chìm trong sương sớm, nhà nhà kín cửa, người người ngủ say, thì dưới đường phố kia lại nhộn nhịp người từ các ngả đổ về. Họ là những bà con đồng bào dân tộc Mông và một vài dân tộc thiểu số khác từ những bản làng xa xôi về đây đi chợ phiên vào ngày chủ nhật hằng tuần. Từng tốp người đủ mọi lứa tuổi, mọi giới từ trẻ con, thanh thiếu niên, trung niên, cho đến các cụ già chỉ còn ít chiếc răng, với những bước chân thoăn thoắt hướng về chợ huyện Đồng Văn. Ai ai cũng diện những bộ trang phục đẹp nhất, sặc sỡ nhất, đặc biệt là thanh niên nam nữ.
Video đang HOT
Không xa thị trấn Đồng Văn là mấy, chỉ hơn 20km, chợ huyện Mèo Vạc còn nhộn nhịp hơn chợ huyện Đồng Văn. Xuống khỏi đèo Mã Pí Lèng, một con đèo rất hùng vĩ với dốc cao vực sâu, núi non trùng điệp, phong cảnh ngoạn mục, đã thấy bà con dân tộc từ các bản làng hẻo lánh vẫn nườm nượp “xuống núi”. Người dắt chú bò, kẻ lùa con trâu, người kè chú lợn, kẻ dẫn con dê, người bồng chú chó, kẻ kẹp con gà: tất cả đều phơi phới trên khuôn mặt và háo hức dưới bước chân.
Chiêm ngưỡng và khám phá cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)
Thâm trầm, tráng lệ như gợi nhớ về một thời hoàng kim, phố cổ Đồng Văn, Hà Giang nằm im lìm trong sương sớm của vùng cao nguyên đá đầy cuốn hút nơi miền biên ải, địa đầu Tổ quốc.
Ngược lên cổng trời Quản Bạ, theo con đường Yên Minh - Mậu Duệ, qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, đi trên những cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn như những dải lụa lên cao nguyên đá, đến phố cổ Đồng Văn - Hà Giang du khách sẽ được khám phá những bất ngờ...
Phố cổ trên cao nguyên đá
Phố cổ Đồng Văn hình thành và được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Thời gian đầu khi mới hình thành, cư dân ở khu phố này chủ yếu là người Tày và người Hoa. Đến thập niên 40, 50 có thêm người Kinh, người Dao, Nùng chuyển đến cư ngụ.
Khu phố cổ gồm khu chợ và hai xóm Quyết Tiến, Đồng Tâm với khoảng 40 hộ dân và 18 ngôi nhà cổ được xây dựng cách đây ngót 100 năm. Nếu so sánh với phố cổ Hội An, Hà Nội, làng cổ Đường Lâm thì phố cổ Đồng Văn không phải là cổ nhất, về quy mô cũng không lớn nhưng có những sắc thái riêng biệt, độc đáo của cư dân vùng cao nguyên đá biên cương Tổ quốc duy nhất ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc độc đáo này được tạo nên từ những phiến đá tạc, đẽo công phu.
Đối diện khu chợ là dãy nhà dân san sát, nối tiếp nhau hợp thành một quần thể khu phố sầm uất hiện hữu giữa đất trời cao nguyên. Hầu hết các công trình nhà ở được trình tường hai tầng, lợp ngói âm dương. Nhìn tổng thể, phong cách kiến trúc của phố cổ Đồng Văn có sự giao thoa giữa kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc).
Khu phố cổ thuộc xã Đồng Văn, xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó tách nhập vào châu Bảo Lạc do một thổ ty người Tày họ Nông cai quản như một lãnh địa riêng.
Khu vực xã Đồng Văn hiện nay là nơi cư trú lâu đời của các dân tộc Kinh, Tày, Mông, Hoa, Lô Lô, Giáy... chủ yếu do các thổ ty họ Lương và họ Nguyễn (người Tày) cai quản.
Năm 1887, khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Giang lập ra bộ máy thống trị từ tỉnh đến các châu, tổng, xã, thực hiện chính sách chia để trị. Đồng Văn được chia ra làm 4 khu vực cho các thổ ty nắm giữ. Vùng đất của xã Đồng Văn hiện nay chủ yếu do thổ ty Nguyễn Chánh Quay cai quản. Phố cổ Đồng Văn được hình thành từ thời bấy giờ.
Khu chợ Đồng Văn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc. Đến phiên chợ, các thiếu nữ Mông, Pu Péo, Lô Lô xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc từ các bản làng xa xuống chơi chợ và mua sắm, gặp gỡ, trao đổi hàng hóa lung linh những sắc màu thổ cẩm. Đồng bào ăn bát thắng cố, uống rượu ngô, cùng trò chuyện đã tạo cho khu chợ có nét văn hóa đặc sắc.
Khu chợ có lối kiến trúc Việt - Hoa có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên. Những dãy cột đá ba, bốn người ôm được đục đẽo rất đẹp. Khu chợ bề thế, vững chãi giữa lòng chảo thung lũng cao nguyên như một nét chấm phá đầy ấn tượng. Công trình chợ Đồng Văn với kết cấu hình chữ U tráng lệ, thâm trầm lối kiến trúc trên đá được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1925 - 1928.
Cổ và đẹp nhất ở phố cổ Đồng Văn hiện nay là nhà của bà Tân đang cư trú ở thôn Quyết Tiến (xã Đồng Văn). Chính dòng họ Lương người Tày, đứng đầu là thổ ty Lương Trung Nhân nức tiếng một thời đã đứng ra thuê thợ từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) về thiết kế ngôi nhà này năm 1890. Dù bị xuống cấp rất nhiều ở phần tường hậu, nhưng vẻ mềm mại, cổ kính của nó thì vẫn còn nguyên.
Đèn lồng phố cổ
Từ khi UBND huyện Đồng Văn có văn bản quyết định tổ chức đêm phố cổ Đồng Văn hằng tháng và cấp cho chủ mỗi ngôi nhà cổ vài chiếc đèn lồng đỏ treo để thắp trước nhà, ngôi nhà của thổ ty Lương Trung Nhân (bà Tân đang sử dụng) lại có thêm một vẻ đẹp mới.
Cách biệt thự trình đất và nhà gồm nhiều viên đá tảng của Lương Trung Nhân không xa là biệt phủ của thổ ty người Tày Nguyễn Đình Cương (1865-1928) và dòng họ Nguyễn. Ông đã sang tận Tứ Xuyên mời một đoàn thợ về xây một tòa nhà lớn vào năm 1920.
Sau này, dinh thự ấy cũng được con trai thổ ty tên là Nguyễn Chánh Quay sử dụng, rồi về sau bán cho Nhà nước vào năm 1958. Tiếp đó, toà biệt thự cổ trở thành Trường cấp 1 xã Đồng Văn (1960-1978), rồi làm trụ sở UBND xã (1979-1984).
Ngôi nhà xây năm 1925, do một chức sắc địa phương là Tạ Hổ Thần cai quản trong nhiều thập kỷ, hiện nay bà Phạm Thị Thư đang sử dụng và còn rất nhiều ngôi nhà cổ ở Đồng Văn hiện nay đang được đem ra phục vụ du lịch.
Riêng khu nhà cổ cũng được người dân địa phương xây dựng trong khoảng thời gian từ 1923 - 1940 đã tạo nên khu phố cổ Đồng Văn như diện mạo hiện nay.
Độc đáo Bãi đá Mặt trăng trên cao nguyên đá Hà Giang Không gian của đá, với màu sắc và hình khối độc lạ của những địa hình núi đá vôi, tạo nên nét đặc biệt của những bãi đá mà người ta gọi là Bãi đá Mặt trăng trên cao nguyên đá Hà Giang. Là một trong những cung đường cho người đam mê du lịch, trải nghiệm khám phá những cung đường thử...