Khám phá Cao Bằng từ những câu chuyện
Để có một hành trình du lịch hấp dẫn và ấn tượng cho du khách, các hướng dẫn viên, thuyết minh viên khéo léo lồng ghép những câu chuyện văn hóa, lịch sử thú vị gắn với mỗi địa điểm du lịch.
Qua những câu chuyện, góp phần quan trọng trong việc níu chân du khách khám phá và tìm hiểu về Cao Bằng lâu hơn.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị. Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, Cao Bằng ngày càng thể hiện sức hút với nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Không chỉ thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ và nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, nơi đây còn lưu truyền những câu chuyện lịch sử hào hùng và những chuyện dân gian truyền thuyết đầy thú vị, ly kỳ là những tín ngưỡng tâm linh, niềm tin vào thế giới quan của các tộc người bản địa. Những câu chuyện gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên và bản chất đôn hậu, thật thà, chất phác của người dân nơi đây có sức hút lớn với khách du lịch.
Bạn Nông Minh Nghĩa, hướng dẫn viên du lịch cho biết: Để tạo sự khác biệt và tăng tính hấp dẫn cho cuộc hành trình, tôi thường sưu tầm những câu chuyện dân gian thú vị và những câu chuyện lịch sử dân tộc mang đến cái nhìn khác cho du khách về mảnh đất và con người nơi đây. Ngoài những câu chuyện quen thuộc, ở mỗi điểm dừng chân luôn có những câu chuyện nhỏ tạo bất ngờ cho du khách.
Mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, thác Bản Giốc chính là niềm tự hào của người dân Cao Bằng. Đến thác Bản Giốc, du khách được nghe câu chuyện tình yêu lứa đôi đẹp, có cái kết đầy cảm động. Tương truyền rằng, xưa kia có người con gái miền sơn cước vì người mình yêu mà liều mình trốn cung tiến vua. Đôi nam thanh, nữ tú khi trốn thoát tìm về quê nhà liền cùng chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Đúng lúc đó, trời đổ cơn mưa lớn, nước dâng cao. Khi trời tạnh, kỳ lạ thay, người ta thấy hai ngọn thác lớn nước đổ trắng xóa, còn dưới chân thác là mặt sông hiền hòa phẳng lặng như không vương một chút bụi trần. Từ đó người dân gọi nơi đây là thác Bản Giốc để tưởng nhớ về tình yêu lứa đôi đẹp.
Những câu chuyện gắn với điểm đến du lịch sẽ giúp giữ chân du khách lâu hơn.
Video đang HOT
Trên hành trình khám phá tuyến du lịch miền Đông, du khách sẽ đến thăm hồ Thang Hen non xanh nước biếc gắn liền với câu chuyện chàng Sung; qua đèo Mã Phục nghe câu chuyện về người anh hùng người dân tộc Tày Nùng Chí Cao… Ngoài những câu chuyện dân gian, truyền thuyết, du khách được khám phá du lịch qua những câu chuyện lịch sử hào hùng khi đến thăm núi Các Mác, suối Lê-nin gắn liền với quãng thời gian Bác Hồ hoạt động bí mật ở Cao Bằng thời kỳ tiền khởi nghĩa; thăm Khu di tích mộ Anh hùng Liệt sĩ Kim Đồng nghe kể về người đội trưởng Đội Nhi đồng cứu quốc đầu tiên của Việt Nam (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay); đến thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo – nơi ra đời Quân đội nhân dân Việt Nam; di tích núi Báo Đông – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận đánh đồn Đông Khê, Chiến dịch Biên giới 1950…
Bạn Vi Thị Thu Hà, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (Điện Biên) cho biết: Cao Bằng không chỉ gây ấn tượng cho tôi bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn cuốn hút bởi những câu chuyện về lịch sử và con người. Đến đây và nghe những câu chuyện đó tôi càng thêm yêu mến và tự hào về đất nước, dân tộc mình.
Những câu chuyện, truyền thuyết văn hóa, lịch sử gắn với mỗi điểm đến giúp du lịch Cao Bằng trở nên khác biệt trong mắt du khách. Hành trình khám phá du lịch của du khách sẽ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Trên thực tế mỗi điểm du lịch đều có những câu chuyện lịch sử văn hóa hấp dẫn riêng. Để truyền tải một cách trọn vẹn, ý nghĩa về câu chuyện ở mỗi điểm đến, mỗi hướng dẫn viên, thuyết minh viên sắp xếp lịch trình khéo léo, không ngừng trau dồi kiến thức để mỗi câu chuyện truyền tải tới du khách sẽ thật hấp dẫn, sinh động.
Cô giáo tiểu học 'phượt' hơn 1000km khám phá Cao Bằng
Ở chuyến 'phượt' xe máy thứ hai trong đời, cô giáo Ngọc Lan, đến từ Hà Nội, đã có hành trình 3 ngày đến Cao Bằng, với hơn 1000km đi về cùng nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Chị Nguyễn Ngọc Lan, giáo viên tiểu học tại Hà Nội, mới đi phượt được gần 2 năm trở lại đây. Trước chuyến đi Cao Bằng, chị từng khám phá Hà Giang bằng xe máy và leo một số đỉnh núi tại Tây Bắc.
Chị Lan tốn khoảng 3-4 tháng để lái xe côn tay thành thạo. Ảnh: NVCC
Chị Lan cho biết đã tốn khoảng 3-4 tháng để lái xe côn tay thành thạo, tự tin đổ đèo. Trong lần đầu phượt xe máy đi Hà Giang, cô giáo Hà Nội lúc đầu còn sợ những khúc cua tay áo, nhưng sau đó lại "mê mẩn".
Chị Lan chia sẻ "choáng ngợp" trước cảnh sắc thiên nhiên ở Hà Giang và Cao Bằng; nhưng chuyến Cao Bằng đặc biệt hơn, vì đây là chuyến đi dài hơn và là lần đầu tiên chị thử sức ở vai trò "tài xế".
Trong chuyến Cao Bằng này, chị Lan đi cùng một người bạn, thay phiên nhau lái. Chị xem việc "mạnh dạn dấn thân cầm lái là một lời hẹn ước với tuổi trẻ" mà mình cần thực hiện.
Hành trang của chị Lan gọn nhẹ với chỉ một ba lô, gồm những vật dụng cá nhân thiết yếu. Để rong ruổi trên một chặng đường dài và nhiều thử thách, chị chọn thuê một chiếc Honda XR150.
Đèo 14 tầng đầy thử thách. Ảnh: NVCC
Ngày đầu tiên, chị Lan xuất phát từ Hà Nội, đi theo hướng Thái Nguyên để đến Cao Bằng, rồi nghỉ đêm bằng hình thức cắm trại ở núi Mắt Thần (hay còn gọi là núi Thủng). Đây là điểm check-in độc đáo, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km, nằm giữa một thung lũng rộng lớn và yên bình.
Ngày thứ hai, đôi bạn ghé thăm thác Bản Giốc, suối Lenin, làng đá cổ Khuổi Ky và chinh phục đèo 14 tầng (đèo Mẻ Pja) nổi tiếng. Chặng đường lên và xuống con đèo dài hơn 2km này cũng khiến chị "toát mồ hôi hột, tay chân cứng ngắc". Ngày cuối cùng, họ trở về Hà Nội theo hướng từ Lạng Sơn. Sau 3 ngày, họ đã đi qua 1001km.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của chị Lan trong chuyến đi là lúc buổi chiều từ đèo 14 tầng về Cao Bằng. Họ bắt gặp một nhóm các bạn sinh viên cũng đang trên đường phượt và nhập hội.
"Bọn mình chọn lối xuống đầy đá dăm, không đèn điện, mất sóng điện thoại, đi theo cảm tính và chỉ dẫn của dân bản địa. Cũng may lúc đó anh chị em có nhau, dìu nhau đi qua đêm mưa gió. Thực sự đến giờ mình vẫn không thể quên. Cả nhóm cứ liên tục nhắc nhau là sắp về đến nơi rồi", chị Lan kể.
Rủi ro tiềm ẩn là vậy nhưng chị Lan vẫn đang ấp ủ một chuyến xuyên Việt trong tương lai gần. Chị chưa có kế hoạch cụ thể nhưng sẽ nuôi giấc mơ và tin sẽ có một ngày điều đó trở thành sự thực.
Rừng trúc xanh mướt ở Cao Bằng đẹp quên cả lối về Về Cao Bằng, đắm chìm trong rừng trúc Nguyên Bình trùng điệp, xanh mướt sẽ là trải nghiệm cực kỳ thú vị với du khách thích khám phá thiên nhiên. Rừng trúc Nguyên Bình là một trong các địa điểm nổi tiếng rất được yêu thích tại tỉnh Cao Bằng. Nhờ khung cảnh và vẻ đẹp nơi đây giống với bối cảnh các...