Khám phá Cao Bằng: Ngất ngây núi Thủng ‘độc nhất vô nhị’
Công viên địa chất non nước Cao Bằng ‘, mảnh đất nơi biên cương của Tổ quốc đẹp như một bức tranh với núi Thủng ‘độc nhất vô nhị’ khiến người ta mê đắm, dòng Quây Sơn và thác Nà Pheo níu giữ chân người…
Bức tranh sơn thủy (đã được UNESCO công nhận ngày 12.4.2018) là tập hợp hàng nghìn tiểu cảnh mang những nét đẹp riêng quyến rũ, ấn tượng. Tôi đã lang thang qua nhiều vùng đất ở Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh… để thưởng núi, ngắm sông, mãi không thấy chán.
Núi Thủng “độc nhất vô nhị”
Tôi tới thành phố Cao Bằng vào buổi chiều xuân lành lạnh. Ngủ lại một đêm trên căn gác nhà nghỉ trông ra dòng sông Bằng hiền hòa. Qua chiếc cầu Bằng Giang, tạm biện thành phố xinh đẹp, tôi nhằm hướng Quốc lộ 3 để thẳng tiến về phía Bắc.
Sau quãng đường gần 20km thênh thang, tôi đến bên dưới chân đèo mang Mã Phục. Đèo Mã Phục trên Quốc lộ 3 dài gần 4km ở độ cao khoảng 1.000m so với mực nước biển. Từ chân lên đến đỉnh, chiếc xe của tôi phải bò qua 7 khúc cua tay áo.
X óm Bản Danh – nơi có Núi Thủng |
Đèo Mã Phục như trường thành án ngữ cung đường độc đạo lên các huyện miền núi: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang. Trên đỉnh đèo có hẳn một khu chợ họp vào buổi sáng các ngày 3, 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch mỗi tháng. Trong các chợ phiên, bà con đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng… sẽ mang nông sản, vải vóc, nhu yếu phẩm… tới để mua bán, trao đổi.
Theo mấy lời kể hấp dẫn của người bán quán trên đỉnh đèo Mã Phục, tôi quyết định rẽ vào tỉnh lộ 205 để thăm thú Núi Thủng (tên theo tiếng Tày là Phja Piót) cùng Hồ Nậm Trá. Nằm tại xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, Trà Lĩnh, Núi Thủng (người địa phương gọi là Mắt Thần Núi) là một kiệt tác được tạo nên trong quá trình kiến tạo địa chất diễn ra hàng chục triệu năm trước. Đứng bên lòng hồ Nậm Trá xanh biếc, tôi ngỡ ngàng, sững sờ khi lần đầu tiên nhìn thấy một khối núi đặc biệt đến thế.
Núi Thủng bên hồ Nậm Trá |
Núi Thủng cao khoảng 100m so với mặt hồ, như một khối hình tháp xanh khổng lồ nằm độc lập giữa lòng thung lũng. Giữa lưng chừng là lỗ thủng cực lớn xuyên qua lòng núi, với đường kính chỗ rộng nhất lên tới khoảng 35m. Đây có thể xem như một nét độc đáo, cực kỳ hiếm trong hệ thống núi đá vôi tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Dưới chân núi là một vùng thung lũng rộng lớn cũng đặc biệt không kém. Mùa khô từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (âm lịch), toàn bộ thung lũng là một thảm cỏ xanh biếc, nơi những đàn trâu ngựa nhởn nhơ gặm cỏ, còn mọi người có thể cắm trại, đi picnic bằng xe đạp… Đến mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8, nơi đây biến thành hồ nước trong xanh rộng đến 15ha.
Hiện đang vào mùa mưa, hồ Nậm Trá trong xanh hiện ra trước mắt lữ khách, soi bóng núi, bóng mây. Một vài chiếc thuyền tre, nứa của ngư dân đang lặng lẽ trôi trên hồ thả lưới đánh cá.
Video đang HOT
Mê đắm thác Nà Pheo, sông Quây Sơn
Từ thị trấn Quảng Uyên trên tỉnh lộ 207, tôi đi theo chỉ dẫn của người dân bên đường đến xã Độc Lập để tới thác Nà Pheo. Thác Nà Pheo được hình thành từ dòng chảy trên khe đá lưng chừng núi đổ xuống tạo thành nhiều tầng nước. Mỗi một tầng nước đổ, dòng thác lại tạo thành một vũng nước trong vắt, có thể nhìn thấy tận đáy.
Những bụi rêu, cỏ xanh biếc trên gò đất, gò núi xen lẫn với các dòng thác trắng xóa tạo ra một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Vũng nước chỗ sâu chỉ ngập đến bụng, nên vô cùng lý tưởng để mọi người ngâm mình thư giãn, chẳng khác nào những bồn spa thiên nhiên tuyệt vời.
Giữa các tầng nước ở đây còn có những vòm hang khiến người hiếu kỳ phải mò vào để tận hưởng cảm giác mát mẻ và nhìn ra dòng nước đang đổ xuống không ngừng.
Ngư dân đi thuyền thả lưới đánh cá trên hồ |
Những vũng nước trong xanh được tạo từ dòng thác |
Tới Đàm Thủy (H.Trùng Khánh), tôi ngược lên phía thượng nguồn sông Quây Sơn ở xã Ngọc Côn. Lang thang theo chiều dài 49km của dòng sông Quây Sơn chảy trên đất Việt, tôi được trải nghiệm và khám phá ra nhiều vẻ đẹp bất tận.
Ở xã Phong Nậm, nhánh thứ hai của sông Quây Sơn chảy hiền hòa uốn mình qua vùng bằng phẳng với những thửa ruộng xanh tốt, xa xa là núi non trùng điệp. Ngoài việc tạo vẻ đẹp cho bức tranh phong cảnh, sông còn cung cấp nước tưới cho cánh đồng lúa phì nhiêu đôi bờ.
Thác Nà Pheo mượt mà tuôn chảy |
Một vẻ đẹp rất riêng của Quây Sơn là đôi bờ có rất nhiều khóm tre, vầu. Xuôi dòng từ xã Ngọc Côn, Phong Nậm, Ngọc Khê, Đình Phong, Chí Viễn (H.Trùng Khánh), đâu đâu chúng tôi cũng thấy những khóm tre, vầu xanh tươi. Tre, vầu mọc tự nhiên ở bờ Quây Sơn từ bao đời trở thành hàng lũy vững chắc chống xói mòn.
Những bức ảnh về sông, thác, núi nơi đây xứng đáng để chúng ta làm mẫu tranh sơn thủy hữu tình treo trang trí.
Cảnh đẹp mê hồn bên dòng Quây Sơn |
Vẻ đẹp thượng nguồn sông Quây Sơn ở xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh |
Hành trình 3N2Đ chinh phục Cao Bằng hoang sơ của chàng trai mang nón lá vi vu khắp thế gian
Chàng trai TinTin Advs với chiếc nón lá quen thuộc đã có một chuyến đi khám phá vùng biên cương Tổ quốc 3N2Đ với chi phí chưa tới 2 triệu đồng.
Hội "mê xê dịch" chắc chắn cũng đã từng nghe đến cái tên TinTin - chàng travel blogger có ước mơ chinh phục mọi vùng đất, đã mang chiếc nón lá "vi vu" 8 quốc gia. Vì vậy, người ta còn gọi TinTin (tên thật là Tiến) với cái tên là "anh chàng nón lá".
Và lần này, chàng travel blogger chẳng đi đâu xa xôi mà chọn khám phá chính vùng đất quê hương, mảnh đất chữ S với một chuyến đi lên Cao Bằng. Trải nghiệm của anh chàng không phải là những chuyến nghỉ dưỡng, những tấm hình "sống ảo" mà thực sự là trải nghiệm những điều hoang sơ nhất.
Anh chàng chia sẻ mình là 1 người đặc biệt yêu những con thác và đã chinh phục hầu hết các con thác lớn và hùng vĩ bậc nhất Việt Nam như: Pongour ở Đức Trọng - Lâm Đồng (lớn thứ 2 Việt Nam), thác K50 ở Gia Lai (hiểm trở và đáng chinh phục nhất), thác Yangly - Khánh Hoà, thác Đỗ Quyên - Huế (cao hơn 100m). Vì vậy, thác Bản Giốc - con thác lớn nhất Việt Nam của Cao Bàng là 1 trong những địa danh được anh đưa vào danh sách mơ ước lâu nay. Hãy cùng khám phá chuyến hành trình thú vị của TinTin nhé!
Di chuyển
- Thủ đô HN cách thành phố Cao Bằng tầm 290km và quãng đường đi chuyển tầm 6 tiếng đồng hồ. Tớ đặt xe giường nằm Limousine của nhà xe Thanh Ly giá vé 220.000/vé - giường phòng.
Sdt: 0944.266.266
Chuyến muộn nhất và hợp lý nhất là 9:30pm - đến bến 4am. Xe mới đẹp, chăn ấm, có sạc điện thoại và cho khách ngủ thêm 2-3h khi đến bến xe (vì đến tầm 4-5h sáng).
Lịch trình
Ngày 1:
- 7am mình rời bến xe thuê xe máy ở xe Phương Hải với giá 150k/ngày/ xe số, cần số điện thoại các bạn cứ hỏi chị Google. Sau đó mình đi ăn sáng ở quán phở trong thành phố và uống cà phê ở quán được đánh giá ổn nhất thành phố Cao Bằng - cafe Tộc. Quán trang trí khá xinh xắn và chất lượng nước ổn.
- Tầm 12h, mình bắt đầu chạy lên huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng tầm 86km. Dọc đường cảnh quan rất đẹp, mộc mạc và bình dị. Mình đến homestay Quang Thuận nhận phòng, homestay này cách thác Bản Giốc 2km và động Ngườm Ngao 1km, nằm giữa làng đá cổ hơn mấy trăm năm nên nhà kiểu truyền thống rất xinh. Anh chị chủ nhà rất vui tính và nhiệt tình.
Một homestay vô cùng thân thiện và đồ ăn ngon nữa
Phòng có giá 180k/phòng đơn, phòng tập thể 100k/ng. Ăn tối tầm 100 - 150k/ng (tuỳ món gọi). Ăn trưa 80k/ng
Có thể nói homestay này là điểm nhấn sáng nhất của chuyến đi, là trải nghiệm tuyệt nhất vì các món anh chị nấu rất ngon (tất cả nguyên vật liệu như rau, gà, vịt là từ vườn nhà) và cách cư xử, đối đãi khách của anh chị. Đây là 1 nơi bạn nên ở nhất ở Trùng Khánh - Cao Bằng.
Sdt: 0375814059 (Chị Mac Khon)
Ngày 2:
- 7h sáng anh chị đã chuẩn bị cà phê và ăn sáng rồi gọi mình dậy. Anh xào mì rau ngon tuyệt vời.
- 10h anh dẫn mình đi theo đường người bản địa khám phá thác Bản Giốc ở tầng thác 2 - 3, tầng này không có khách du lịch mà chỉ có người địa phương câu cá. Sau đó leo xuống tầng nhất mà các bạn hay thấy. Thác Bản Giốc vô cùng hùng vĩ và xinh đẹp.
Trong chuyến đi này, anh chàng không quên mang theo chiếc nón lá quen thuộc
Nơi đây đẹp tựa chốn tiên cảnh
- 1:30pm thì về lại nhà, chị đã dọn cơm. Ăn cùng gia đình rồi nghỉ ngơi tới 3h chiều thì anh dẫn khám phá động Ngườm Ngao với hơn 2km tối tăm không dành cho khách du lịch, đi bộ tầm 6-7km.
Động Ngườm Ngao tối tăm nên ít khách du lịch biết đến
Sau 1 ngày dài trải nghiệm, anh chị chuẩn bị bữa cơm ngon lành, nóng và rượu người đồng bào hết chê đâu được. Ấm áp lắm.
Gà nướng anh chị chủ homestay làm siêu ngon
Ngày 3:
- Sáng thức dậy ăn cơm lam do anh chị và Bà ngoại làm cả đêm hôm qua. 10h ra chợ quê mua quà và lấy cái áo ấm tặng cho cháu nhỏ con anh chị.
- Chạy về lại Tp Cao Bằng - ăn uống - check in - cà phê và lên xe về HN lúc 9:30pm. Các bạn có thể ghé núi Mắt Thần cùng cung đường lên Bản Giốc, khám phá suối Lê Nin, hang Pác Pó nhé.
Cao Bằng còn rất nhiều địa điểm thú vị để khám phá
Một chuyến đi vô cùng mãn nguyện với anh chàng Tin Tin
Tổng chi phi phí chuyến đi chỉ tầm 2 tr iệu và 1 trải nghiệm rất lý thú - hạnh phúc. Mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi của anh chàng Tin Tin, hội "mê đi" đã nắm được lịch trình cho chuyến phượt về với Cao Bằng hoang sơ - nơi biên cương Tổ quốc xinh đẹp!
Làng đá cổ Nà Vị - Nét kiến trúc độc đáo ở Cao Bằng Miền Non nước Cao Bằng có một ngôi làng ẩn chứa vẻ đẹp vượt thời gian với lối kiến trúc độc đáo - làng đá cổ Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và kiến trúc cổ truyền của dân tộc Tày. Theo ông...