Khám phá cách tiêm kích F-15C “quan hệ” với F-22
Với hệ thống Talon HATE, F-15 cũng như các dòng F-16, F/A-18 có thể liên kết dữ liệu với tiêm kích tàng hình F-22.
Theo tạp chí quân sự Jane’s, Không quân Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm pod Talon HATE trên những chiếc tiêm kích F-15C của nước này. Hệ thống này hứa hẹn sẽ giúp Không quân Mỹ giải quyết vấn đề hợp đồng tác chiến giữa các phi đội chiến đấu cơ thông thường với các phi đội tiêm kích tàng hình F-22.
Được phát triển bởi công ty bảo mật Phantom Works, Talon HATE được xem là một giải pháp hiệu quả dành cho Không quân Mỹ hiện tại nhằm giải quyết vấn đề chia sẻ dữ liệu giữa các phi đội máy bay chiến đấu của nước này. Bên cạnh đó hệ thống pod này cũng được trang bị cảm biến hồng ngoại hỗ trợ tìm kiếm và theo dõi mục tiêu. Talon HATE được thấy lần đầu tiên tại căn cứ không quân Nellis nơi phi đội bay thử nghiệm 422 TES của Mỹ đóng quân.
Trên thực tế Tập đoàn Boeing xét duyệt thiết kế của Talon HATE từ tháng 9/2014, nhưng khi đó thông tin về hệ thống pod này vẫn chưa được Không quân Mỹ công bố. Trong suốt thời gian sau đó Talon HATE được thử nghiệm trên nhiều dòng máy bay khác nhau của Không quân Mỹ E-11A, EQ-4, và WB-57 hoạt động như một hệ thống chia sẻ và chuyển tiếp dữ liệu giữa các máy bay với nhau.
Một trong những hạn chế của F-22 hiện tại là nó không thể chia sẻ hay tiếp nhận bất cứ dữ liệu nào từ một chiến đấu cơ khác cũng của Không quân Mỹ. F-22 sử dụng một chuẩn liên kết dữ liệu riêng nhằm hạn chế nguy cơ bị phát hiện khi tác chiến và hệ thống này chỉ có thể hoạt động giữa những chiếc F-22 với nhau.
Về cơ bản F-22 vẫn có thể tiếp cận được với hệ thống thông tin liên lạc cấp chiến thuật Link-16 tiêu chuẩn được Mỹ và các nước Châu Âu sử dụng. Tuy nhiên nếu kết nối với Link-16 vị trí của F-22 chắc chắn sẽ bị lộ. Và Không Mỹ cần tới một thiết bị chuyển tiếp giúp phi đội F-22 có thể kết nối được với Link-16 nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật của mình và Talon HATE chính là câu trả lời.
Video đang HOT
Theo thiết kế một hệ thống pod chuyển tiếp Talon HATE sẽ được triển khai trên bất cứ chiến đấu cơ nào của Không quân Mỹ và nó sẽ đóng vai trò như một hệ thống chia sẻ dữ liệu giữa phi đội F-22 với phần còn lại của Link-16 được trang bị trên hầu hết các thiết bị quân sự của NATO.
Theo người đứng đầu chương trình phát triển Talon HATE, các thử nghiệm trong suốt thời gian qua đã chứng minh khả năng tương thích giữa hệ thống truyền dẫn dữ liệu IFDL trên F-22 với Link-16 trên F-15C
Cho tới khi được đưa vào trang bị chính thức Talon HATE chắc chắn còn phải trải qua nhiều đợt thử nghiệm nữa nhằm bảo vệ tối đa “quốc bảo” F-22 của nước Mỹ, không chỉ đối với F-22 trong tương lai F-35 nhiều khả năng cũng sẽ sử dụng hệ thống chuyển tiếp này cho các hoạt động tác chiến trên không.
Theo_Kiến Thức
Đội hình phi cơ hùng hậu của Không quân Mỹ
Không quân Mỹ đang vận hành 39 chủng loại máy bay, trong đó có những loại độc nhất vô nhị như máy bay ném bom tàng hình B-2, tiêm kích F-22 với sức mạnh hàng đầu thế giới.
F-22 Raptor là tiêm kích tàng hình tinh vi nhất của Không quân Mỹ. 187 chiếc F-22 đang hoạt động đưa Mỹ trở thành quốc gia có nhiều máy bay tàng hình nhất thế giới.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit là cỗ máy răn đe hạt nhân không có đối thủ tương tự trên thế giới. Spirit có thể mang theo 18 tấn bom trong khoang. Không quân Mỹ đang vận hành 21 phi cơ tàng hình B-2 đưa họ trở thành lực lượng có phi đội ném bom chiến lược tàng hình đông nhất thế giới.
B-1B Lancer - máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu âm. Lancer có thể mang theo 34 tấn bom thông thường, bom hạt nhân chiến thuật, bom thông minh và tên lửa các loại trong 3 khoang. 62 chiếc B-1B đang hoạt động trong Không quân Mỹ.
B-52 Stratofortress - máy bay ném bom chiến lược "không tuổi" của Không quân Mỹ. Được đưa vào vận hành từ năm 1955, B-52 đã lập kỷ lục 60 năm hoạt động liên tục vào năm 2015. Tính đến năm 2012, 85 chiếc đang hoạt động và 9 chiếc dự trữ. Không quân Mỹ dự kiến duy trì hoạt động B-52 đến năm 2040.
F-15 Eagle là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm chủ lực của Không quân Mỹ. F-15 có thể làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, trinh sát, tấn công mặt đất mạnh mẽ. 468 chiếc đang hoạt động gồm 2 phiên bản F-15 Eagle và F-15E Strike Eagle.
F-16 Fighting Falcon - tiêm kích có số lượng nhiều nhất trong Không quân Mỹ với 1017 chiếc đang hoạt động. Ban đầu, F-16 được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ không phận, về sau được nâng cấp thành tiêm kích đa nhiệm. Nhanh nhẹn, hiệu suất chiến đấu cao, chi phí thấp là những ưu điểm vượt trội của F-16.
A-10 Thunderbolt II (Warthog) - cường kích chủ lực của Không quân Mỹ với 291 chiếc đang hoạt động. A-10 nổi tiếng với khẩu pháo GAU-8 Avenger 7 nòng 30 mm có thể bắn thủng giáp xe tăng. Mỹ đang dự định cho A-10 ngưng hoạt động để thay thế bằng F-35 nhưng chưa được Quốc hội phê duyệt.
AC-130 Gunship là phiên bản cường kích được phát triển trên khung máy bay vận tải quân sự đa dụng C-130. Phi cơ được trang bị một pháo 105 mm và 40 mm đem lại khả năng chi viện hỏa lực mạnh mẽ.
Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3 Sentry. Máy bay có nhiệm vụ cung cấp thông tin tình báo, cảnh báo sớm các đối tượng trên không và điều khiển phi đội tác chiến. 30 chiếc Sentry đang hoạt động đưa Mỹ trở thành quốc gia có phi đội cảnh báo sớm hùng hậu nhất thế giới.
RC-135 Rivet Joint có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo trên phạm vi toàn cầu. Các thông tin gửi về từ RC-135 là cơ sở quan trọng để Lầu Năm Góc có những điều chỉnh chiến lược phù hợp.
E-4B là trung tâm điều hành trên không dành cho tổng thống, bộ trưởng quốc phòng và các quan chức cấp cao trong các tình huống khẩn cấp.
C-130 Hercules - phi cơ vận tải quân sự hạng trung đa dụng phổ biến nhất thế giới. Máy bay có thể hoạt động trên các đường băng giả chiến giúp vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị quân sự đến những vùng xa xôi. 561 chiếc C-130H/J đang hoạt động trong Không quân Mỹ.
C-17 Globemaster III- cầu hàng không chủ lực của Không quân Mỹ với 187 chiếc đang hoạt động. Phi cơ này có thể chở theo tới 77 tấn hàng hóa, trang thiết bị quân sự.
C-5 Galaxy - phi cơ vận tải quân sự lớn nhất của Không quân Mỹ. C-5 có thể chở theo 112,4 tấn hàng hóa. Đến năm 2017, Không quân Mỹ sẽ vận hành 52 máy bay C-5M Super Galaxy, phiên bản nâng cấp từ C-5.
CV-22 Osprey là phiên bản của MV-22 dùng cho Không quân Mỹ. Phi cơ này là một thiết kế lai độc đáo giữa trực thăng và máy bay cánh cố định. Động cơ có một khớp quay đặc biệt cho phép hướng cánh quạt lên trên khi cất, hạ cánh và hướng về phía trước khi hành trình.
Theo_Zing News
Việt Nam sẽ mua máy bay nào sau Su-30MK2? Để giành ưu thế trên không, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ tìm mua chiến đấu cơ có thế mạnh này. Vậy đâu sẽ là lựa chọn của Việt Nam? Sau khi nhận đủ 36 chiếc tiêm kích Su-30MK2, Không quân Việt Nam có ưu thế rất lớn trong nhiệm vụ giành ưu thế khi đánh biển, tuy nhiên khả năng không...