Khám phá các loại xe tăng Liên Xô dùng trong CTTG 2
Ngoài xe tăng T-34 nổi danh, Hồng quân Liên Xô còn sử dụng nhiều loại tăng hạng nhẹ, tăng hạng trung khác trong Chiến tranh Thế giới 2.
Ngoài xe tăng T-34 nổi danh, Hồng quân Liên Xô còn sử dụng nhiều loại tăng hạng nhẹ, tăng hạng trung khác trong Chiến tranh Thế giới 2.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng xe tăng góp phần quan trọng trong chiến thắng chung của Hồng quân Liên Xô trước quân đội phát xít. Khi nhắc tới các loại tăng trong CTTG 2, người ta có lẽ thường nhớ ngay tới xe tăng T-34 huyền thoại. Tuy nhiên, ngoài T-34, Hồng quân Liên Xô trong giai đoạn 1941-1945 còn sử dụng nhiều loại tăng khác. Hãy cùng tìm hiểu những gương mặt ít được nhắc tới này.
Xe tăng bộ binh hạng nhẹ T-26 được sản xuất từ đầu những năm 1930 dựa trên mẫu tăng Vickers của Anh. Khoảng 10.300 chiếc được sản xuất, tham gia nhiều trận đánh trong CTTG 2 như trận Moscow 1941-1942; trận Stalingrad, Caucasus 1942-1943; và tham gia đội hình tăng trong trận chiến với đạo quân Quan Đông của Nhật tháng 8/1945. T-26 nặng 9,6 tấn, giáp dày 6-15mm, trang bị pháo chống tăng 45mm 20K với 122 viên đạn.
Dòng tăng hạng nhẹ BT (gồm BT-2, BT-5 và BT-7) được sản xuất từ năm 1932-1941 với tổng cộng 7.000-8.000 chiếc. Các mẫu tăng này có trọng lượng từ 11-14 tấn, trang bị pháo chống tăng 37mm hoặc 45mm. Dòng tăng BT sử dụng trong hầu hết các cuộc chiến tranh giai đoạn những năm 1930 và hầu hết các trận chiến Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Xe tăng hạng trung T-28 do Liên Xô sản xuất từ năm 1932-1941 với tổng cộng 503 chiếc. Đây được xem là một trong những mẫu tăng hạng trung đầu tiên trên thế giới, và cũng là một trong những mẫu tăng đa tháp pháo số ít trên thế giới. T-28 có trọng lượng 28 tấn, bọc giáp dày 18-25mm, được trang bị 3 tháp pháo gồm: tháp pháo lớn gắn pháo 76,2mm và 2 tháp pháo nhỏ gắn súng 7,62mm. Khoảng 411 chiếc T-28 tham chiến chống lại quân phát xít Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, nhưng đa số chúng bị bắn hỏng hoặc hư hỏng. Cuối năm 1941, chỉ còn lại một số rất ít T-28 còn dùng trong Hồng quân.
Xe tăng đa tháp pháo hạng nặng T-35 được sản xuất từ 1933-1938 với tổng cộng 61 chiếc. Mẫu tăng có trọng lượng 45 tấn, bọc giáp dày 20-40mm, hỏa lực có một pháo 76,2mm, 2 pháo 45mm 20K và 5 súng máy 7,62mm. Từng được xem là biểu tượng sức mạnh của Hồng quân Liên Xô, nhưng tính cơ động không cao, cơ cấu máy không đáng tin cậy đã khiến cho gần như toàn bộ T-35 bị mất vào tháng 6/1941.
Xe tăng trinh sát T-60 được sản xuất trong giai đoạn 1941-1942 với tổng cộng 6.292 chiếc. T-60 nặng 5,8 tấn, bọc giáp 17-26mm, trang bị pháo 20mm và đại liên 7,62mm. Mẫu tăng này tham gia hầu hết các trận đánh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Xe tăng hạng nhẹ T-70 được thiết kế cho vai trò trinh sát và yểm trợ bộ binh, tổng cộng 8.226 chiếc được chế tạo từ 1942-1943. T-70 nặng 9,2 tấn, bọc giáp dày 10-60mm, trang bị pháo 45mm và đại liên 7,62mm. T-70 tham gia nhiều trận đánh trong CTTG 2, và lập không ít công trạng, thậm chí nó còn tiêu diệt được tăng hạng trung của Đức. Ví dụ, trận ngày 6/7/1943, chiếc T-70 thuộc lữ đoàn 49 đã phá hủy 4 chiếc tăng hạng trung Panzer và Panther. Hay trận ngày 26/3/1944, T-70 đã hạ gục một chiếc Panther bằng phát đạn APCR ở cự ly 150-200m.
Xe tăng hạng trung T-34 là một trong những thiết kế tốt nhất trong lịch sử phát triển tăng Liên Xô, và cũng được xem là thiết kế phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, cơ động, hỏa lực, độ tin cậy và khả năng bảo trì xe. Được sản xuất từ 1940-1958, khoảng 84.000 chiếc T-34 gồm nhiều biến thể đã được sản xuất.
Video đang HOT
Cơ bản thì T-34 gồm 2 thế hệ chính: thứ nhất là T-34-76 được trang bị pháo chính F-34 cỡ 76,2mm (trong ảnh) và thứ 2 là T-34-85 trang bị pháo chính 85mm ZiS-S-53. Xe được bọc giáp dày từ 57-81mm tùy từng phần, tốc độ đạt 53km/h.
T-34 tham gia hầu hết các trận chiến lớn nhỏ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó trực tiếp đối đầu với mọi loại tăng hạng trung – hạng nặng của quân phát xít Đức. Có thể nói, đây là một trong những vũ khí mang tính ảnh hưởng lớn nhất với chiến thắng của Hồng quân Liên Xô.
Xe tăng hạng nặng KV-1 là một trong những thế hệ tăng hạng nặng thành công nhất của Liên Xô. Thời kỳ đầu cuộc chiến tranh thế giới, với khẩu pháo 76,2mm, nó có thể dễ dàng thổi bay các xe tăng hạng trung Panzer III-IV của Đức. Trong khi đó, đối thủ khó có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày 40-90mm của KV-1. Trong suốt cuộc CTTG 2, khoảng 500 chiếc KV-1 tham chiến trong đội hình hơn 22.000 tăng của Hồng quân.
Xe tăng hạng nặng KV-2 được sản xuất cùng thời điểm với KV-1, trang bị tháp pháo đồ sộ với nòng pháo “khủng” M-10 152mm. Dù đạn pháo 152mm không phải là đạn xuyên giáp chống tăng, mà là đạn nổ chống công sự. Tuy nhiên với khối lượng lên đến 51kg, đạn pháo mang theo lượng thuốc nổ lớn đủ sức thổi bay tháp pháo xe tăng địch, và thực tế đã chứng minh điều này: Rất nhiều xe tăng của Đức Quốc xã đã bị xe tăng hạng nặng KV-2 tiêu diệt, đặc biệt là trong những ngày đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Xe tăng hạng nặng IS-2 là thiết kế tăng hạng nặng giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới 2, được đặt theo tên nhà lãnh đạo Iosif Stalin. Thiết kế tăng này có vỏ giáp rất giày chống đạn pháo 88mm, và trang bị khẩu pháo 122mm mạnh hơn để xuyên thủng tăng hạng nặng Tiger của Đức. Khoảng 3.854 chiếc IS-2 được sản xuất trong giai đoạn 1943-1945, lần đầu tham chiến vào mùa xuân năm 1944 khi mọi việc đã ngã ngũ. Chính vì vậy, IS-2 không thể hiện được nhiều.
Xe tăng hạng nặng IS-3 là một trong những thiết kế đáng nhớ nhất trong dòng tăng IS, tổng cộng 2.311 chiếc được sản xuất từ 1945-1947. IS-3 nặng 46,5 tấn, trang bị pháo chính D-25T 122mm với 28 viên đạn đủ sức xuyên thủng mọi tăng Đức. Đáng tiệc, nó được sản xuất khi mà mọi thứ đã ngã ngũ nên không có cơ hội thể hiện sức mạnh. IS-3 xuất hiện công khai lần đầu trong cuộc duyệt binh chiến thắng của quân đồng minh ở Berlin tháng 9/1945.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
IS-2: Át chủ bài xe tăng hạng nặng Hồng quân Liên Xô
Xe tăng hạng nặng IS-2 đã khuất phúc hoàn toàn các dòng tăng hạng nặng Tiger, Panther của phát xít Đức bằng pháo 122mm.
Giáp dày, pháo 122mm mạnh mẽ, xe tăng hạng nặng IS-2 đã khuất phúc hoàn toàn các dòng tăng hạng nặng Tiger, Panther của phát xít Đức.
Trước việc KV-1 hỏa lực không tệ nhưng quá chậm chạp, và người Đức đã có những xe tăng hạng nặng mạnh mẽ, Liên Xô không thể đứng nhìn cục diện thay đổi, đó là cơ sở đầu ra đời xe tăng hạng nặng IS-2 - "át chủ bài" Hồng quân Liên Xô chống lại mọi tăng hạng nặng Đức.
Ra đời theo nhu cầu của chiến trường
Sau thời gian đầu của cuộc xâm lược do Đức quốc xã tiến hành trên đất nước Liên Xô, Hồng Quân Liên Xô thực sự rất cần những cỗ máy bánh xích có hỏa lực mạnh. Bởi vì dòng xe tăng KV-1 và KV-2 tuy có giáp khá tốt nhưng lại kém cơ động trên chiến trường, KV-1 gắn pháo F-34 76,2mm có hỏa lực đáng gờm so với xe tăng Pz.III và Pz.IV, trong khi KV-2 với pháo 152mm giống như xe yểm trợ hỏa lực cho bộ binh hơn. T-34 thì khá cơ động nhưng giáp và hỏa lực của nó trở nên yếu thế với dòng xe tăng Tiger và Panther của Đức.
Vì vậy Hồng quân Liên Xô cần một loại xe tăng mới hơn và mạnh mẽ hơn để "cân bằng" lại chiến trường, khi đó là sự ra đời của dòng xe tăng hạng nặng IS, hay thường được biết đến với tên gọi "Josef Stalin", loại xe tăng mạnh mẽ nhất của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Xe tăng hạng nặng IS-2.
Khởi nguồn của gia đình xe tăng IS là mẫu tăng thử nghiệm KV-85 với pháo chính cỡ 85mm. Yêu cầu của Hồng quân là xe tăng mới phải có giáp tốt và sử dụng pháo cỡ 85mm. Kết quả là định danh IS-85 được đặt cho lô xe tăng hạng nặng gắn pháo 85mm đầu tiên, dòng tăng này cũng được đổi tên là Josef Stalin để vinh danh nhà lãnh đạo Liên Xô. Những mẫu IS-85 thử nghiệm có chung thân và bánh xích với dòng KV nhưng khả năng bảo vệ tốt hơn hẳn nhờ sử dụng tháp pháo hàn mới. Về sau IS-85 chính thức được đặt tên là IS-1 để đi vào sản xuất hàng loạt.
Nhưng công việc chưa dừng ở đó, các kỹ sư Liên Xô tiếp tục chế ra mẫu thử nghiệm IS-100 để gắn khẩu pháo BS-3 cỡ 100mm, ngoài ra còn có mẫu thử nghiệm gắn pháo A-19 cỡ 122mm và hai loại này được mang ra thử nghiệm trực tiếp. Kết quả cho thấy pháo BS-3 có khả năng xuyên giáp khá tốt, nhưng lại không đủ số lượng đạn pháo cần thiết và thiếu đạn HE (nổ mạnh), trong khi đó pháo A-19 thì lại khá sẵn sàng về số lượng, sức mạnh cũng không hề tệ khi có thể xuyên giáp trước xe tăng Panther ở tầm 600-700m, Tiger I ở tầm 1.200m. Cuối cùng pháo 122mm đã được chọn cho mẫu xe tăng tiếp theo của gia đình IS. Những mẫu sản xuất đầu tiên được mang tên IS-122, ký hiệu xe tăng dùng pháo 122mm, đến tháng 10/1943, IS-122 chính thức được đổi tên thành IS-2 khi đi vào sản xuất hàng loạt. Có khoảng 2.250 chiếc xe tăng hạng nặng IS-2 đã được sản xuất từ năm 1943 đến 1945.
Kíp xe sử dụng súng máy DShK 12,7mm.
IS-2 có kíp lái gồm 4 người là trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn viên. Nặng khoảng 51 tấn, giáp dày từ 30mm đến 160mm, sử dụng động cơ 600 mã lực giúp IS-2 có thể chạy tối đa với vận tốc 37km/giờ trên đường tốt và tầm hoạt động chừng 240km.
Bên cạnh pháo chính cỡ 122mm thì IS-2 có thêm một khẩu súng máy DT 7,62mm đồng trục, một khẩu DT khác nằm phía sau tháp pháo để đối phó với bộ binh đối phương muốn tiếp cận IS-2 từ phía sau, về sau thêm một súng máy hạng nặng DShK 12,7mm được gắn trên nóc tháp pháo để phòng không lẫn bắn mặt đất. Đến năm 1944 thì loại pháo tăng D-25T cỡ 122mm được sử dụng cho IS-2, ưu điểm chủ yếu của pháo mới là giúp tăng tốc độ bắn lên khoảng 2 viên/phút.
Khi xe tăng hạng nặng IS-2 chính thức đi vào sản xuất hàng loạt, nó đã thay thế hẳn cho loại KV-85, những chiếc IS-1 đang sản xuất cũng được chuyển sang gắn pháo 122mm và đổi thành IS-2. Những chiếc xe tăng hạng nặng IS-2 trở thành nhân vật chính trong dòng họ tăng IS của Liên Xô, nó đã đến trận chiến cuối cùng ở Berlin để kết thúc chiến tranh.
IS-2 tại Berlin năm 1945.
Sức mạnh đáng nể của IS-2
Về sức mạnh của xe tăng hạng nặng IS-2 trên chiến trường, trước hết phải nói rằng cơ số đạn pháo 122mm mà IS-2 mang theo không nhiều, chỉ khoảng 28 viên (so với 59 viên 85mm của IS-1 và 114 viên 76mm của KV-1), bởi vì đạn 122mm của IS-2 gồm hai phần là đầu đạn và liều phóng, rất cồng kềnh và nặng nề. Khả năng xuyên giáp tuy vậy cũng không phải quá xuất sắc, nhất là khi đối mặt với dòng xe tăng có giáp nghiêng như Panther.
Tuy vậy từ năm 1944 người Đức đã chuyển sang sử dụng thép có hàm lượng các-bon cao và ni-ken, khiến giáp tăng Đức rất giòn, giờ đây một viên đạn xuyên giáp BR-471 APHE của IS-2 từ khoảng cách 2.500m cũng có thể gây sát thương cho Panther kể cả khi bắn vào giáp trước. Còn khi IS-2 sử dụng đạn nổ thì càng kinh khủng hơn, quả đạn cỡ 122mm có thể hủy diệt các công sự của quân Đức cũng như gây hư hại năng cho mọi loại xe tăng thiết giáp đối phương.
IS-2 của hồng quân Liên Xô.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, IS-2 cũng được nâng cấp để tiếp tục sử dụng trong thời kì chiến tranh Lạnh như lắp giáp yếm ở hai bên hông, thêm vị trí gắn thùng dầu phụ,.... với tên gọi IS-2M. Ngoài Liên Xô, IS-2 được xuất khẩu sang các quốc gia khác như Cuba, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
(*) Vai trò của IS-2 tại Liên Xô dần bị thay thế bởi loại IS-3 mạnh mẽ hơn, sẽ được giới thiệu trong kì sau.
IS-2 song hành cùng T-34-85 và ISU-152.
Thông số xe tăng hạng nặng IS-2
Năm đưa vào sử dụng: 1943
Số lượng: 2.250 chiếc
Kíp lái: 4 người
Kích thước (m) (Dài x Rộng x Cao): 9,9 x 3,09 x 2,73
Nặng: 51 tấn
Động cơ: V-2 công suất 600 mã lực
Tốc độ tối đa: 37km/giờ
Dự trữ hành trình: 240km
Vũ khí: Một pháo D-25T 122mm, cơ số 28 viên đạn
Một súng máy phòng không DShK 12,7mm, cơ số 250 viên đạn
Hai súng máy DT 7,62mm cơ số 2.520 viên đạn.
Quang Minh
Theo_Kiến Thức
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không đến Nga Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không tới Nga dự lễ kỷ niệm ngày Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, điện Kremlin ngày 30/4 thông báo. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: KCNA) "Ông ấy đã quyết định không rời khỏi Bình Nhưỡng", NBC dẫn lời phát ngôn viên của điện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

AU khẳng định 'sự ủng hộ vững chắc' đối với hòa bình ở Nam Sudan

Bí ẩn dưới đáy biển: Con đường 'vượt đại dương', kết nối quan hệ đầy căng thẳng

CEO Mark Zuckerberg 'tuyên chiến' với cả ngành quảng cáo

Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?

Gã khổng lồ 'công nghệ gián điệp' NSO Group bị phạt 170 triệu USD trong vụ tấn công mạng

Tương quan tiềm lực quân sự, vũ khí hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan

Thông điệp Ấn Độ gửi Pakistan sau cuộc tấn công xuyên biên giới

Ấn Độ thông báo cho Mỹ, Nga và nhiều bên về tình hình chiến sự với Pakistan

Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

Những chuyến tàu đầu tiên chở hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế 145% cập cảng Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố quan trọng về vai trò trung gian hoà giải chấm dứt xung đột Ukraine

Ukraine lại cạn tên lửa trước làn sóng tấn công đường không của Liên bang Nga
Có thể bạn quan tâm

Nam ca sĩ qua đời đột ngột ở tuổi 44
Sao châu á
17:09:56 07/05/2025
Vợ Quang Hải rủ rê mẹ chồng ra nghĩa trang, checkin ảnh chứng tỏ điều này?
Netizen
17:00:57 07/05/2025
"Thám Tử Kiên" hạ đo ván Vòng Tay Nắng, phản diện hé lộ góc khuất khó ngờ?
Hậu trường phim
16:55:44 07/05/2025
Nam rapper biểu diễn tại đại lễ: Lớn lên ở vùng quê nghèo, từng là thợ cắt tóc
Sao việt
16:55:43 07/05/2025
Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người
Sao âu mỹ
16:48:19 07/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều ngon miệng, cả nhà khen tấm tắc
Ẩm thực
16:45:19 07/05/2025
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt
Sao thể thao
16:32:30 07/05/2025
Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai
Pháp luật
16:23:26 07/05/2025
Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"
Lạ vui
16:22:55 07/05/2025
Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện
Tin nổi bật
15:50:35 07/05/2025