Khám phá các loại bánh truyền thống của Thái Lan mà bạn nhất định phải thử
Bên cạnh nền văn hóa độc đáo, xứ sở chùa vàng còn nổi tiếng với những món ăn đặc sắc. Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới để biết thêm những món bánh truyền thống của Thái Lan.
1 Khanom Chun – Bánh chín tầng mây
Khanom Chun hay còn được gọi là bánh chín tầng mây. Đây là món bánh ngọt được ưa chuộng tại Thái Lan vì bánh có vị thơm béo của nước cốt dừa và dẻo mềm từ bột gạo nếp. Mỗi chiếc bánh có từ 5-9 lớp với những hương vị, màu sắc và hình dáng rất bắt mắt.
Khanom Chun – Bánh chín tầng mây
2 Khanom Tom Bai Toey – Bánh dừa lá dứa
Khanom Tom Bai Toey thơm nồng mùi lá dứa, dẻo mịn bột gạo hòa quyện cùng vị béo béo của nước cốt dừa. Đây là một trong những món bánh truyền thống nổi tiếng của xứ sở chùa vàng. Trong nhân bánh còn có những sợi dừa được bào mỏng giúp hương vị bánh béo hơn, ngon hơn.
Thông thường, món bánh này sẽ được ăn kèm cùng nước cốt dừa và cho thêm một ít dừa bào bên trên.
Khanom Tom Bai Toey – Bánh dừa lá dứa
3 Khanom krok – Bánh dừa
Khanom Krok có hình dạng như những chiếc bánh khọt Việt Nam. Bánh được làm từ hỗn hợp bột gạo, đường và dừa để thành hỗn hợp sền sệt và mang đi chiên. Bánh có 2 loại, mặn và ngọt. Loại mặn thường có nhân trứng, xúc xích và loại ngọt thường có nhân bắp, khoai, đậu,… Khanom krok có kết cấu mịn, mềm và có vị thơm ngon.
4 Khao Mao Tod – Bánh chuối
Khao Mao Tod là món bánh chuối truyền thống của Thái Lan. Món bánh này được thực hiện bằng cách trộn bột gạo, đường, nước cốt dừa thành hỗn hợp sệt. Sau đó, người bán sẽ nhúng 1 trái chuối vào và đem chiên ngập dầu. Món bánh chuối giòn giòn bên ngoài, bên trong mềm ngọt chuối chín.
5 Sang Kaya Fug Tong – Bánh bí ngô
Sang Kaya Fug Tong là món bánh bí ngô hấp nổi tiếng ở những chợ ẩm thực của Thái Lan. Món bánh đặc biệt này gồm hỗn hợp trứng, nước cốt dừa, đường được hấp trong một quả bí ngô được làm rỗng ruột. Bánh bí ngô là sự kết hợp hài hòa của vị béo béo bùi bùi từ bí, nước cốt dừa và trứng.
Sang Kaya Fug Tong – Bánh bí ngô
6 Bánh Cha Mongkut – Bánh vương miện
Bánh Cha Mongkut là loại bánh được dâng lên cho nhà vua. Bánh được chế biến từ bột nếp trộn cùng bột gạo và bột đậu xanh. Sau đó khuấy cùng nước cốt dừa và đường đến khi chúng kết dính với nhau.
Bánh được tạo hình và chuẩn bị tỉ mỉ ở từng công đoạn. Khi bánh hoàn thành, người làm bánh trang trí cùng hạt dưa hoặc bánh chiên.
Bánh Cha Mongkut – Bánh vương miện
7 Khanom Tan – Bánh thốt nốt
Khanom Tan được làm từ đường thốt nốt, bột gạo và nước cốt dừa. Sau khi hòa quyện các nguyên liệu cùng nhau, bánh được cho vào khuôn, thường là chén hoặc lá chuối, và đem đi hấp. Bánh được ăn cùng những sợi dừa bào rất thơm ngon, béo ngậy.
8 Tong Yip, Tong Yord, Foi Tong – Bánh trứng
Tong Yip, Tong Yord, Foi Tong còn được biết đến như món trứng ngọt hay bánh trứng. Đây là bộ ba bánh dạng thạch độc đáo của Thái Lan. Bánh này được chế biến từ lòng đỏ trứng, đường, và sirô đường. Mỗi loại bánh có tạo hình khác nhau, tuy nhiên, hương vị ngọt đậm đà của chúng đều như nhau.
Tong Yip, Tong Yord, Foi Tong – Bánh trứng
Saneh Jann được lấy ý nghĩa của từ Saneh là sức hấp dẫn và Jann là nhục đậu khấu. Bánh được chế biến từ bột hạt nhục đậu khấu và có hình dạng như nhục đậu khấu. Bánh có hương vị thơm dịu, không quá ngọt và khi nhai có cảm giác xốp mềm. Bánh rất được nhiều người yêu thích vì vẻ ngoài đẹp và hương vị thơm ngon.
Video đang HOT
10 Luk Chup – Bánh đậu xanh trái cây
Bánh đậu xanh trái cây – Luk Chup được chế biến từ đậu xanh nấu chín và tán nhuyễn. Sau đó, đậu xanh tán được mang đi tạo hình và trang trí thành những hình dạng trái cây đặc sắc. Món bánh vừa đẹp mắt, vừa có vị ngọt thanh, bùi bùi của đậu xanh rất thơm ngon.
Luk Chup – Bánh đậu xanh trái cây
11 Bánh Roti Gluay
Roti Guay còn được biết đến như bánh kếp Thái Lan. Bánh là sự kết hợp hài hòa của trứng và chuối, hoặc những loại hoa quả địa phương quen thuộc. Bánh có vỏ ngoài giòn giòn, bên trong thơm ngon, đậm đà nhân bánh. Roti Guay thường được rưới lên một ít sữa đặc và sốt socola.
12 Khanom Bueang – Bánh kẹp Thái
Bánh kẹp Thái hay còn được biết đến là bánh tacos Thái, có lớp vỏ ngoài giòn, thơm. Bên trong là nhân mặn như trứng cắt sợi,… hoặc ngọt như dừa bào, các loại trái cây,.. và có một lớp kem dừa béo ngậy. Bánh kẹp Thái thường được người dân bản địa và khách du lịch ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, béo giòn.
13 Salapo – Bánh bao
Bánh bao của Thái Lan khác xa so với những loại bánh bao mà chúng ta thường ăn. Họ nêm nếm nhân bánh bao bằng những nguyên liệu, hương vị đặc trưng chỉ có tại Thái Lan. Ngoài ra, bánh bao Thái Lan cũng đa dạng về nhân bánh, đặc biệt là nhân kem trứng chảy.
Ngoài ra nếu bạn yêu thích bánh bao truyền thống Việt Nam mà không có thời gian để làm thì có thể tìm mua bánh bao Thọ Phát để thưởng thức nhé!
Bách hóa XANH hy vọng những loại bánh trên đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn khi có dịp thăm Thái Lan hoặc đến những nhà hàng Thái nhé.
Bánh ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi mẹ tự làm được tại nhà
Bánh ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho con trong quá trình phát triển, vừa giúp cân bằng chất vừa kích thích bé tập nhai rất có lợi cho sức khỏe của bé.
các món bánh ăn dặm cho bé là một món ăn dành riêng cho bé trong giai đoạn bé tập ăn dặm. Bánh ăn dặm bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết, đồng thời kích thích quá trình tập nhai cho bé. Bánh ăn dặm có nhiều hương vị và hình dáng khác nhau kích thích sự hứng thú trong ăn uống của bé.
Thời điểm nên cho bé ăn bánh ăn dặm
Đối với quá trình ăn dặm, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo nên cho bé ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với bánh ăn dặm, các bố mẹ có thể cho bé tập ăn từ khi bé mọc răng.
Có nghĩa là, giai đoạn tháng thứ 4 là giai đoạn bé mọc răng, ngứa lợi vì mọc răng nên đây chính là thời điểm cho bé sử dụng bánh ăn dặm. Tuy nhiên, các loại bánh ăn dặm cho bé cần phải lựa chọn kỹ và tốt nhất nên nhờ sự tư vấn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.
Bánh ăn dặm cho bé có những loại nào?
Hiện nay, có rất nhiều loại bánh ăn dặm bán sẵn của các hãng khác nhau, từ hãng nội địa cho tới nhập khẩu, từ của Châu Âu cho tới Nhật... Mỗi loại bánh đều có ưu điểm là bổ sung dinh dưỡng cho bé và kích thích quá trình tập nhai của bé.
Tuy nhiên, tự làm bánh ăn dặm là một trong những lựa chọn lý tưởng dành cho các con bởi mẹ sẽ làm theo hương vị, hình dáng mà bé thích, đồng thời đảm bảo được vệ sinh, chủ động đa dạng các loại bánh cho bé.
Tự làm bánh ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi
Khi tự làm bánh ăn dặm cho con thì các mẹ cần chú ý, tùy vào từng tháng tuổi bánh sẽ thay đổi độ xốp, mềm, cứng khác nhau. Ngoài ra, trong thành phần của bánh phải đảm bảo cung cấp được 12% chất đạm, trên 25% chất béo, 50 - 60% bột đường, kèm theo các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm...
*Tự làm bánh ăn dặm cho bé 4- 6 tháng tuổi
Lưu ý: Giai đoạn trước 6 tháng tuổi bố mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho bé ăn dặm dưới bất kỳ hình thức nào.
Bánh ăn dặm giai đoạn 4 tháng đến 6 tháng tuổi cho bé cần mềm, hương vị đơn giản, thiên về các thực phẩm hữu cơ, củ, quả... Một số công thức làm bánh ăn dặm cho bé các mẹ có thể tham khảo như sau:
1. Bánh ăn dặm chuối hấp nước cốt dừa
- Nguyên liệu: quả dừa tươi, chuối chín, bột ngô
Dừa lấy nước, nạo cùi, xay mịn rồi lọc lấy nước cốt. Hòa 2 thìa bột ngô vào nước dừa vừa lọc. Chuối băm nhỏ hoặc xay quyện vào nhau. Đổ hỗn hợp nước cốt dừa bột ngô và chuối vào đảo đều, chia đều thành từng hũ nhỏ và hấp trong 15 phút.
2. Bánh ăn dặm mè đen yến mạch hạt quinoa mix chuối
- Nguyên liệu: Yến mạch, mè, chuối chín, bột mì
Mè rang thơm, hạt quinoa nấu với nước, yến mạch ngâm 30 phút rồi vớt để ráo nước, chuối xay mịn rồi dầm nhỏ.
Hạt quinoa nấu chín, nếu lỏng thì cho thêm xíu bột mì để đặc lại, sau đó cho chuối xay, lòng đỏ trứng đánh đều. Cho dầu bơ vào chảo, múc từng thìa bánh đổ vào rán cho đến khi bánh vàng đều.
3. Bánh ăn dặm chuối custard
- Nguyên liệu: 300m sữa mẹ hoặc sữa công thức, 2 lòng đỏ trứng, 20g bột ngô, 2 quả chuối tiêu cỡ vừa.
Lòng đỏ trứng đánh tan cùng bột ngô để được hỗn hợp sền sệt. Đun nóng sữa đến khi sôi lăn tăn thì đổ sữa vào hỗn hợp ngô sền sệt, khuấy đều tay và đun vài phút cho lòng đỏ trứng chín.
Chuối dằm nhuyễn, đổ vào hỗn hợp sữa đang sôi, đun thêm vài phút rồi bắc ra, để nguội chia thành từng phần vừa ăn. Bánh này ăn khi còn ấm ấm là ngon nhất, cất phần còn lại vào ngăn mát tủ lạnh, dùng hết trong 48 tiếng.
4. Bánh ăn dặm muffin chuối
- Nguyên liệu: Bột mì, chuối sứ, sữa công thức, lòng đỏ trứng gà
- Cách làm: Đánh tan lòng đỏ trứng gà, cho sữa vào đánh bông. Chuối dầm nhỏ cho vào đánh cùng sữa và lòng đỏ trứng gà. Sau đó cho bột mì vào khuấy đều thành hỗn hợp bánh. Đỗ hỗn hợp ra từng cốc hoặc khay và nướng ở nhiệt độ 180 độ trong 20 phút.
*Cách làm bánh ăn dặm cho bé trên 6 tháng đến 1 tuổi
Giai đoạn từ tháng thứ 7 đến 1 tuổi các món bánh cho bé cũng trở nên đa dạng hơn về nguyên liệu, hình dáng. Những món bánh mẹ có thể tham khảo để làm cho bé như sau:
5. Bánh ăn dặm tôm yến mạch
- Nguyên liệu: bí đỏ, yến mạch, tôm tươi
- Cách làm: Bí đỏ hấp chín, yến mạch rửa qua nước để ráo, tôm hấp chín, xé nhỏ phần thịt. Cho yến mạch đã ráo nước vào bí đỏ khi đang còn nóng trộn đều và để 15 phút. Trộn tôm với hỗn hợp bí đỏ, yến mạch vừa trộn. Cho bơ ghee vào chảo đun nóng, múc từng thìa hỗn hợp áp chảo với lửa nhỏ cho bánh chín, bánh chín thì tăng lửa lên cho bánh được vàng là được.
6. Bánh ăn dặm chuối hấp hoặc nướng
- Nguyên liệu: 2 trái chuối, 100g bột mì đa dụng, 2 muỗng canh sữa công thức hoặc sữa mẹ, 35g bơ nhạt để mềm, muối, bột nở, 1 quả trứng, vani
Dùng cây đánh trứng đánh tan trứng với bơ, muối và vani. Chuối nghiền nhuyễn. Cho tất cả nguyên liệu vào trộn đều, dùng cây đánh hoặc máy đánh trộn nguyên liệu. Sau đó đem bánh đi nướng ở nhiệt độ 170 độ, bánh chín là có thể dùng.
7. Bánh rán khoai tây và chùm ngây cho bé 8 tháng tuổi
- Nguyên liệu: Khoai tây, chùm ngây, hạt lanh, hạt gai dầu, bơ, bột chiên xù, trứng gà.
Khoai tây bào sợi nhỏ, chùm ngây băm nhỏ. Cho tất khoai tây, chùm ngây, hạt lanh, hạt gai dầu, bột chiên xù và trứng gà vào trộn đều thành một hỗn hợp sền sệt.
Cho bơ vào chảo, múc từng thìa hỗn hợp chiên cho đến khi bánh vàng là được.
8. Bánh quy bơ vừng đen
- Nguyên liệu: 50g bơ lạt, 50g bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà, 5g bột dừa, 3g vừng đen, 10g đường.
Bơ để ở nhiệt độ phòng, cho vào bát đánh mềm, tiếp theo cho đường vào trộn đều, cho lòng đỏ trứng vào trộn cùng. Rây bột mì và trộn với hỗn hợp cho đến khi quyện lại. Sau đó cho bột dừa và vừng đen vào đảo đều, nặn thành từng chiếc bánh vừa ăn. Mang đi nướng ở nhiệt độ 200 trong 5 phút rồi hạ xuống 175 độ nướng thêm 5 - 7 phút nữa là được.
9. Bánh bí ngô
- Nguyên liệu: 5 thìa bột mì, 1 miếng bí ngô, 1 lòng đỏ trứng gà
- Cách làm: Rây bột mì cho mịn, hấp chín bí ngô, nghiền nhuyễn. Trộn hỗn hợp bí ngô, bột mì với lòng đỏ trứng gà thành hỗn hợp có độ mềm, mịn (thêm chút nước khi trộn). Dùng dầu ô liu tráng chảo, múc từng thìa bột bí ngô vào rán cho đến khi bánh chín vàng là được.
10. Bánh crepe bơ sữa
- Nguyên liệu: 5 thìa bột mì, 1/2 quả bơ, 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
- Cách làm: Rây bột cho mịn, bơ nghiền nhuyễn rồi rây lại. Trộn hỗn hợp bơ, bột và sữa thành một hỗn hợp sánh. Cho chút dầu ô liu vào chảo, múc từng thì hỗn hợp để rán, rán đến khi chín, chuyển sang màu nâu là được.
11. Bánh trứng
- Nguyên liệu: 5 thìa bột mì, 1 lòng đỏ trứng
- Cách làm: Rây bột cho mịn, trộn lòng đỏ trứng với bột, thêm chút nước để tạo độ sánh. Dùng dầu ô liu để rán bánh. Múc từng thìa hỗn hợp rán, bánh chín vàng là được.
12. Bánh rán doremon (không đường, không lòng trắng trứng)
- Nguyên liệu: bột mì 100g, sữa mẹ hoặc sữa công thức 100g, 10g bơ lạt, 1 thìa cà phê bột nở, 2 lòng đỏ trứng gà
Đổ sữa và lòng đỏ trứng gà đánh đều. Trộn bột nở với bột mì. Đổ hỗn hợp trứng, sữa với bột mì,đánh đều cho quyện vào nhau rồi đổ bơ lạt đã đun chảy vào đánh đều tay.
Lọc hỗn hợp qua rây lọc. Phết chút bơ lạc lên chảo sau đó dùng khăn giấy lau qua, múc đổ bột bánh vào chảo. Rán bánh cho tới khi chuyển vàng là chín.
13. Bánh đậu xanh nướng
- Nguyên liệu: 3 muỗng đậu xanh bóc vỏ, 1 muỗng bột mì, 100ml sữa công thức, 1 muỗng bơ lạt, 1 lòng đỏ trứng gà
Đậu xanh hấp hoặc luộc chín, xay nhuyễn cùng sữa công thức. Cho bột mì và lòng đỏ trứng gà vào bột đậu xanh đã say nhuyễn khuấy đều, sau đó cho bơ vào đảo đều. Phết một lớp bơ hoặc dầu ăn mỏng lên bề mặt khuôn bánh rồi đổ hỗn hợp vào và mang đi nướng.
14. Bánh crepe kiwi
- Nguyên liệu: 2 muỗng bột mì, 1 muỗng bơ đun chảy, 70ml sữa công thức, 1 quả trứng gà, 1 quả kiwi
Đánh tan trứng gà với sữa, cho bột mì vào trộn nhanh tay cho đều rồi cho bơ vào trộn cùng. Để bột mì trong tủ lạnh khoảng 20 phút. Kiwi cắt hạt lựu hoặc miếng phù hợp với bé. Bắc chảo lên bếp, phết một lớp bơ mỏng rồi phết từng lớp bột vào, tầm 2 phút là bánh sẽ chín. Bánh chín trải ra đĩa rồi xếp kiwi vào giữa rồi gấp lại là xong.
15. Bánh bí ngô, cá hồi, hạt chia
- Nguyên liệu: 1 miếng bí ngô, 30g bột mì, 1-2g hạt chia, 1 miếng cá hồi, 1 lòng đỏ trứng gà, bơ lạt 1 miếng.
Bí ngô hấp chín, tán nhuyễn. Cá hồi hấp chín, tán tơi cá. Bột mì trộn đều với hạt chia và trứng gà. Tiếp theo cho bí ngô và cá hồi vào đảo đều, đổ hỗn hợp bột vào đảo cùng cho đến khi đều. Cuối cùng phết bơ lạt lên chảo, cho bột bánh vào rán đến khi bánh xém nâu là chín.
Có rất nhiều cách làm bánh ăn dặm cho bé, tùy vào sở thích của bé để các mẹ có những lựa chọn tốt nhất,các mẹ nên thay đổi thực đơn ăn dặm thường xuyên để kích thích vị giác theo ý thích của bé, Dù là chọn bánh ăn dặm làm sẵn hay tự làm thì yếu tố hương vị tự nhiên cần phải đặt lên hàng đầu. Tất cả các loại bánh ăn dặm đều cần có Protein, các loại vitamin A, B, C, E, sắt, kẽm, canxi để bổ sung cho trẻ. Mọi vấn đề ăn dặm cho bé dưới 6 tháng tuổi cần phải được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
8 món ăn vặt nổi tiếng mùa đông ở Hàn Quốc Dạo phố mùa đông ở xứ sở kimchi, du khách không thể bỏ qua những món nóng hổi như bánh cá chép, bánh rán nhân quế, chả cá... Bánh cá (bungeoppang) Bungeoppang là những chiếc bánh ngọt nhân đậu đỏ được ép trong khuôn hình cá chép, khá giống taiyaki của Nhật Bản. Đây là một món ăn vặt phổ biến vào mùa...