Khám phá biệt điện Trần Lệ Xuân
Sang trọng, uy nghiêm, những tiện nghi hiện đại, biệt điện là nơi thể hiện đỉnh cao sự uy quyền, giàu sang của chủ nhân.
Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, được khởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tích khoảng 13.000m².
Khu biệt điện từng là “đệ nhất trời Nam” này gồm 3 biệt thự là: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc được xây dựng với những mục đích khác nhau.
Biệt thự Lam Ngọc.
Biệt thự Bạch Ngọc (nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá) tráng lệ nhất, với mặt tiền hướng về đường Yết Kiêu, với cầu thang dài, với hồ bơi nước nóng phía trước. Nội thất bên trong của Bạch Ngọc khá hiện đại với phòng họp, phòng làm việc, khiêu vũ, trang điểm…
Biệt thự Lam Ngọc (nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ Xuân) có hướng quay về biệt thự Bạch Ngọc và được thiết kế gấp khúc, với nhiều phòng ốc nối nhau. Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống lò sưởi kiểu Pháp hiện đại vào bậc nhất thời đó. Trong phòng ăn có chiếc tủ lạnh có dung tích khá thể hiện sự giàu có của gia đình này. Tại Lam Ngọc, còn có một đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn với sức chứa khoảng 10 người có nắp đậy bằng thép. Hầm không sâu nhưng rộng, với nhiều kệ sách và két sắt bên trong.
Rời Lam Ngọc, men theo một con đường uốn cong sẽ đến Hồng Ngọc. Biệt thự có diện tích nhỏ hơn cả và nằm khá tách biệt, là quà tặng của Trần Lệ Xuân dành cho cha mình. Nếu Lam Ngọc, Bạch Ngọc mang thiết kế của kiến trúc Pháp hiện đại thì Hồng ngọc mang đặc trưng của trường phái cổ điển với những viên đá màu xám, cột tròn.
Trong khuôn viên biệt điện Trần Lệ Xuân có khu vườn mang đậm phong cách Nhật với những thảm cỏ, bãi đá, những loại hoa lạ và đẹp của Đà Lạt. Hồ hoa sen tinh khiết cân đối một cách hoàn hảo với nhau cũng như hòa hợp một cách kỳ lạ với các biệt thự và rừng thông xung quanh. Sau vườn hoa có một hồ nước. Khi được bơm đầy, đáy hồ sẽ hiện lên hình bản đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dải phân cách thể hiện vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam -Bắc.
Đến đây vào ban ngày, từ vọng đài ngoài sân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ nét đẹp của khu biệt điện, cùng những con đường nhỏ uốn cong, những ngôi nhà ẩn hiện trong màu xanh của thông. Nếu đến vào ban đêm, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác đế vương, nhâm nhi bình trà nóng trong cái lạnh của Đà Lạt, trong cái đẹp sang trọng nhưng không kém phần lãng mạn của biệt điện, những đêm trời có trăng khung cảnh càng thơ mộng.
Hầm thoát hiểm trong biệt thự Lam Ngọc không sâu.
Biệt thự Hồng Ngọc.
Video đang HOT
Biệt thự Bạch Ngọc với hồ bơi nước nóng lộ thiên.
Một góc khác của biệt thự Bạch Ngọc.
Khu vườn phong cách Nhật giữa những đồi thông ngút ngàn phía sau Lam Ngọc, tạo nên nét độc đáo cho biệt điện.
Phía trước Bạch Ngọc.
Khu trưng bày những di tích, những mốc lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Tây Nguyên.
Những bản sao hoàn hảo của những cuốn sách, tuyên ngôn được lưu trữ trên vách tường tại Trung tâm.
Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân đã trở thành Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, là nơi tái hiện sinh động cuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giành độc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn từng được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trần Lệ Xuân và Đệ nhất biệt điện ở Đà Lạt
Ngôi biệt thự sau hơn 50 năm vẫn giữ nguyên nét xa hoa và tráng lệ xứng tầm với danh hiệu "Đệ nhất biệt điện" ở xứ sở ngàn hoa.
Đã có hàng trăm bài viết, cuốn sách và công trình nghiên cứu về chế độ "gia đình trị" ở miền Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm. Hầu hết những tài liệu đã công bố, đăng tải về lịch sử giai đoạn này đều có đề cập đến cặp vợ chồng "đệ nhất" Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân. Tuy nhiên, những thông tin về sự khởi nghiệp của Ngô Đình Nhu và "đệ nhất biệt điện" - nơi hưởng lạc xa hoa lộng lẫy của gia đình họ Ngô ở Đà Lạt thì không hẳn đã nhiều người biết đến.
Một trong ba biệt điện của Trần Lệ Thủy tại Đà Lạt (ảnh: xehoivietnam.com)
Đệ nhất biệt điện
Thời kỳ gia đình họ Ngô còn thống trị miền Nam, giới tướng lĩnh ngụy quyền và nhiều người dân thượng lưu Sài Gòn biết đến khu biệt điện xa hoa lộng lẫy bậc nhất của gia đình Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân ở số 2 Yết Kiêu (phường 5 - Đà Lạt, Lâm Đồng hiện nay). Sau nửa thế kỷ, sự lộng lẫy và vẻ mỹ lệ của khu biệt điện này không hề mất đi.
Hồ bơi trong khu biệt thự Bạch Ngọc. Thời của Trần Lệ Xuân, toàn bộ hệ thống này đều được làm nóng. (Ảnh: xehoivietnam.com)
Khu biệt điện từng được xem là "đệ nhất trời Nam" được khởi công từ năm 1958 có ba toà biệt lập với các tên gọi Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc.
Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá; Lam Ngọc dùng làm nơi nghỉ cuối tuần của riêng gia đình Lệ Xuân, còn Hồng Ngọc là biệt thự mà "bà Nhu" xây tặng cho Trần Văn Chương, bố đẻ của mình.
Còn đây là biệt thự Lan Ngọc - một trong những biệt điện mà Trần Lệ Xuân sở hữu. (Ảnh: xehoivietnam.com)
Lúc khởi công xây dựng cụm biệt điện này, gia đình họ Ngô đang thời kỳ "làm mưa làm gió" ở miền Nam nên Trần Lệ Xuân đã huy động tối đa nhân, vật lực và tinh hoa kiến trúc nhân loại để thể hiện đến đỉnh cao uy quyền và sự giàu sang phú quý của chủ nhân. Nội thất của tất cả các biệt thự trong tổng khuôn viên 13.000m2 có đầy đủ phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ.
Vườn hoa phía dưới biệt thự Lam Ngọc, được thiết kế bởi những kỹ sư Nhật bản. Ảnh: xehoivietnam.com
Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, vọng đài và một vườn hoa do những kỹ sư được thuê từ Nhật Bản sang thiết kế (nên còn gọi là vườn hoa Nhật Bản). Điểm thú vị, độc đáo của vườn hoa Nhật Bản phía sau biệt thự Lam Ngọc là có một hồ sen khi bơm đầy nước trên hồ này sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam.
Khu hầm trú ẩn trong biệt điện. Ảnh: xehoivietnam.com
Giấc mộng bá quyền cuồng loạn và mưu đồ chia cắt Tổ quốc Việt Nam đã theo người đàn bà quyền lực bậc nhất miền Nam một thời đến tận chốn hưởng lạc cuối tuần này! Đặc biệt, trong biệt thự Lam Ngọc có hầm trú ẩn được thiết kế bằng thép có thể chống đỡ được sức công phá của đạn B40 và đường hầm thoát hiểm mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn chỉ có thể phỏng đoán các đường hầm trong nhà đều dẫn ra sân bay Cam Ly(?).
Vườn hoa thể hiện ý muốn bá chủ thiên hạ của Trần Lệ Xuân. Ảnh: xehoivietnam.com
Cũng chẳng ai còn nhớ Trần Lệ Xuân đã phải bỏ ra bao nhiêu triệu Mỹ kim để xây dựng nên cụm biệt điện đặc biệt này, nhưng vẻ đẹp lộng lẫy, tinh tế đến từng cái rãnh thoát nước của khuôn viên thì vẫn trường tồn với thời gian sau gần nửa thế kỷ "triều Ngô" kết thúc. Có lẽ cũng chính vì sự nuối tiếc một thời vàng son ở chốn bồng lai tiên cảnh, nên những ngày cuối đời định cư tại Pháp trong sự cô quạnh của tuổi già, "bà Nhu" vẫn mang theo bên mình tấm ảnh chụp khu biệt điện này chăng?
Thiên hạ đệ nhất Nghinh Phong
Ngoài ngôi biệt điện ở Đà lạt, Trần Lệ Xuân từng sở hữu 2 ngôi biệt thự ở Nha Trang với tên gọi: biệt thự Nghinh Phong, Vọng Nguyệt.
Đệ nhất Nghinh Phong - một trong những ngôi biệt thự tại Nha Trang mà Trần Lệ Xuân từng sở hữu. Ảnh: nhatrangtravel.com
Năm 1923, người Pháp đã xây một cụm biệt thự trên núi Chutt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học, xung phong tiền trạm chuẩn bị cho việc thiết lập một viện nghiên cứu biển vùng Đông nam Á. Theo thứ tự từ mỏm núi Chutt vào, 5 biệt thự ấy có tên là: Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ, Bàng. Biệt thự nào trồng cây nấy quanh vườn để dễ nhớ, dễ tìm. Sau khi khánh thành 5 biệt thự này, người Pháp tiến hành xây Viện Hải dương học (năm 1925), nay là Viện Nghiên cứu biển Nha Trang.
Một góc Nghinh Phong và Vọng Nguyệt. Ảnh: nhatrangtravel.com
Chủ nhân đầu tiên của biệt thự Xương Rồng là tiến sĩ Krempt - người ức. Ông là vị giám đốc đầu tiên của Viện Hải dương học Nha Trang. Từ năm 1940 đến năm 1945, hoàng đế Bảo ại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại biệt thự Xương Rồng, lấy việc câu cá làm thú tiêu khiển, thế là cụm biệt thự này có tên Lầu Bảo ại từ ấy.
Năm 1954, Hiệp định Geneve được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Gia đình tổng thống Ngô ình Diệm là chủ nhân mới của 2 biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Bà Trần Lệ Xuân - phu nhân cố vấn Ngô ình Nhu đã đặt cho biệt thự Xương Rồng tên mới là Nghinh Phong và Bông Sứ là Vọng Nguyệt.
VGT(Theo Vietnamnet)