Khám phá bí ẩn về tộc người kì lạ có da màu xanh
Bí ẩn về người da xanh khiến các nhà khoa học tranh cãi suốt gần nửa thế kỉ.
Bí ẩn về người da xanh
Đầu những năm 1820, Martin Fugate đến từ Pháp kết hôn với một cô gái người Mỹ có tên Elizabeth Smith. Cuộc sống của hai vợ chồng hoàn toàn bình thường cho đến một ngày, Elizabeth hạ sinh một em bé có nước da màu xanh da trời, khiến nhiều người trong làng vô cùng bất ngờ.
Những thế hệ sau đó vẫn tiếp tục duy trì làn da màu xanh kì lạ. Cho đến hậu duệ thứ 6 là Ben Stacy, sự việc về gia tộc da xanh bắt đầu lan rộng.
Bức hình chụp gia đình Martin Fugate (đã được tô màu trên nền đen trắng).
Khám phá nguyên nhân của hiện tượng lạ
Hiện tượng lạ khiến cho nhà huyết học Madison Cawein từ Đại học Kentucky chú ý. Ông đi tìm và phát hiện thêm nhiều trường hợp tương tự, thậm chí còn tìm thấy một nhóm người da xanh sống trong rừng do mặc cảm về bản thân. Cawein sau đó đã xây dựng nên phả hệ của gia tộc xanh, kết quả cuối cùng cho thấy tất cả đều là hậu duệ của cặp đôi Martin và Elizabeth.
Sau khi xét nghiệm máu, Madison cho biết những người này đều có kết quả về lượng methemoglobin (MetHb) cao bất thường. Do MetHb có màu xanh nên khiến da tái đi và đổi màu kì lạ.
Ben Stacy, hậu duệ nhà Fugate được xác định có da xanh do lượng methemoglobin (có màu xanh) trong máu cao.
Video đang HOT
Theo y học, hồng cầu (hemoglobin hay Hb) là tế bào chứa nhiều ôxy nên cấu trúc của nó thường xuyên có nguy cơ bị ôxy hóa và rất nhạy cảm với các quá trình ôxy hóa. Do đó, Hb rất dễ bị hủy hoại. Để tránh hiện tượng này, Hb thường xuyên có quá trình tạo MetHb, đồng thời cũng thường xuyên khử MetHb thành Hb.
Ông nhận định, nhiều khả năng một loại gene hiếm có đã làm rối loạn quá trình chuyển hóa giữa methemoglobin (MetHb) và Hemoglobin (Hb). Đây là loại gene lặn vì vậy chỉ khi bố và mẹ cùng thừa hưởng chúng thì con cái mới mắc chứng rối loạn màu da, và tỉ lệ sinh con bị mắc là 1/4.
Bản đồ di truyền mô phỏng cách kết hợp gen (r là gen lặn qui định quá trình da chuyển xanh).
Đi tìm phương pháp chữa trị
Không dừng lại ở việc tìm ra nguyên nhân, Madison tiếp tục nghiên cứu phương pháp chữa trị. Ông đã tiêm methylene vào ven của một người da xanh có tên là Patrick. Điều kỳ lạ đã xảy ra, chỉ sau vài phút, nước da màu xanh da trời của Patrick đã trở nên hồng hào. 13 người tương tự của dòng họ Fugate đã được uống viên nhộng methylene và da của họ đã trở về bình thường.
Bí ẩn về dòng họ Fugate có nước da màu xanh da trời đã chính thức khép lại sau hơn một thế kỷ tồn tại.
Theo Dân Việt
Cô gái trẻ bị chứng bệnh xoăn cột sống cực lạ
Cô gái trẻ vẫn lạc quan dù biết mình sắp trải qua ca phẫu thuật "thập tử nhất sinh".
Preeti Kumari Rai - cô gái Ấn Độ 17 tuổi sắp phải trải qua ca phẫu thuật chữa bệnh cong cột sống nặng. Khả năng thành công của ca phẫu thuật rất thấp và cô gái có thể tử vong hoặc liệt người.
Preeti Kumari Rai được chẩn đoán cong vẹo cột sống từ năm 8 tuổi. Căn bệnh lạ khiến cột sống của cô gần như xoắn lại. Hơn 10 bác sĩ tại các bệnh viện lớn ở New Delhi, Ấn Độ đều từ chối phẫu thuật cho cô gái.
May mắn, đã có một bác sĩ sẵn sàng nhận phẫu thuật cho Rai. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro rất cao và cô gái có thể sẽ không bao giờ đi lại được nữa. Nhưng cô bất chấp, vì mơ ước được sống một cuộc sống bình thường và sẽ có ngày được làm việc trong Chính phủ.
Preeti Kumari Rai bị cong vẹo cột sống nặng từ năm 8 tuổi.
Rai sống tại Faridabad, ngoại ô New Delhi. Năm 8 tuổi, lưng của Rai bắt đầu gù xuống và cột sống xoay lệch dần.
"Tôi không biết mình đã làm gì. Cuộc sống của tôi khó khăn hơn rất nhiều. Tôi bị nghiêng người sang một bên, tôi không thể ngồi thẳng, vai tôi lệch hẳn đi." - Rai kể.
Ông Dilip Rai, cha của cô bé và mẹ, Meena Devi, đã mất 4 người con trai trước đó. Chính vì thế, khi thấy con gái mình bị dị tật, họ rất đau khổ.
Ông Dillip cho biết: "Chúng tôi thấy Preeti có khối u nhỏ trên lưng từ năm 8 tuổi. Khi nó bị nghiêng người, tôi phải đưa đi khám". Mặc dù vậy, nhiều bác sĩ không tìm ra chính xác căn bệnh của Preeti và họ đều từ chối chữa trị.
Ảnh chụp X-quang cho thấy cột sống của Preeti gần như xoắn lại.
Trong khi mọi người gần như tuyệt vọng thì Preeti vẫn rất lạc quan về một ngày sẽ trở lại cuộc sống bình thường: "Tôi rất nhớ những ngày làm người bình thường. Tôi có thể chạy, có thể ngồi thẳng lưng. Tôi muốn được trở lại những ngày đó, dù có phải làm gì đi nữa."
Preeti mơ ước sẽ trở thành một chính trị gia, được đi học tại Đại học Delhi.
"Thật khó khăn khi gặp mặt những người bạn mới. Mọi người không nói chuyện với tôi vì không thoải mái khi nhìn thấy tình trạng của tôi. Tôi không muốn tiếp tục cuộc sống như thế. Tôi thường giải thích tình trạng của mình ngay cả khi mọi người không hỏi. Tôi không muốn mọi người khó chịu với nó."
Trước năm 8 tuổi, Preeti hoàn toàn bình thường, không hề có dị tật gì cả.
Preeti hiện đang làm bán thời gian tại cửa hàng. Cô không muốn phải dựa dẫm vào người khác. Cô muốn thoát khỏi định kiến về phụ nữ Ấn Độ. Cô muốn đi làm công việc tốt, có thể tự lo cho bản thân rồi mới kết hôn.
Năm 2012, Preeti gặp bác sĩ Radha Gopal Krishnan thuộc bệnh viện Apollo. Ông là người nhận lời phẫu thuật cho Preeti để cải thiện tình trạng cong vẹo cột sống của cô gái. Bác sĩ Krishnan nói rằng ông đã gặp nhiều trường hợp cong vẹo cột sống, nhưng Preeti là trường hợp nặng nhất.
Mặc dù tỷ lệ rủi ro cao nhưng Preeti quyết định vẫn phẫu thuật với mong muốn sẽ được sống bình thường như xưa.
"Nếu cô ấy được phẫu thuật từ ngày nhỏ thì mọi thứ đã tạm ổn. Tuy nhiên, không có bác sĩ nào chẩn đoán chính xác tình trạng căn bệnh." - Krishnan nói. Ông cho rằng, dị tật bẩm sinh ở tủy sống cùng sự phát triển không đều ở xương sống là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Bác sĩ Krishnan nói rằng ông cũng không chắc chắn sẽ khiến Preeta có thể thẳng lưng, nhưng ông sẽ cố cải thiện tình hình. Rủi ro ca phẫu thuật rất lớn. Có thể liệt hai chân, thậm chí là tử vong.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Những hội chứng "nghe tên đã thấy sợ" mà loài người từng mắc phải Tự nhiên thèm khát máu tươi, hay nghĩ rằng mình là xác chết di động, da đột nhiên biến thành màu xanh... là những hội chứng kì lạ khiến nhiều người phải khổ sở. 1. Hội chứng "ma cà rồng" Hội chứng ma cà rồng (HED) tồn tại ở 2 dạng và cũng có 2 nguyên nhân khác nhau. Về y học, những...