Khám phá Bảo tàng An Giang và chiêm ngưỡng năm bảo vật quốc gia cực quý
Bảo tàng An Giang là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều các bạn trẻ khi lựa chọn đi du lịch An Giang.
Nơi đây không chỉ là nơi trưng bày các hiện vật, tranh ảnh, tư liệu về lịch sử của dân tộc Việt mà nơi ấy còn là địa điểm check-in vô cùng lý tưởng dành riêng cho các tín đồ sống ảo.
1.Đôi nét về Bảo tàng An Giang
Địa chỉ: Số 11 đường Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Giờ mở cửa: 07:30 – 11:00 và 13:30 – 17:00 từ thứ 3 đến Chủ Nhật hàng tuần.
Giá vé tham khảo: Miễn phí vé vào cổng.
Tọa lạc ngay trong trung tâm thành phố, nằm cách Thánh đường Cù Lao Giêng khoảng 10 phút đi xe máy, cách Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc khoảng 60km, Bảo tàng An Giang đã và đang trở thành địa điểm được các bạn trẻ săn đón vì những góc check-in cực kỳ vintage. Nơi đây được trưng bày các tư liệu, hiện vật, các tranh ảnh của một thời chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt Nam, nền văn hóa đa dạng bản sắc và cả quá trình hình thành, phát triển mảnh đất An Giang.
Không chỉ dừng lại ở đó, khi đến với Bảo tàng An Giang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 5 bảo vật quốc gia của nước ta gồm tượng Brahma Giồng Xoài, bộ Linga-Yoni Đá Nổi, tượng Phật đá Khánh Bình, tượng Phật gỗ Giồng Xoài, bộ Linga – Yoni Linh Sơn.
Bảo tàng An Giang tọa lạc tại số 11 đường Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ảnh: Ngân
2.Di chuyển đến Bảo tàng An Giang
2.1 Di chuyển đến Bảo tàng An Giang từ thành phố Hồ Chí Minh
Nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy thì bạn có thể đi thẳng đường Quốc lộ 1A để về đến thành phố Long Xuyên rồi tiếp đó bạn có thể tìm đường đến Bảo tàng An Giang bằng Google Maps hoặc hỏi người đi đường nhé!
Hoặc nếu bạn đi ô tô từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh về Long Xuyên thì bạn có thể đi lên cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận để tiết kiệm được nhiều thời gian và hạn chế việc tắc đường.
2.2 Di chuyển đến Bảo tàng An Giang bằng xe lôi
An Giang là một trong những điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn của miền Tây. Đến với nơi ấy, bạn nhất định không được bỏ qua những chiếc xe lôi ở An Giang vô cùng độc đáo và ấn tượng. Giữa bầu trời trong xanh của thành phố Long Xuyên, bạn có thể ngồi trên xe lôi dạo một vòng quanh các phố phường, sau đó đi đến bảo tàng An Giang vừa an toàn vừa được ngắm nhìn được những vẻ đẹp dịu dàng và trong trẻo của phong cảnh miền Tây thì còn gì bằng.
3.Tham quan Bảo tàng An Giang
Video đang HOT
3.1 Không gian xung quanh Bảo tàng An Giang
Khi bước vào cổng của Bảo tàng An Giang, bạn sẽ bị thu hút bởi lối kiến trúc vô cùng điệu nghệ cùng khoảng sân rộng rãi, thoáng mát, được trồng nhiều loại cây, trong đó là hàng hoa nhài đỏ với mùi hương dịu nhẹ và thư giãn.
Bên trong Bảo tàng có 4 phòng triễn lãm được trưng bày tranh ảnh và hiện vật theo từng chủ đề khác nhau. Từng phòng được sắp xếp và bày trí theo lối cổ điển, vừa tạo cảm giác hào hùng như được trở về một thời khói lửa, vừa là những góc check-in đúng điệu cho các tín đồ sống ảo.
Bên trong khu triển lãm được trưng bày các tranh ảnh và hiện vật. Ảnh: Linh Giang
Một góc vô cùng nghệ thuật tại Bảo tàng An Giang. Ảnh: Linh Giang
3.2 Khám phá 5 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng An Giang
Tượng Brahma Giồng Xoài là một tư liệu khảo cổ có giá trị rất quan trọng đối với đất nước
Tượng Brahma Giồng Xoài là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét Ấn Độ ở Nam Bộ và khu vực Đông Nam Á, chúng vô cùng sắc sảo và tinh tế. Bảo vật này được làm bằng sa thạch, nặng khoảng 7,250gr, có từ niên đại thế kỷ VI – VII và được tìm thấy vào năm 1983 ở khu vực Giồng Xoài, thuộc khu di tích Óc Eo – Ba Thê. Tượng Brahma là một tư liệu khảo cổ có giá trị, nó phản ánh một phần non nước của đô thị cổ Óc Eo trong cả một cuộc hành trình tồn tại và phát triển văn hóa Óc Eo ở vùng đất Nam Bộ yêu thương.
Bộ Linga – Yoni Đá Nổi là kết quả của sự giao lưu, trao đổi văn hóa giữa cư dân Óc Eo và nền văn hóa Ấn Độ
Xuất hiện từ niên đại thế kỷ V – VI ở khu di tích Đá Nổi (thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), bộ Linga – Yoni Đá Nổi chính là thành phẩm của sự giao lưu, trao đổi và phát triển văn hóa của cư dân Óc Eo với văn hóa Ấn Độ. Hiện vật này được làm từ vàng, kim loại và đồng thau, có giá trị lịch sử đặc biệt với khu vực Đông Nam Á nói chung và văn hóa Ấn Độ ở Nam Bộ nói riêng.
Nhắc đến một trong những hiện vật tiêu biểu đại diện cho nền văn hóa Óc Eo thì chúng ta không thể không kể đến tượng Phật Đá Khánh Bình. Tượng được làm bằng sa thạch hạt mịn màu xám nhạt từ niên đại thế kỷ VI – VII ở xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Từng đường nét chạm khắc trên hiện vật đều mang đậm nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Phật giáo Ấn Độ, từ đó bạn sẽ càng cảm nhận được rõ ràng hoạt động ngoại thương của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á xưa.
Tượng Phật Gỗ Giồng Xoài là bảo vật quốc gia được chế tác theo khuôn mẫu tượng Phật giáo Theravada Ấn Độ
Cùng được phát hiện vào năm 1983 ở Giồng Xoài như Tượng Brahma, tượng Phật gỗ Giồng Xoài được xem như một hiện vật cực kỳ đặc biệt và quý hiếm vì tượng được chế tác theo khuôn mẫu của tượng Phật giáo Theravada có nguồn gốc từ nước Ấn Độ. Đây là một bảo vật quan trọng đối với quốc gia, đánh dấu một dấu ấn riêng trong công cuộc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, tôn giáo và văn hóa, tín ngưỡng của người dân nơi Óc Eo – Ba Thê.
Bộ Linga – Yoni Linh Sơn là một bảo vật quốc gia được trưng bày ở Bảo tàng An Giang, chúng đại diện cho nghệ thuật chạm khắc riêng biệt của vùng văn hóa Óc Eo. Những khối bệ nhiều tầng có kết cấu và kỹ thuật tạo hình vô cùng tuyệt mỹ, có giá trị về lâu dài, giúp kết tinh những tinh hoa của một nền văn minh và phát triển một vùng văn hóa xứ sở.
Khám Phá Khu Du Lịch Đồi Mộng Mơ - Một Đà Lạt Thu Nhỏ
Đồi Mộng Mơ là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất của Đà Lạt. Vừa nghe thấy tên thôi thì du khách cũng phần nào mường tượng ra được chất "thơ" của nó.
Là sự kết hợp hài hòa giữa những cánh rừng thông xanh ngát với khí hậu ôn hòa mát mẻ và những công trình kiến trúc văn hóa, những khu nghỉ dưỡng do bàn tay con người xây dựng nên góp phần tạo nên một Đà Lạt thu nhỏ mà ai cũng muốn ghé thăm dù chỉ một lần. Chính vì mang cho mình đặc điểm cuốn hút riêng khác với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Thung Lũng Tình Yêu, Langbiang,... Khu du lịch Đồi Mộng Mơ lại có những vẻ đẹp hấp dẫn du khách riêng xứng đáng là địa điểm lý tưởng, một điểm đến không thể nào bỏ qua khi mọi du khách đến với Đà Lạt.
Khu du lịch Đồi Mộng Mơ Đà Lạt
1. Giới thiệu Khu du lịch Đồi Mộng Mơ
Khu du lịch Đồi Mộng Mơ có tên tiếng anh là Dreaming Hill Resort Dalat. Là điểm du lịch khai trương vào năm 2003 nhân dịp kỷ niệm 110 năm hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt. Tọa lạc trên những triền đồi với tổng diện tích gần 12 hecta, gần ngay cạnh Thung Lũng Tình Yêu. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 5km về phía Bắc. Đồi Mộng Mơ chính là sự sắp xếp đầy nghệ thuật của các biệt thự, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và đặc biệt là làng văn hóa dân tộc tất cả tạo nên một khu du lịch khép kín thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.
2. Những điểm tham quan, vui chơi trong đồi mộng mơ
Đến với Khu du lịch Đồi Mộng Mơ, du khách có cơ hội hòa mình vào cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng với muôn vàn loài hoa sắc thắm rực rỡ như hoa hồng, mimosa, cẩm tú cầu, hoa tulip,...được thiết kế đẹp mắt gây ấn tượng với mọi du khách ngay cái nhìn đầu tiên.
Du khách tham quan chụp ảnh tại Đồi Mộng Mơ
Ngoài ra, du khách còn được tham quan những ngôi nhà cổ có tuổi đời gần 300 năm, Hầm rượu Mộng Mơ và một số tiểu cảnh đặc sắc như đồi Trịnh Công Sơn, vườn thơ Hàn Mặc Tử hay cây tài lộc và tình yêu. Và đặc biệt du khách có cơ hội chinh phục Vạn Lý Trường Thành phiên bản thu nhỏ ngay chính Đồi Mộng Mơ với độ dài hơn 2km, uốn lượn quanh ngọn đồi.
Chinh phục Vạn Lý Trường Thành ngay tại Đồi Mộng Mơ
Ghé thăm vườn thơ Hàn Mặc Tử tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ
Nhà cổ Bình Định tuổi đời gần 300 năm tại Khu du lịch Đồi Mộng Mơ Đà Lạt
Du khách tham quan và thưởng thức rượu tại Hầm rượu mộng mơ
Khu du lịch Đồi Mộng Mơ còn mang lại sự phá cách so với những khu du lịch nổi tiếng khác ở Đà Lạt nhờ vào sự kết hợp thiên nhiên và nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ở đây thường xuyên có hoạt động, chương trình ca múa nhạc mang lại sự tò mò và niềm vui, kiến thức cho mọi du khách trong và ngoài nước. Đồi Mộng Mơ còn có làng văn hóa dân tộc, du khách có thể thỏa sức tham quan và trải nghiệm các hoạt động thường ngày của người dân tộc thiểu số như dệt vải thổ cẩm, giã gạo hay nấu rượu cần. Đó là những hình ảnh rất khó bắt gặp trong đời sống thường ngày.
Xem biểu diễn đàn đá tại Đồi Mộng Mơ
Du khách xem biểu diễn cồng chiêng diễn ra sôi nổi tại Đồi Mộng Mơ
Bên cạnh đó, còn có khu Resort Mộng Mơ phù hợp cho những du khách muốn trải nghiệm sự yên tĩnh cùng với khung cảnh lãng mạn và thơ mộng tại Đà Lạt. Đặc điểm của khu Resort là tọa lạc hài hòa giữa rừng thông mát mẻ và hoàn toàn được xây dựng bằng gỗ tạo nên sự ấm cúng và gần gũi hơn với thiên nhiên.
Giá vé tham quan tại Khu du lịch Mộng Mơ:
- Người lớn: 50.000 VND
- Trẻ em: 20.000 VND
- Trẻ em dưới 0.8m được miễn vé vào cổng
Gía vé trên được áp dụng cho ngày trong tuần, cuối tuần và các ngày lễ tết giá không đổi.
Đến với Khu du lịch Đồi Mộng Mơ, khách du lịch không chỉ được ngắm cảnh, chụp hình với muôn loài hoa đầy màu sắc mà còn tham gia, trải nghiệm các hoạt động văn hóa cổ truyền góp phần lưu giữ nét đẹp dân tộc và quảng bá đến bạn bè quốc tế. Đây quả thật là địa điểm lý tưởng cho bạn và gia đình trong dịp du lịch lên Đà Lạt.
Khám phá nét đẹp của nhà thờ Domaine De Marie Đà Lạt Nhà thờ Domaine De Marie Đà Lạt hay còn gọi là nhà thờ Mai Anh nằm trên ngọn đồi Mai Anh - nơi có nhiều hoa anh đào. Được khởi công xây dựng vào năm 1940 và hoàn thành sau 4 năm 1944 do phu nhân toàn quyền Đông Dương là bà Jean Decoux đứng ra quyên góp từ nhiều giáo dân, nơi...