Khám phá bãi biển thủy tinh độc đáo nhất thế giới
Khi nhắc đến biển, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng mường tượng ra những bãi cát trắng trải dài ngút ngàn với những con sóng vỗ bờ rì rào… Vậy đã bao giờ bạn nghĩ rằng số cát trắng kia sẽ biến mất và thay vào đó là một bãi thủy tinh đủ màu sắc?
Chỉ tưởng tượng thôi cũng không dám rồi đúng không, vì toàn thủy tinh thì tắm biển thế nào nhỉ? Nhưng không, đó là một nơi tuyệt đẹp và cực kỳ an toàn cho bất cứ người nào yêu biển.
Bãi biển thủy tinh Glass Beach thuộc vịnh Ussuri, cách thành phố Vladivostok, Nga khoảng 30 phút lái xe, được hình thành từ một bãi phế liệu với hàng nghìn vỏ chai rượu vodka, rượu vang, chai bia và đồ sành sứ bị vứt bỏ trong thời kỳ Liên Xô.
Trải qua hàng trăm năm, các mảnh vỡ thủy tinh sắc nhọn ngày nào đã được những con sóng biển và thủy triều từ vịnh Ussuri mài mòn trở thành những hòn đá thủy tinh nhẵn nhụi, trong suốt, sáng lấp lánh và đầy màu sắc tuyệt đẹp. Cái tên Glass cũng bắt nguồn từ đó.
Nơi này còn được ví von như bãi biển kính vạn hoa của Nga. Tờ Thời đại Siberia cũng từng bình chọn Glass Beach là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, đặc biệt vào thời điểm mùa đông khi có tuyết rơi.
Từ một nơi ô nhiễm chứa rác thủy tinh, mẹ thiên nhiên đã “sửa chữa” lỗi lầm của con người, biến nó thành kỳ quan đáng chiêm ngưỡng. Và du khách muốn ngắm nhìn những viên thủy tinh óng ánh sắc màu trên biển này phải trả tiền để tham quan.
Vào những ngày nắng to, ánh sáng chiếu xuyên xuống những viên đá thủy tinh, ánh lên màu sắc lấp lánh. Đây chính là lý do bãi biển thủy tinh Glass Beach trở thành điểm đến nổi tiếng của Nga trên bờ biển Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, bãi biển đặc biệt này đang đứng trước nguy cơ biến mất trong vòng một vài thập kỷ tới. Lý do một phần là do du khách đến chiêm ngưỡng quá đông, ai cũng muốn nhặt mảnh thủy tinh về làm đồ lưu niệm. Thêm vào đó là sự ăn mòn dần dần của nước sóng biển và thủy triều khiến những viên thủy tinh ngày càng nhỏ đi và chẳng bao lâu sau nơi này chỉ còn trơ lại sỏi đá như các bãi biển thông thường khác.
Video đang HOT
Giáo sư Petr Brovko, người chuyên nghiên cứu về đại dương, chia sẻ: “Bờ biển Glass thu hút rất đông khách vào dịp hè. Nhưng nó có thể không còn nữa trong vòng 2 thập kỷ tới, một phần do du khách nhặt mảnh thủy tinh về làm đồ lưu niệm, điều này có tác động vô cùng xấu đến bãi biển. Hơn nữa, những hòn đá thủy tinh ngày nay mang kích thước nhỏ hơn so với 20 năm trước. Điều này chứng tỏ chúng đang bị bào mòn dần dần”.
Hiện tại, cách duy nhất để “cứu sống” bãi biển thủy tinh Glass Beach là đổ thêm những chai thủy tinh mới. Tuy vậy, hiện tại chính phủ chưa có kế hoạch cho dự án này, mặc dù giới chức Nga đã đưa bãi biển này vào danh sách những khu vực được bảo vệ đặc biệt để có thể duy trì và bảo vệ cảnh quan nơi đây.
Ngoài Glass Beach là bãi biển nổi tiếng của Nga, có 2 bãi biển thủy tinh cũng vô cùng nổi tiếng khác: một nằm gần khu vực Fort Bragg ở California, Mỹ và một chưa được đặt tên ở Nhật Bản.
Bãi biển thủy tinh ở Mỹ cũng được hình thành từ “bãi rác”, qua bàn tay của mẹ thiên nhiên đã trở thành một địa điểm nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch đến chiêm ngưỡng bãi đá thủy tinh lấp lánh sắc màu.
Bãi biển thủy tinh ở Nhật đặc biệt hơn, do chính bàn tay con người tạo ra. Bãi biển trước kia là một bãi đá hoàn toàn bị bao phủ bởi tảo. Đến mùa hè, tảo phân hủy gây ra thứ mùi vô cùng khủng khiếp nên bãi biển này dường như không một ai ghé qua.
Chính quyền địa phương quyết định dọn dẹp toàn bộ bãi biển, bằng cách thay thế bãi đá bằng thủy tinh tái chế xay vụn, bo tròn nhỏ li ti như cát, đổ phủ lên trên để tảo không phát triển được nữa cũng như không nguy hiểm cho con người.
Theo Công an nhân dân
Ông Putin mở lời, Nhật Bản hành động nóng
Nga và Nhật Bản sớm hướng tới cải thiện quan hệ vô điều kiện vào cuối năm nay.
Trong phiên họp toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông hôm 12/9 có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất ký một Hiệp ước hòa bình giữa Moscow và Tokyo mà không kèm theo bất cứ điều kiện tiên quyết nào trước cuối năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp bên lề Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở thành phố Vladivostok (Nga) ngày 10/9.
Khi đó, Thủ tướng Nhật Bản đã chưa có phản hồi lập tức về đề xuất "vô điều kiện" này, phát biểu tại Phiên họp chung, ông Abe chỉ khẳng định rằng, để đi tới một Hiệp ước hòa bình, cả hai nhà lãnh đạo đều hiểu rất rõ rằng sẽ không hề đơn giản.
Hôm 20/9, Thủ tướng Nhật Bản đã có quan điểm rõ ràng hơn về đề xuất bất chợt của Tổng thống Nga khi tái đắc cử Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định sẽ sớm tìm dịp để tổ chức những cuộc họp cấp cao với phía Nga từ giờ cho đến cuối năm nay.
"Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) tại Argentina sắp tới gần. Tôi mong đợi tận dụng những cơ hội này tổ chức các cuộc họp cấp cao với Tổng thống Nga" - ông Abe nêu rõ.
Cải thiện quan hệ với Nga và sớm tiến tới một Hiệp ước hòa bình trong tương lai là mong mỏi của Thủ tướng Abe.
Chủ tịch đảng LDP cũng đang vận dụng cơ hội tốt nhất để nâng tầm quan hệ hai nước đã được Tổng thống Nga trao gửi tại một Diễn đàn Kinh tế.
Khi Tổng thống Putin nói về một Hiệp ước hòa bình - điều mà Thủ tướng Abe rất mong mỏi - đã biểu lộ: "Cả ông ấy [Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe] và tôi muốn chắc chắn đạt được một Hiệp ước Hòa bình. Tôi tin rằng đây là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cả đối với các mối quan hệ song phương của chúng ta và tạo ra những điều kiện thuận lợi trên thế giới.
Một ý tưởng vừa mới xuất hiện trong đầu tôi, đó là hãy hoàn tất một Hiệp ước Hòa bình, có thể không phải ngay lúc này nhưng vào cuối năm nay, mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào."
Bình luận về sáng kiến này, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay, Tokyo sẽ tham gia đàm phán với Nga về hiệp ước hòa bình chỉ sau khi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết.
Chính phủ Nhật Bản sau đó phát đi tín hiệu rằng, họ đang xem xét khả năng tổ chức một cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Taro Kono và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov trong thời gian diễn ra kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York từ ngày 24-27/9 tới.
Ngoại trưởng Kono theo đó, cơ bản muốn tìm hiểu ý định thực sự của phía Nga sau đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin về việc ký một hiệp ước hòa bình trước cuối năm nay mà không cần điều kiện tiên quyết nào.
Dự kiến, Ngoại trưởng Nhật Bản cũng bày tỏ thể hiện quan điểm của Tokyo liên quan văn kiện này, cũng như về vấn đề lãnh thổ tranh chấp.
Nếu được tổ chức, cuộc gặp cũng sẽ tập trung vào các hoạt động kinh tế chung trên quần đảo Nam Kuril do Nga kiểm soát - nơi mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Triển vọng về Hiệp ước hòa bình Nga- Nhật đến sớm?
Trước đó, trong chuyến thăm của Tổng thống Putin đến thành phố Nagato, tỉnh Yamaguchi - quê nội của Thủ tướng Abe vào năm 2016, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí khởi động các cuộc tham vấn về một hệ thống hoạt động kinh tế chung, bao gồm việc cho phép cư dân Nhật Bản sinh sống trên các đảo được tự do về thăm quê.
Theo Thủ tướng Abe, những lời hứa mà hai nhà lãnh đạo đưa ra tại Nagato giờ đang bắt đầu được thực hiện một cách vững chắc và các mối quan hệ Nhật - Nga đang tiến triển ở một cấp độ chưa từng chứng kiến trước đây.
Bất chấp những phản ứng tích cực về ngoại giao, việc thúc đẩy hoạt động kinh tế chung trên chuỗi đảo Kuril đang vấp phải những "hòn đá tảng" mà theo phía Nhật Bản, Nga không tạo nhiều điều kiện để hợp tác hoặc hoàn thành.
Đông Phong
Theo baodatviet
Ông Putin đổ lỗi cho Mỹ khiến giải trừ hạt nhân Triều Tiên bế tắc Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, trong khi Triều Tiên có nhiều bước đi hướng tới giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thì Washington không có những bước đi tương tự mà chỉ liên tục đưa ra yêu cầu. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters) Phát biểu hôm nay 12/9 tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở...