Khám phá ba ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam
Ba ngôi làng cổ nổi tiếng này lần lượt nằm ở ba miền Bắc – Trung – Nam, là ba ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam. Đó là những làng nào?
1. Nằm ở địa phận thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng Đường Lâm mang những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, là ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Ngôi làng cổ nổi tiếng này vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi… cùng gần 1.000 ngôi nhà kiểu truyền thống, nhiều ngôi được xây dựng từ thế kỷ 17-19.
Công trình kiến trúc nổi bật của làng Đường Lâm là đình Mông Phụ. Đình được xây dựng năm 1684, mang những nét điển hình của một ngôi đình cổ truyền thống. Công trình quan trọng khác của làng là chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự), có từ năm 1621.
Đặc trưng của kiến trúc Đường Lâm là sử dụng đá ong – một sản vật của vùng đất Sơn Tây – làm vật liệu xây tường thay cho gạch. Một nét độc đáo khác là hệ thống đường gạch cổ chạy khắp thôn xóm. Những điều này làm không gian kiến trúc của làng mang một sắc thái riêng đầy hấp dẫn.
Đặc sản nổi tiếng của làng cổ Đường Lâm là tương. Tương ở đây có chất lượng không hề thua kém các làng làm tương lâu đời khác ở Bắc Bộ. Ngoài ra làng còn có món kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam… ngon nức tiếng xa gần.
2. Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng cổ thứ hai được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Tên gọi làng Phước Tích thể hiện mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu. Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa đậm nét truyền thống Huế, thể hiện rõ nét qua hệ thống kiến trúc cổ.
Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong số đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại hình công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt.
Ngoài những ngôi nhà rường, làng còn có nhiều công trình thờ tự mang đậm nét văn hóa tâm linh của cư dân làng cổ Việt Nam, tiêu biểu là Miếu Bà hay miếu Cây Thị, một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng. Cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã 1.000 tuổi.
Video đang HOT
Bên cạnh những di sản kiến trúc độc đáo, làng cổ Phước Tích còn được biết đến với nghề gốm cổ truyền đặc sắc. Nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm “om ngự”, một loại om đất được làm riêng để nấu cơm từ gạo An Cựu cho vua ăn.
3. Nằm cạnh dòng sông Tiền, cách Chợ nổi Cái Bè hơn 1 km, làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là làng cổ thứ ba được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ 20, tại ngôi làng này, nhiều ngôi nhà đã được xây cất bằng các loại gỗ quý, có mái lợp ngói, cao và rộng, lối kiến trúc kết hợp phương Đông lẫn phương Tây, với dáng vẻ đa dạng.
Dù trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, rất nhiều ngôi nhà ở làng cổ Đông Hòa Hiệp vẫn vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản, phản ảnh một thời kỳ giao thoa văn hóa đặc biệt khi các giá trị truyền thống kết hợp hài hòa với xu thế tân thời.
Ngoài nhà ở, làng cổ Đông Hòa Hiệp còn có các nhà thờ họ, đình chùa. Đây là nơi lưu giữ nét đẹp tâm linh ngôi làng cùng nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ xuất chúng của các nghệ nhân Việt một thế kỷ trước.
Các công trình cổ kính của làng Đồng Hiệp Hòa nằm ẩn mình dưới những vườn cây ăn trái xum xuê, thoáng mát, cạnh những dòng sông, kênh rạch hiền hòa, tạo nên cảnh quan đặc trưng đầy hấp dẫn của một ngôi làng cổ ở vùng đất phương Nam.
Thư viện cộng đồng mọc lên từ đống đổ nát giữa ngôi làng cổ
Với diện mạo mới, thư viện không chỉ phục vụ cho cộng đồng địa phương mà còn là địa điểm dừng chân khám phá của nhiều du khách.
Tiềm năng phát triển du lịch của Sunyao đã thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư lớn. Một sức sống mới lại thổi vào ngôi làng cổ này.
Mới đây, Atelier Xi đã giới thiệu công trình kiến trúc với tên gọi "Library in ruins" nằm bên trong làng Sunyao, Trung Quốc. Ngôi làng cổ Sunyao nằm ở vùng núi cách xa trung tâm thị trấn. Kể từ năm 1996, dân làng lần lượt di chuyển vào những nhà làng bê tông bằng gạch ở ngôi làng mới ngay bên cạnh và để lại Sunyao với những căn xây bằng gạch cũ kỹ, có cả nhà nằm bên trong hang động.
Nhiều năm đã trôi qua, ngôi làng bị bỏ hoang này được KTS kiểm tra, nghiên cứu lại và đánh giá: Những vách đá cằn cỗi tiếp giáp với khu di tích và những cánh đồng rộng lớn phía trên đều thể hiện mối quan hệ địa hình phong phú, gợi lên rất nhiều cảm hứng thiết kế.
Ngôi làng cổ Sunyao nằm ở vùng núi cách xa trung tâm thị trấn.
Ban đầu KTS được ủy thác thiết kế một tòa nhà công cộng rộng 300m2 nhằm tạo điều kiện cho việc giáo dục văn hóa và nghệ thuật của quận Xiuwu, Hà Nam. Tuy nhiên, sau khi xem xét khu vực rộng lớn này và nhận thấy việc đi lại giữa các ngôi làng nằm rải rác có chút khó khăn, KTS đã đưa ra đề xuất chia một tòa nhà thành các cơ sở nhỏ ở các địa điểm khác nhau để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng địa phương.
Ngôi làng cổ Sunyao nằm ở vùng núi cách xa trung tâm thị trấn.
Cấu trúc mới được mọc lên từ những tàn tích cũ.
Khi mới bắt đầu, dân làng đã hỏi KTS rằng liệu có thể xây dựng theo lối kiến trúc cũ của ngôi nhà, nơi chỉ còn lại một phần của những bức tường gạch nung đổ nát. Nhưng họ lại không thể tìm thấy một người thợ thủ công nào có thể xây dựng với kỹ thuật ban đầu.
Do đó, KTS đã đề xuất xây dựng theo một phương pháp mới, cho phép một cấu trúc mới được mọc lên từ những tàn tích cũ để người dân vẫn có thể cảm nhận được hình ảnh ngôi nhà cũ của mình nhưng với một diện mạo mới.
Cấu trúc mới được mọc lên từ những tàn tích cũ.
Bản thiết kế dự án thư viện.
Hơn nữa, KTS hy vọng có thể đem đến cho người dân nơi đây một công trình với ý nghĩa song song. Cụ thể một mặt, nó kết nối những ngôi nhà trong hang động, những ngọn đồi cằn cỗi và cả những bức tường đất - đều là những di tích vật chất còn lại với thời gian.
Mặt khác, công trình thể hiện những cấu trúc thu nhỏ để phù hợp với bối cảnh của địa điểm, từ đó trở thành một không gian kiến trúc điêu khắc độc đáo. Một cấu trúc lối vào bằng bê tông đúc tại chỗ nhô ra ngay tại vị trí của bức tường cũ kỹ.
Sau khi vào tòa nhà, một góc tường còn sót lại mở rộng vào phòng, hướng dẫn mọi người khám phá nơi ở bên trong, vách đá cũ và khu vườn ở phía sau. Các cửa gỗ kiểu truyền thống được lắp đặt ở mặt tiền phía sau nhằm mô tả phong cách truyền thống của khu vực.
Một cấu trúc lối vào bằng bê tông đúc tại chỗ nhô ra ngay tại vị trí của bức tường cũ kỹ.
Một góc tường còn sót lại mở rộng vào phòng, hướng dẫn mọi người khám phá nơi ở bên trong.
Bản thiết kế công trình.
Thiết kế nhấp nhô của mái nhà tạo thành một sân thượng ngoài trời và một một khu vui chơi cho trẻ em. Trong khi đó, đường cong cắt ngang qua các bức tường cũ còn sót lạt kết nối lối vào, tầng 1, và cả sân thượng.
Không gian bên trong không chỉ có chức năng như một thư viện bậc thang mà còn như một phòng chiếu thu nhỏ với cửa kính hướng ra các tòa nhà và cây cối trong làng. Các ô hình học được thiết kế trên bức tường bê tông mặt tiền phía Bắc và phía Nam giúp mang lại ánh sáng bên trong và cung cấp tầm nhìn ra ngoài trời, giúp tạo ra bóng râm suốt cả ngày và một khung cảnh ánh sáng lấp lánh tuyệt đẹp vào ban đêm.
Các ô hình học được thiết kế trên bức tường bê tông mặt tiền phía Bắc và phía Nam giúp mang lại ánh sáng bên trong.
Khu vực này hoạt động như một trung tâm cộng đồng, nơi dân làng và trẻ em gần đó đến để đọc sách và vui chơi.
Được hoàn thành vào tháng 9.2020, cho đến nay khu vực này hoạt động như một trung tâm cộng đồng, nơi dân làng và trẻ em gần đó đến để đọc sách và vui chơi. Nó cũng thu hút nhiều khách du lịch từ các quận và thành phố lân cận đến tham quan và khám phá.
Ngoài ra, công trình còn có một quảng trường nhỏ trước lối vào tòa nhà thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng như hội họp và tổ chức các lễ hội của dân làng. Thêm nữa, nơi đây còn được sử dụng như một địa điểm phụ cho Diễn đàn phục hồi nông thôn quốc gia vào mùa thu năm 2020, để chào đón các học viên phục hưng nông thôn từ khắp nơi trên đất nước.
Đồng thời, kiến trúc ngôi làng cổ Sunyao đã thu hút các công ty lớn từ Thượng Hải và Trịnh Châu đến để đầu tư cải tạo những ngôi nhà cũ thành khách sạn lưu trú tại nhà mang lại sức sống mới cho ngôi làng.
Không gian đọc sách.
Kiến trúc ngôi làng cổ Sunyao đã thu hút các công ty lớn từ Thượng Hải và Trịnh Châu.
Nơi đây còn được sử dụng như một địa điểm phụ cho Diễn đàn phục hồi nông thôn quốc gia vào mùa thu năm 2020 .
Thông tin công trình:
- Tên công trình: Library in ruins
- Đơn vị thiết kế: Atelier Xi
- Đơn vị xây dựng: Công ty Xây dựng Yuantuo (Hà Nam) Công ty Xây dựng quận Xiuwu
- Địa điểm xây dựng: Làng Sunyao, Xiuwu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
Hành trình khám phá cửa khẩu Bờ Y Kon Tum Một trong những chuyến hành trình thú vị khi đặt chân về với mảnh đất Tây Nguyên được nhiều lữ khách yêu thích đó là cửa khẩu Bờ Y Kon Tum - khu kinh tế trung tâm trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Với những tín đồ mê xê dịch thì Tây Nguyên luôn là mảnh...