Khám phá ẩm thực Vũng Tàu qua món bánh khọt trứ danh
Ẩm thực Vũng Tàu có rất nhiều đặc sản bình dị lại mang một hơi thở biển cả riêng biệt. Một trong những món ăn làm lên tên tuổi của Vũng Tàu chính là bánh khọt.
Đến thành phố xinh đẹp này bạn có thể tìm được bánh khọt ở khắp mọi nơi, từ những quán ăn sang trọng đến vỉa hè, hay những gánh hàng dong, vì thế bạn không thể bỏ qua món ăn này được.
Bạn có biết tại sao gọi là bánh khọt không, nguồn gốc của cái tên bánh khọt này cũng được lý giải hết sức thú vị đấy nhé. Bánh khi được lấy ra khỏi khuôn người làm sẽ dùng loại muỗng dẹt và dài để “khẩy” bánh lên, muỗn va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”, cái tên bánh khọt cứ thế mà ra đời.
Để làm được bánh khọt ngon mỗi người đều nắm giữ cho mình những bí quyết riêng. Nguyên liệu làm bánh đơn giản chỉ làm từ bột gạo và không pha tạp. Bột gạo được hòa với nước theo một tỉ lệ hoàn hảo, bước này đòi hỏi người làm phải khéo léo tỉ mỉ làm sao, vì bánh có giòn hay mềm tất cả đều phụ thuộc vào bước pha bột làm bánh. Nếu pha bột quá đặc bánh sẽ bị bở, còn nếu bột lỏng quá bánh sẽ mỏng và không ngon. Một chiếc bánh khọt “chuẩn chỉnh” bên ngoài giòn, độ dai hoàn hảo không quá dày cũng không quá mỏng.
Bánh khọt được đổ trong những chiếc chảo lớn lõm xuống vừa bằng kích cỡ của chiếc bánh. Đổ bánh khọt như thế nào để bánh đẹp cũng là cả một “nghệ thuật”, mà người làm bánh khọt chính là một nghệ sĩ. Phần nhân của bánh khọt thường được các đầu bếp lựa chọn là tôm nõn được bóc vỏ, hoặc những miếng mực trắng muốt tươi ngon.
Video đang HOT
Ngồi chờ đợi xem làm bánh khọt cũng rất thú vị đó nhé. Chảo được làm nóng sau đó người chế biến sẽ phết lên một lớp mỡ mỏng sau đó đổ từng muôi bột vào khuôn bánh. Nghe cái tiếng bánh “xèo xèo” vang lên, mùi thơm bột gạo nhẹ nhàng lan tỏa vào không khí sẽ kích thích dạ dày đang kêu của bạn lắm đấy. Sau đó phần nhân bánh như tôm, mực sẽ được cho vào và đập từng chiếc nắp nhỏ chờ đến khi bánh chín.
Bánh được chín vàng ruộm sẽ được gắp ra đĩa, rắc lên bên trên một lớp tôm cháy mỏng đẹp. Bày ra bàn là một đĩa rau xanh mướt, kèm đu đủ chua ngọt nhìn thôi đã phải nuốt nước miếng ừng ực rồi. Gắp một miếng bánh kèm rau thơm đủ loại, nhấn nhá thêm vài sợi đu đủ giòn giòn cuộn vào, chấm mắm chua ngọt thêm ít ớt cay nhẹ. Cắn một miếng đầu tiên, cảm nhận thịt tôm tươi ngọt, cùng miếng bánh giòn giòn, tất cả như một bản nhạc giao hưởng ẩm thực ngon tới xuất sắc. Thêm một chút cay cay kích thích vị giác đảm bảo bạn phải ăn hết liền lúc mấy cái cho xem.
Bánh khọt Vũng Tàu giản dị nhưng hương vị ngon ngọt đậm đà làm bạn ăn một lần sẽ muốn quay lại mà thưởng thức thêm nhiều lần nữa. Đến thành phố biển xinh đẹp này đừng quên thưởng thức món ăn này trước khi về nhé.
Địa chỉ tham khảo:
- Bánh khọt gốc vú sữa – 14 Nguyễn Trường Tộ, Phường 2
- Bánh khọt miền đông CK – 59 Bà Triệu, Phường 4
- Bánh khọt cây sung – 19 Hoàng Hoa Thám, Phường 3
Điểm dừng chân có món ngon trên đường TP HCM - Vũng Tàu
Trên đoạn đường dài hơn 100 km, du khách có thể ăn sáng với bún bò Huế và nghỉ chân thưởng thức sữa bò nguyên chất.
Có khoảng 5 tuyến đường từ TP HCM đi Vũng Tàu. Dưới đây là gợi ý các điểm dừng chân trên cung đường rộng, có nhiều xe cộ qua lại, phù hợp cho người ít khi tự lái xe máy đường xa.
Lộ trình gợi ý: Trung tâm TP HCM đi theo đường Điện Biên Phủ - Cầu Sài Gòn - Xa lộ Hà Nội - Quốc lộ 51 (qua Đồng Nai, Bình Dương) - Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phở Bắc Hải, đường Điện Biên Phủ, TP HCM
Hương vị phở tại đây chuẩn vị Bắc. Bánh phở không nhỏ như sợi phở của miền Nam, nhưng cũng không quá to. Thịt bò được cắt lát dày, chín tới, khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt, mềm. Tô phở tái giá 35.000 đồng được nhiều khách đánh giá là đầy đặn. Quán mở cửa từ sớm nên bạn có thể ghé đây ăn sáng.
Trạm dừng Bò sữa Long Thành, Đồng Nai
Đây là trạm dừng chân nổi tiếng được nhiều du khách ghé trên tuyến đường từ TP HCM đi Vũng Tàu và ngược lại. Có khoảng gần chục trạm dừng chân như thế ở dọc tuyến quốc lộ 51. Tại đây, bạn không chỉ tìm thấy các món ăn cho bữa chính như cơm, hủ tiếu, phở... mà còn nhiều món ăn vặt, trái cây, nước giải khát.
Bên cạnh sữa bò và kem, bánh nướng là món đắt khách tại đây.
Nơi này có bãi đỗ xe rộng và thoáng cho ôtô lẫn xe máy. Khách vào không phải mất phí. Trạm nghỉ mở cửa cả ngày và bán nhiều quà mang về.
Bánh canh Long Hương, cổng chào Bà Rịa
Giá khoảng 45.000 đồng một tô.
Quán trên đường Cách Mạng Tháng 8, ngay gần cổng chào Bà Rịa là địa chỉ nổi tiếng với món bánh canh giò heo, được nhiều khách rỉ tai nhau phải thử khi vừa đặt chân đến đất Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguyên liệu chính làm nên món ăn gồm sợi bánh canh, giò và ít hành lá, hành phi khiến nhiều người thử đều tấm tắc khen ngon.
Sợi bánh canh có màu trắng đục, mềm, dai. Nước lèo thơm nức, dậy vị biển vì được hầm từ cá, tôm và xương ống. Nếu không thích ăn giò heo, bạn có thể gọi bánh canh thịt nạc, tôm thịt... Nhưng bánh canh giò heo được nhiều người yêu thích nhất. Thực khách còn có thể chọn giò gân hoặc giò nạc.
Bánh khọt Gốc Vú Sữa, Vũng Tàu
Nếu vừa đến thành phố và cảm thấy đói, bạn có thể tìm thử món bánh khọt trước khi đến điểm lưu trú. Đây là món nổi tiếng mà hầu như du khách nào từng có dịp đến Vũng Tàu đều thử qua.
Bánh khọt bán theo suất, có giá dao động từ 40.000 đồng.
Bánh được đổ trên chiếc khuôn nhỏ, cho thêm con tôm hay miếng mực. Khi chín, bánh được đơm ra đĩa theo phần, kèm với rau sống như cải xanh, xà lách, tía tô, dấp cá... thêm đu đủ ngâm chua và không thể thiếu chén nước mắm pha chua ngọt.
Vũng Tàu có nhiều quán bánh khọt từ bình dân đến sang trọng, có thể kể tên như Cô Ba, Bà Hai, Út Loan... nhưng quán Gốc Vú Sữa trên đường Nguyễn Trường Tộ là địa chỉ nổi tiếng, lâu năm.
Di Vỹ
Bánh canh bề bề và những bữa sáng dưới 50.000 đồng ở Vũng Tàu Đến Vũng Tàu, bạn có thể thưởng thức những món ăn sáng nổi tiếng được người dân địa phương yêu thích với mức giá không quá cao. Bánh canh bề bề: Bát bánh canh bề bề gồm có các nguyên liệu mực, tôm, bề bề, nước dùng, bún... Ngoài bún, bạn có thể chọn bánh canh hoặc bánh đa thay thế. Điều làm...