Khám phá Abu Simbel – niềm tự hào của Ai Cập
Đi thêm khoảng 300km giữa sa mạc, hai ngọn núi đá khổng lồ chứa hai ngôi đền đã bị cắt nhỏ thành từng mảnh hiện ra trước mắt. Đó là câu chuyện của cả một nỗ lực phi thường để gìn giữ những di sản văn hóa cho đời sau.
Abu Simbel, niềm tự hào của người Ai Cập là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Những gì du khách được chiêm ngưỡng ngày nay là ngôi đền đã được di dời hoàn toàn ra khỏi vị trí nguyên thủy.
Trong các năm 1902 và 1971, hai công trình đập khổng lồ là đập Aswan và đập High ra đời tại thành phố Aswan, phía nam Ai Cập. Dưới chân những con đập này, một hồ nhân tạo lớn nhất thế giới có tên Nasser cũng hình thành với diện tích 5.250 km2, dài 510km, rộng 5- 35km.
Các công trình này đem lại rất nhiều lợi ích: diện tích canh tác tăng lên 30%, lượng điện năng sản xuất ra cho đất nước cũng tăng gấp đôi trước đó. Tuy nhiên, một vùng rộng lớn cũng sẽ vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy hồ.
Hàng chục ngàn người Ai Cập có thể rời bỏ quê quán, nhưng việc di dời những kiến trúc khổng lồ nằm gần sông Nile thì khó khăn hơn gấp bội.
Video đang HOT
Thế nhưng, hai cuộc giải cứu ngoạn mục của Ai Cập, với sự trợ giúp của UNESCO, đã diễn ra với cụm đền Abu Simbel nằm gần biên giới Sudan và đền thờ Isis trên đảo Philae, Aswan.
Những vết cắt dọc ngang, minh chứng cho cuộc đại di dời cụm đền.
Ngày nay, khi viếng thăm hai ngôi đền khổng lồ tại Abu Simbel, người ta có thể dễ dàng nhận ra những vết cắt thẳng tắp xuất hiện khắp nơi trong các căn phòng, bức tượng, cột đỡ. Đó là dấu vết còn lại sau khi người ta cắt nhỏ cụm đền và đưa nó đến vị trí khác cao hơn đến 65m, chính là hòn đảo nhân tạo nơi ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Abu Simbel.
Theo tính toán, toàn bộ cụm đền nguyên thủy đã bị cắt ra thành 800 phiến đá, mỗi phiến nặng 20 tấn. Hòn đảo nhân tạo này và 40 triệu USD chi phí, cộng thêm bốn năm làm việc vất vả (1964-1968) đã cứu thoát một di sản thế giới khỏi đáy hồ.
Cách Abu Simbel 300 km, Đền thờ Isis trên đảo Philae vẫn đứng sừng sững dưới nắng trời Ai Cập, cũng nhờ vào một cuộc di dời vất vả tương tự như trên.
Đền thờ Isis ở vị trí mới
Sau khi chiếc đập đầu tiên Aswan được xây dựng, mực nước tại hồ Nasser dâng cao, nhấn chìm hòn đảo Philae mỗi năm sáu tháng dưới nước. Cảnh tượng kì lạ này cho phép khách du lịch lướt đi trên những con thuyền và “nhìn ngắm” ngôi đền qua làn nước mờ ảo.
Đến khi con đập thứ hai hoàn thành, ngôi đền này sẽ vĩnh viễn biến mất nếu không được chuyển đến một địa điểm khác.
Dấu vết ngôi đền từng bị cắt nhỏ
“Mảnh đất mới” mà ngày nay đền thờ tọa lạc là đảo Agilkia, có độ cao hơn 20 mét so với đảo Philae cũ. Từng mảnh của ngôi đền đã được cắt ra và phục hồi nguyên trạng cho ngôi đền trên hòn đảo mới. Thậm chí, người ta nói rằng cảnh quan xung quanh đền thờ Isis hiện nay còn được tái hiện lại y như trước khi nó được di dời.
Từ thủ đô Cairo, bạn di chuyển đến thành phố Aswan bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe buýt (từ Luxor có thể đi thuyền felucca). Để đến Abu Simbel, bạn có thể đi xe buýt công cộng, tuy nhiên có giới hạn lượng khách nước ngoài trên mỗi xe.
Để thuận tiện nhất, bạn nên đặt xe từ khách sạn hoặc một đại lý du lịch. Thời gian di chuyển giữa Aswan – Abu Simbel cả đi và về là tám tiếng. Các chuyến đi đến đây thường bắt đầu từ sáng sớm, lúc 4h.
Theo 24h
Ngao du khắp chốn ở rừng già Amazon (Phần 2)
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "bảo tàng thiên nhiên nhiệt đới kỳ vĩ nhất thế giới".
Rừng mưa nhiệt đới Amazon là một dải lụa xanh ngắt một màu, trải rộng và dài theo lưu vực sông Amazon hùng vĩ, qua 9 lãnh thổ ở các nước vùng Nam Mỹ, bao gồm Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp. Với tổng diện tích bề mặt bao phủ lên đến 7 triệu km2, Amazon được mệnh danh là "lá phổi" lớn nhất của hành tinh.
Rễ cây nhiều tầng, vô số nhánh của loài đước đỏ - trồi lên như có vẻ không ưa cái mặn của khu rừng ngập mặn?
Loài ếch siêu độc, siêu nhỏ (dài khoảng 20 mm) này được tìm thấy phần lớn ở lưu vực sông Amazon thuộc lãnh thổ Peru.
Dòng thác Iracema.
Amazon nói "không" với công nghệ và hiện đại. Bởi vậy, đừng dại gì mà "bê" chú "ngựa sắt" Volkswagen để "mắc cạn" trên con đường đầm lầy này. Đi bộ vẫn là thượng sách.
Cảnh tượng một phần rừng nguyên sinh nhìn từ nhánh sông Alto Madre de Dios ở Peru đã "qua tay" của con người. Trước năm 1960, Amazon tuyệt đối nguyên sơ, hoang dã. Về sau, con người đã khai thác nguồn rừng vàng này.
Dù có con sông Amazon bồi đắp, rừng mưa Amazon cũng vẫn không tránh khỏi những đợt hạn hán nặng nề vào năm 2005, 2010.
Rừng thì bị hạn hán còn dòng sông Amazon lại rất đỏng đảnh, trung bình cứ có 4 đến 5 tháng trong năm lại gây ngập úng, lụt lội nặng nề. Cuộc sống của thảm động thực vật miền nhiệt đới nơi đây cũng khắc nghiệt không kém.
Ngôi làng nổi Iquitos trên phần lưu vực sông Amazon "khô ráo" hiếm hoi, là nơi sinh sống của người dân bản địa vùng sông nước.
Bản "giao hưởng" hài hòa giữa tạo vật, thiên nhiên và vũ trụ trong nắng mai thanh bình vùng Amazon.
Tán cây rừng Amazon đan nhau rậm rạp tới mức, vạn vật bên dưới hầu như không có cơ hội được tắm nắng trời. Dưới con mắt các nhà y học, bác sĩ, Amazon là "tủ thuốc" tự nhiên khổng lồ, có khả năng chữa những căn bệnh lan truyền nguy hiểm cho con người.
Một thổ dân Yagua đang biểu diễn màn thổi phi tiêu đặc trưng tại ngôi làng của mình.Thổ dân sinh sống bên dòng Amazon thuộc Peru cho biết, khi loài dế ngân lên những khúc nghe như tiếng chuông, thì báo hiệu một mối nguy hiểm lớn sắp xảy ra.
theo 24h
Đến Pleiku vào mùa dã quỳ Biển Hồ đẹp, càng làm Pleiku (Gia Lai) thêm tuyệt vời trong mùa hoa dã quỳ nở rộ này. Đến với Biển Hồ mênh mông mà dịu êm giữa chập chùng núi rừng mới hiểu vì sao trái tim nhạc sĩ Nguyễn Cường muốn vỡ tan vì nét duyên dáng của "viên ngọc bích" núi rừng Tây nguyên. Biển Hồ nhìn từ trên...