Khám phá 9 vụ tai nạn máy bay bí ẩn trên thế giới (2)
Trong khi chúng ta đang cố gắng rút ra bài học từ các vụ tai nạn cũng như hoàn thiện các trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao độ an toàn, thì vẫn còn có những vụ tai nạn hàng không khiến giới chức nhức đầu vì không thể tìm ra nguyên nhân vụ việc.
Chuyên cơ Flying Tiger 739
Vào năm 1962, chuyến chuyên cơ vận tải quân sự mang tên Flying Tiger 739 chở hàng hóa và các quân nhân từ California tới Sài Gòn, Việt Nam. Sau khi dừng để tiếp nhiên liệu tại căn cứ không quân ở đảo Guam, chiếc phi cơ Super Constellation L-1049 cất cánh và mất tích ở vùng biển Philipine sau đó. Máy bay bị mất tích trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường, không có cuộc gọi khẩn cấp nào được ghi nhận. Sau nỗ lực tìm kiếm không thành của 4 quân binh chủng, 107 người trong phi hành đoàn xem như đã thiệt mạng. Chiếc máy bay không bao giờ được tìm thấy.
Bởi không tìm thấy một bằng chứng nào, các nhà điều tra không thể kết luận nguyên nhân tai nạn của chuyến bay 739. Các giả thiết và dự đoán được đưa ra tràn lan. Nhân chứng chứng thực rằng họ nhìn thấy vệt khói dài và ánh sáng lóe lên ở nơi được cho là vị trí xảy ra tai nạn.
Chuyến bay 427 của hãng hàng không USAir
132 hành khách trên chuyến bay USAir Flight 427 đang trên hành trình từ Chicago đến Pittsburgh. Đáng buồn thay, chỉ 10 phút trước khi hạ cánh, máy bay xảy ra sự cố bất thường và rơi xuống mặt đất với vận tốc khoảng 500km/h. Toàn bộ 132 người trong phi hành đoàn và hành khách đã thiệt mạng. Đó là vụ tai nạn đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ đến nỗi nhưng cựu binh chai sạn trong chiến tranh cũng phải rùng mình khi chứng kiến hiện trường.
Thông thường, các nhà điều tra có thể xác định nguyên nhân vụ tai nạn trong một hoặc hai tuần, tuy nhiên vụ việc này mất đến 4 năm đề xác định sự cố dẫn đến thảm họa. Các chuyên gia nghiên cứu mọi giả thiết có thể và xác định rằng sự cố trong hệ thống lái đã khiến các phi công mất kiểm soát.
Trong khi bí ẩn đang được tháo gỡ, một câu hỏi được đặt ra là liệu USAir có phát hiện ra sự cố trong hệ thống lái của các máy bay Boeing 737. Các vụ tai nạn tương tự trong những năm 90 chỉ ra rằng USAir đã có thể ngăn chặn thảm họa của chuyến bay 427 nếu họ điều tra các vụ tai nạn trong quá khứ một cách triệt để. Nhiều nhân thân của người bị nạn đã kiện hãng hàng không USAir và tập đoàn Boeing. Hai hãng này đã đền bù thiệt hại cho gia đình những người bị nạn 50 triệu đô-la mà không cần đến sự can thiệp của tòa án.
Video đang HOT
Chuyến bay số 800 của hãng TWA
Vào năm 1996, chuyến bay TWA 800 phát nổ và rơi chỉ 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy lấy đi sinh mạng của 230 người. Sau 4 năm điều tra, cục an toàn vận tải quốc gia kết luận hỏng hóc trong hệ thống điện gây tia lửa làm cháy nhiên liệu là nguyên dân dẫn đến thảm họa. Tuy nhiên, giải thích đó mâu thuẫn với hàng trăm nhân chứng của FBI, bởi họ đã tận mắt trông thấy vệt sáng phía sau máy bay, khiến chiếc phi cơ bùng cháy như quả cầu lửa. Những báo cáo này khiến nhiều người cho rằng máy bay thực chất đã bị tên lửa bắn hạ.
Vậy ai đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự? Một trong những giả thiết thuyết phục nhất đó là quân đội Hoa Kỳ đã bắn nhầm trong cuộc diễn tập Hải quân thường kì diễn ra tại khu vực đảo Long Island. Ngoài ra, còn một số điều bất thường xung quanh vu việc, trong đó có dư lượng thuốc nổ còn sót lại trên máy bay chứng tỏ rằng FBI đã làm giả bằng chứng, thay đổi thông tin trên rada trước khi công bố rộng rãi trước công chúng.
Chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France
Năm 2009, chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France bất ngờ bị rơi và lao xuống Đại Tây Dương, vĩnh viễn mang theo 228 sinh mạng vào đáy biển. Không có tín hiệu cấp cứu nào được ghi nhận, cũng không ai biết máy bay gặp nạn cho tới một tiếng sau, khi cơ quan kiểm soát không lưu không thể liên lạc với phi công. Chiếc phi cơ “tự lái” này là một trong những máy bay an toàn nhất lịch sử hàng không, dường như không có lí do gì khiến nó có thể biến mất.
Rất khó để xác định nguyên nhân vụ tai nạn, mảnh vỡ vương vãi khắp mặt biển. Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng khi các hộp đen của máy bay không thể tìm thấy sau 30 ngày, bởi khi đó bộ định vị trong các hộp đen sẽ ngưng truyền tín hiệu. Tuy vậy, cơ quan chức năng Pháp vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm. Đến năm 2011, một đội cứu hộ tư nhân đã được thuê để thực hiện nhiệm vụ, họ đã xác định vị trí các mảnh vỡ của máy bay chỉ trong một tuần. Hải quân Pháp đã khôi phục toàn bộ dữ liệu trong các hộp đen máy bay và tìm thấy thi thể của hơn 100 nạn nhân.
Kết luận điều tra cho thấy sai sót của phi công sau khi ngắt hệ thống “tự lái” đã dẫn đến thảm kịch. Mặc dù bí ẩn đã được làm sáng tỏ, nhiều người vẫn đặt ra nghi vấn tại sao những phi công dày dạn kinh nghiệm (3 người trên buồng lái máy bay) lại có thể mất kiểm soát máy bay trong tình huống thông thường đến vậy.
Chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am
Ngày 8-11-1957, chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am chỉ vừa mới bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới thì không may lao xuống biển lấy đi sinh mạng của 44 người. Các mảnh vỡ đã được tìm thấy một tuần sau đó, khi tàu sân bay của hải quân Mỹ phát hiện các xác chết trôi dạt ở vùng Đông Bắc đảo Honolulu.
Nhà chức trách không thể xác định nguyên nhân vụ tại nạn, tuy nhiên có vài điều đáng ngờ trong vụ việc này. Thứ nhất, không một cuộc gọi cứu trợ nào được thực hiện thành công, các mảnh vụn nằm ở rất xa đường bay. Đáng nghi ngại nhất, báo cáo về kiểm tra độc tố cho thấy chất độc Cacbon Mônôxít được tìm thấy trong cơ thể của các nạn nhân xấu số.
Hơn 50 năm sau, người ta vẫn truy tìm câu trả lời cho bí ẩn này. Một vài giả thiết cho rằng vụ tai nạn liên quan đến việc thù oán cá nhân của các thành viên trong phi hành đoàn, một vài ý kiến khác cho rằng vụ tai nạn là âm mưu thu lợi từ tiền bảo hiểm hoặc sự cố từ động cơ.
Theo ANTD
Pháp: Bắt 6 nghi phạm trộm 50 kg vàng
Cảnh sát Pháp đã bắt 6 nghi phạm bị nghi ngờ gây ra vụ trộm 50 kg vàng trên một chiếc máy bay của hãng hàng không Air France.
Ngày 27/9, cảnh sát Pháp đã bắt giữ 6 nghi phạm ở thủ đô Paris vì bị nghi ngờ đã thực hiện vụ trộm táo tợn cuỗm đi số vàng trị giá tới 2,1 triệu USD trên một chiếc máy bay của hãng hàng không Air France từ Paris bay tới Zurich, Thụy Sĩ.
Cảnh sát cũng đang truy tìm để thu hồi số vàng bị trộm trên và dọn đường cho việc truy tố các nghi phạm này.
Máy bay của hãng hàng không Air France
Số vàng này bị cuỗm đi từ trên chiếc máy bay ngay trước khi nó cất cánh khỏi sân bay Charles de Gaulle ở Paris hôm 19/9, tuy nhiên mãi đến ngày hôm sau, cảnh sát mới phát hiện ra vụ trộm này sau khi máy bay hạ cánh ở Zurich.
Số vàng bị mất có trọng lượng 50 kg này được các nhân viên của công ty bảo vệ Mỹ Brink's áp tải và chuyển lên máy bay.
Hiện vẫn chưa rõ vụ trộm ly kỳ này được thực hiện như thế nào, song một quan chức sân bay cho biết những tên trộm "có thể có các tòng phạm ở sân bay".
Hàng ngày các nhân viên bảo vệ của công ty Brink's vẫn áp tải những chuyến hàng như thế này đến sân bay, và họ luôn trực tại đường băng cho đến khi máy bay cất cánh.
50 kg vàng biến mất ngay trước khi máy bay cất cánh
Công ty Brink's tuyên bố họ không chịu trách nhiệm về số vàng bị mất này vì họ đã hoàn thành nhiệm vụ sau khi chuyển số vàng lên máy bay.
Cảnh sát Pháp không nói rõ 6 nghi phạm bị bắt giữ này có được phép làm việc trong khu vực an ninhcủa sân bay hay không.
Hồi đầu tháng, cảnh sát Pháp cũng đã bắt giữ số ma túy kỷ lục lên tới 1,3 tấn được đựng trong 30 chiếc va-ly vận chuyển trên máy bay của hãng Air France bay từ Venezuela tới thủ đô Paris của Pháp.
Theo Telegraph
6 nghi phạm trộm số vàng hai triệu USD bị bắt Cảnh sát Pháp bắt giữ 6 người đàn ông vì tình nghi tham gia vào vụ trộm vàng thỏi trị giá hơn hai triệu USD trên một máy bay của hãng Air France. Những thỏi vàng trị giá hơn hai triệu USD mới đây "bốc hơi" trên máy bay của hãng Air France đi từ Pháp tới Thụy Sĩ. Ảnh minh họa: AFP...