Khám phá 7 điều có một không hai ở Đà Lạt
Nằm trên cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt chắc hẳn là địa danh đã quen thuộc với mọi người. Đến đây du lịch nhưng ít ai biết tới thành phố này đang sở hữu 7 đặc điểm mà không nơi nào ở Việt Nam có được.
Thành phố “3 không”, “4 có” – thành phố duy nhất ở Việt Nam, không đèn tín hiệu giao thông, không xích lô và không máy lạnh nhưng lại có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong một ngày
Cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam nở hoa (tại 75 Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt). Năm 1998, Tiến sĩ Hà Ngọc Mai mang cây con từ Australia về trồng tại vườn nhà, 5 năm sau thì nở hoa tuyệt đẹp
Mộc bản Triều Nguyễn, Di sản Văn hóa Thế giới – Di sản Tư liệu Thế giới đầu tiên tại Việt Nam, được UNESCO công nhận năm 2009, đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV(2 Yết Kiêu, Đà Lạt)
Ga Đà Lạt cổ kính và đẹp nhất Đông Dương còn nguyên vẹn. Đây là công trình kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, được công nhận “Di tích Kiến trúc Quốc gia” năm 2001
Crazy House nằm trong khu vườn diện tích hơn 2.000m2 có sức hút kỳ lạ với những lò sưởi hình quả bầu, chuột túi, đại bàng, con hổ, tổ kiến… rất ngộ nghĩnh
Video đang HOT
Nhà hát hoa Dã Quỳ Đà Lạt khánh thành năm 2013 (tại Quảng trường Lâm Viên), kiến trúc mô phỏng hoa dã quỳ – loài hoa hoang dại, sống rất mãnh liệt ở Đà Lạt
Thành phố Festival hoa Việt Nam. Năm 2009, Chính phủ ký văn bản công nhận “Đà Lạt – Thành phố Festival hoa Việt Nam”, nhằm tôn vinh quảng bá nghề trồng hoa với bạn bè trong nước và quốc tế
Theo anninhthudo.vn
Khám phá thú vị nhà ga cổ nổi tiếng nhất Việt Nam
Ga Đà Lạt, ga Huế và ga Hà Nội là những nhà ga có giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc của ngành đường sắt Việt Nam. Cùng điểm qua những nét độc đáo của các nhà ga cổ này.
1. Nằm ở phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ga Đà Lạt được coi là nhà gacổ đẹp nhất Việt Nam cũng như toàn khu vực Đông Dương. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 - 1938, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt dài 84 km.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 franc Pháp.
Tòa nhà chính của ga có chiều dài 66,5m, chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang - đỉnh núi cao nhất vùng. Chóp trung tâm còn có vẽ mặt đồng hồ to ghi lại thời gian bác sĩ Yersin phát hiện ra Đà Lạt.
Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn hoạt động để phục vụ du lịch. Đây là nơi xuất phát của tuyến đường sắt khứ hồi đưa du khách đến ga Trại Mát cách Đà Lạt 7km. Sân ga trưng bày một đầu tàu hơi nước cổ kiểu Pháp. Sau đầu tàu là một quán cà phê được làm từ toa tàu cũ.
Trong những năm gần đây, ga Đà Lạt đã trở thành một địa điểm tham quan, chụp ảnh cưới nổi tiếng của thành phố trên cao nguyên Langbiang.
2. Tọa lạc tại phường Phường Đúc của thành phố Huế, ga Huế được người Pháp cho xây năm 1908, tên cũ là ga Trường Súng. Đây là một nhà ga cổ trên tuyến đường sắt Đông Hà - Đà Nẵng xưa.
Nhà ga Huế được xây dựng theo mô thức kiến trúc dịch vụ đường sắt Âu châu, gồm một quần thể công trình liên hoàn với nhà ga đưa đón khách, ga tiếp nhận hàng hóa, các phòng làm việc, cơ xưởng hỏa xa, khách sạn...
Trong hơn một thế kỷ tồn tại, ga Huế đã in dấu chân của rất nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đồng thời cũng từng tiếp đón nhiều nhân vật quốc tế nổi tiếng như vua hề Charlie Chaplin, nhà văn Pháp André Malraux, quốc vương Campuchia Sihanouk và hoàng hậu...
Trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, nhiều di tích cổ ở Huế đã bị tàn phá nặng nề, nhưng ga Huế may mắn không nằm trong số đó và vẫn giữ được những đường nét kiến trúc trăm tuổi.
Ngày nay, ga Huế là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam, đồng thời cũng là một trong những di tích kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Cố đô Huế.
3. Khánh thành vào năm 1902, ga Hà Nội từng là ga xe lửa lớn nhất Đông Dương. Đây cũng là nhà ga cổ nhất trong hệ thống nhà ga đường sắt Việt Nam.
Tòa nhà chính của nhà ga dài gần 200 mét, gồm ba tầng. Theo đánh giá của giới kiến trúc đô thị, ga Hà Nội là một trong những công trình quan trọng nhất trong việc tạo điểm nhấn cho quy hoạch Hà Nội giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
Đáng tiếc rằng kiến trúc của nhà ga không còn nguyên vẹn như lúc mới xây. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, ngày 21/12/1972, ga Hà Nội đã bị một quả bom lớn ném trúng. Ngôi nhà đại sảnh, nơi treo chiếc đồng hồ lớn của nhà ga bị đánh sập hoàn toàn.
Sau ngày hòa bình và thống nhất, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, khẳng định vai trò của một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Ngày nay, từ nhà ga lớn nhất nước, dòng hành khách và hàng hóa được vận chuyển tới hầu khắp các vùng miền qua năm tuyến đường sắt trong nước, và sang cả nước ngoài qua tuyến đường sắt liên vận quốc tế, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của nhân dân cả nước...
Theo kienthuc.net.vn
8 lý do để đến ngay thành phố không điều hòa Đà Lạt mùa hè này Hè đến, nếu thời gian ít ỏi, tài chính hạn hẹp, khó thực hiện một chuyến đi xa xôi, bạn có thể tới 'thiên đường không điều hòa' Đà Lạt, tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn và đáng nhớ. Tận hưởng 4 mùa trong ngày: Tới Đà Lạt (Lâm Đồng), bạn mới thấu hiểu cảm giác sống giữa một thành phố ôn đới...