Khám phá 7 địa điểm hấp dẫn, mang đậm dấu ấn văn hóa Ai Cập
Là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn và lâu đời nhất trên thế giới, Ai Cập thu hút khách du lịch qua việc trải nghiệm những nét văn hóa cổ còn được lưu giữ hiện nay.
Cùng khám phá 7 địa danh không thể bỏ lỡ khi đến Ai Cập.
1. Abu simbel
Nằm ở nơi xa xôi nhất Ai Cập, cách thành phố Aswan 300km là Abu Simbel – một trong những ngôi đền hoành tráng nhất đất nước Kim tự tháp.
Ngôi đền được xem như một bảo tàng ngoài trời với giá trị kiến trúc, lịch sử to lớn và là minh chứng cho nền văn minh rực rỡ đã tồn tại bên bờ sông Nile từ hàng ngàn năm trước.
Abu Simbel được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1979.
Alexandria là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập, cách thủ đô Cairo 225km, nằm ở phía Tây Bắc sông Nile. Đô thị hơn 2000 năm tuổi này được mệnh danh là “Hòn ngọc của Địa Trung Hải” và là điểm đến lý tưởng khi du lịch tới Ai Cập bởi nơi đây còn lưu trữ nhiều dấu tích của lịch sử.
Alexandria là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của Ai Cập. Thành phố này còn là trung tâm mậu dịch quan trọng nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
Không có một du khách nào trước khi rời khỏi Ai Cập mà lại không ghé thăm Kim tự tháp và tượng Nhân sư ở Giza. Đó là những địa điểm duy nhất còn sót lại trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại và có niên đại hơn 4.600 năm tuổi.
Video đang HOT
Đây thực sự là một cảnh tượng hùng vĩ và còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn. Nếu có thời gian, bạn có thể tham quan các phần chính của Kim tự tháp trong khoảng 2 giờ, nhưng để khám phá thêm nhiều điểm hấp dẫn hơn nữa bạn cần phải bỏ ra khoảng một ngày!
4. Sa mạc Trắng
Nằm cách thủ đô Cairo của Ai Cập 570 km, sa mạc Trắng rộng 3.010 km2, ở miền Bắc Farafra Oasis. Theo các nhà khoa học, vị trí của sa mạc Trắng trước kia là biển cả. Nước biển rút, để lại vỏ sò ốc và những vách đá vôi xói mòn dần theo thời gian, tạo nên một cảnh tượng hiếm có. Với màu trắng của những cồn cát và công trình bằng đá tự nhiên khổng lồ, nơi đây thu hút không ít lượng khách quốc tế.
Du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên đẹp ngoạn mục. Đó là những cồn cát rộng lớn hay những cột đá vôi trắng giống hình chiếc nấm mèo khổng lồ mà người dân địa phương thường gọi là “Băng đá sa mạc”.
Cảnh tượng độc đáo và kỳ thú này là do trải qua hàng triệu năm, địa hình nơi đây đã bị tác động mạnh mẽ từ bão cát và cuồng phong. Ở một số nơi trong sa mạc, gió đẽo gọt đá thành những bức tượng với những hình thù khác nhau, tùy theo trí tưởng tượng của du khách.
5. Ốc đảo Siwa
Ốc đảo Siwa là một ốc đảo tại Ai Cập, nằm giữa vùng Đất trũng Qattara và Đại Biển cát, cách biên giới với Libya khoảng 50 km về phía đông, và cách thủ đô Cairo khoảng 560 km. Ốc đảo này dài 80 kmvà rộng 20 km và là một trong những điểm dân cư tách biệt nhất của Ai Cập. Đây là nơi cư ngụ của 23.000 người, đa phần là người Berber họ đã phát triển một văn hóa và một ngôn ngữ riêng tên là tiếng Siwia.
6. Sông Nile
Sông Nile dòng sông của sự sống, bởi nó đã mang nguồn sống đến nuôi dưỡng và bảo vệ mảnh đất Ai Cập đầy huyền bí này. Với nguồn nước dồi dào, Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất “lục địa đen”, góp phần trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai Cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại. Sự hòa quyện giữa khung cảnh sa mạc gió cát huyền bí cùng điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sự xuất hiện của sông Nile dường như trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra những câu chuyện thần thoại về các vị thần đầy thú vị ở Ai Cập.
Người dân sẽ không thể định cư trên mảnh đất huyền thoại này nếu như không có sông Nile, chính vì vậy họ coi sông Nile như một vị thần linh thiêng và hàng năm họ lại tổ chức ngày lễ mừng sông Nile dâng nước với lòng biết ơn và sự trân trọng thành kính nhất.
7. Đền Karnak
Đền Karnak ở Ai Cập là ngôi đền quan trọng nhất trong quần thể đền đài lăng tẩm của thời kỳ Ai Cập cổ đại tại thành phố cổ Luxor với lối kiến trúc phức tạp và sở hữu nhiều tượng đá khổng lồ, khiến cho nhiều người phải kinh ngạc khi đặt chân tới đây!
Đền Karnak nằm trong lòng thành phố mà ngay đường vào du khách đã có thể nhìn thấy. Từ xa, những cột trụ bằng đá cùng hai hàng “vệ binh” xếp hàng dài thẳng tắp trông rất cuốn hút.
Trong đền hiện còn lưu giữ hàng trăm cột đá cao 16 m, đường kính rộng hơn 1 m. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, cột đá là những cây hoa mọc lên từ đất. Do đó trên đỉnh những cột đá trong các ngôi đền cổ ta thường thấy chạm khắc các hình hoa văn mềm mại. Tường của đền được trang trí bằng các phù điêu miêu tả các Pharaoh dùng cung tên tiêu diệt cái ác cùng màu sắc hết sức sống động.
Tục lệ Nubia: Cô dâu, chú rể tắm nước sông Nile đêm tân hôn để cầu may
Từ lâu khu vực Nubia được Ai Cập gọi là "vùng đất vàng" đã rất cuốn hút du khách tới trải nghiệm và khám phá sự độc đáo của các di sản cùng nền văn hóa coi sông Nile là yếu tố trung tâm này. Trong đó người Nubia có tục lệ đêm tân hôn, cô dâu, chú rể sẽ tắm nước sông Nile
Người Nubia kỷ niệm Ngày Nubia vào ngày 7/7 hàng năm không vì một lý do cụ thể nào, ngoại trừ số 7 có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử, ngày tháng và các ý nghĩa văn hóa khác nhau của bộ lạc họ.
Người Nubia có tục lệ cô dâu, chú rể sẽ tham dự cả đám ma, đám cưới trong những ngày của họ.
Sông Nile là con sông dài nhất thế giới, trải dài hơn 4.000 dặm (gần 6.500 km). Nó thúc đẩy phát triển nền văn minh Ai Cập Cổ đại cũng như khu vực láng giềng Nubia - một trong những nền văn minh Cổ đại lâu đời nhất thế giới. Hầu hết người Nubia sống dọc theo lưu vực sông Nile mà ngày nay là miền nam Ai Cập và miền bắc Sudan.
Nubia là địa danh từng rất nổi tiếng về vàng (nên được Ai Cập gọi là "vùng đất vàng"), ngà voi, gỗ mun và hương (nhang).
Đa số loại hàng hóa xa xỉ này có nguồn gốc từ khu vực châu Phi cận Sahara, chúng được trung chuyển qua Nubia bằng tuyến đường thủy sông Nile để từ đó tỏa đi tới các nước khác trên thế giới.
Có nhiều truyền thống khác nhau của Ai Cập được người Nubia kế thừa qua các thế hệ. Một trong số đó là đám cưới Nubiba khác với những đám cưới diễn ra tại Ai Cập.
Có 3 bộ tộc lớn ở Nubia gồm người Arab, Al Kenouz và Fadetgda. Một trong những điều thú vị của người Nubia là tục lệ hôn lễ. Giới trẻ Nubia trước đây chỉ được kết hôn với anh chị em họ hàng trong bộ tộc, vì như vậy chú rể chỉ phải trả tiền hồi môn cho cô dâu ít hơn nhiều so với kết hôn cùng người ngoài.
Hôn lễ Nubia thường kéo dài tới 40 ngày với nhiều nghi thức, tục lệ, bao gồm việc chú rể phải tặng một số món quà chủ yếu là váy áo cho cả cô dâu, mẹ và các chị em gái của cô dâu. Số quà này được chất lên lưng lạc đà được trang trí đẹp mắt rồi đưa sang nhà cô dâu.
Những hình ảnh tại một đám cưới của người Nubia.
Tục lệ người Nubia, trước hôn lễ cả nhà trai và nhà gái đều phải thịt nhiều bò, cừu để thết đãi khách khứa và chia sẻ cho những người nghèo trong bộ tộc. Nếu trong vòng 7 ngày trước đám cưới mà có đám hỷ hay đám hiếu nào thì cô dâu và chú rể tương lai đều phải tham dự.
Về phía cộng đồng bộ tộc, họ phải đảm bảo sẽ tặng nhiều quà cho cả gia đình cô dâu và chú rể để bày tỏ tình cảm, sự tôn trọng và chia sẻ bớt gánh nặng chi phí hôn lễ vốn rất tốn kém.
Tắm trên sông Nile tại đảo Heisa ở Aswan, Ai Cập
Điểm nhấn quan trọng nhất là tục lệ tắm nước sông Nile ngay trong đêm tân hôn để cầu may mắn và "con đàn cháu đống", phải được cô dâu và chú rể thực hiện chu đáo và cẩn trọng.
Người Nubia có tục lệ tôn thờ cá sầu làm thần, không bán, làm thịt cá sấu dù biết da cá sấu kiếm được nhiều tiền
Không chỉ có những tục lệ độc đáo ở đám cưới, người Nubia còn có những tục lệ khác khá thú vị. Với người Nubia, nghệ thuật trang trí nhà cửa và các vật dụng của bộ tộc Nubia phản ánh những nét đặc sắc của nền văn hóa, cũng như đức tin và lối sống của bộ tộc
. Điều này thể hiện rất rõ qua các hình vẽ và họa tiết trang trí trong những ngôi nhà truyền thống, qua các trang trí bằng hạt cườm, trên vòng cổ, đồ gốm và bát đĩa.
Thôn làng truyền thống của người Nubia ở bờ tây sông Nile ở Aswan, Ai Cập.
Thanh kiếm được người Nubia coi như biểu tượng của lòng dũng cảm và ý chí quyết thắng, trong khi hình vẽ chiếc bình nước và tấm thảm cầu nguyện tượng trưng cho sự thuần khiết... Nhưng hình ảnh mèo đen theo quan niệm của người Nubia lại tượng trưng cho sự lạc quan và vui vẻ, trái ngược với phần lớn các nền văn hóa khác trên thế giới coi mèo đen là điềm xấu.
Du khách tham quan một làng của người Nubia.
Thời các Pharaoh Cổ đại, thần Sobek đầu cá sấu được coi là hiện thân của dòng nước sông Nile nên luôn được cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi trong các trận lũ lụt. Cá sấu theo đức tin của người Nubia là đại diện cho vật tổ quan trọng đem lại phước lành, họ tôn sùng cá sấu là "Thần sông Nile" và thường thuần hóa để nuôi cá sấu như thú cưng.
Chú cá sấu con được Mohamed Mamdouh nuôi trong nhà tại làng Gharb Soheil trên bờ tây sông Nile, gần thành phố Aswan.
Cho đến nay người Nubia vẫn duy trì tục lệ phân loại và ướp xác cá sấu theo truyền thống cổ xưa. Họ không bán da cá sấu dù biết giá trị rất lớn.
Phiên bản xác cá sấu ướp được treo trang trí trên cửa ra vào một ngôi nhà ở làng Gharb Soheil.
Du khách tới làng Gharb Soheil gần Aswan đều có thể thấy những con cá sấu còn sống được nuôi, hoặc phiên bản cá sấu được ướp xác và treo trên những ngôi nhà mái vòm màu xanh và trắng truyền thống của người Nubia.
Thế giới nhỏ bé qua những bất ngờ trên đường du lịch Trong chuyến du lịch sông Nile, nữ du khách Katrina Mary đã có cuộc hội ngộ kỳ lạ với vợ cũ của chồng mới và chồng mới của cô ấy. Diễn viên hài người Ireland Michael Redmond đã chia sẻ một câu chuyện hài hước trong một chuyến du lịch của mình. Khi lái xe taxi nhận ra ông nói giọng Dublin đã...